Thông tin về hiện tượng cá chết tại 4 tỉnh miền Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Formosa dưới góc nhìn báo trung ương và báo địa phương (Trang 51 - 72)

7. Cấu trúc đề tài

2.2. Nội dung thông tin sự kiện Formosa

2.2.1. Thông tin về hiện tượng cá chết tại 4 tỉnh miền Trung

Đầu tháng tư, thông tin cá biển và cá nuôi trong các lồng bè chết bất thường tại xã Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh, sau đó lan rộng ra 3 tỉnh khác của khu vực miền Trung là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã được báo

chết để người dân cũng như chuyên gia, các nhà quản lý nắm bắt được tình hình, có phương án giải quyết.

Vụ việc cá chết tại 4 tỉnh miền Trung, là địa phương trực tiếp chịu ảnh hưởng đầu tiên của vụ cá chết, báo điện tử Hà Tĩnh đưa tin sớm nhất vào ngày 7/4 ngay sau một ngày xuất hiện hiện tượng các chết, với bài “Thị xã Kỳ Anh: Cá chết hàng loạt, thiệt hại tiền tỷ”, ngay từ sapo, tác giả đã nhấn mạnh: “Trong 2 ngày, 6 và 7/4, gần 2 tấn cá nuôi lòng bè sắp đến ngày thu hoạch và hơn 39.000 con cá hồng, cá chẽm 2 tháng tuổi của các hộ nuôi ở các xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà, Kỳ Ninh và cá tự nhiên ở vùng biển quanh đảo Sơn Dương,vùng gần bờ biển khu vực cảng Vũng Áng, cửa sông Hải Khẩu đã chết đồng loạt, gây thiệt hại lớn”.

Tiếp đó, Dantri cũng là một tờ báo uy tín đưa tin về vụ việc cá chết qua bài “Cá chết hàng loạt bất thường tại biển Vũng Áng” được đăng vào ngày 8/4/2016. Trong bài tác giả đã xác định ngay các xã xuất hiện các chết “

Những ngày gần đây, hàng chục người dân nuôi cá lồng bè ở các xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà, Kỳ Ninh, Kỳ Hải (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và khu vực biển Vũng Áng hết sức hoang mang trước việc cá chết hàng loạt, gần như toàn bộ số cá nuôi trong lồng bè”.

Ngay trong bài phản ảnh đầu tiên về hiện tượng cá chết, tác giả cũng đã thông tin được những hậu quả ban đầu mà người dân Hà Tĩnh phải hứng chịu; “Theo ông Bùi Đức Trình, Phó bí thư xã Kỳ Lợi cho biết, trên địa bàn có 5 hộ nuôi cá lồng bè thì cả 5 hộ cá chết 100%, gồm cá vừa mới thả và cá đã đến lúc thu hoạch như cá mú, cá hồng, cá bớp... “Tổng lượng cá chết lên đến hơn 2 tấn, thiệt hại trên 1 tỷ đồng””

Bài báo đã thể hiện nội dung một cách khoa học logic đi từ việc phản ánh hiện trạng cá chết, nêu ra những thiệt hại và sự vào cuộc khẩn cấp của các cơ quan chuyên môn. “Chiều ngày 7/4 sau khi nhận được đề nghị của Sở

công tác của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 thuộc Bộ NN&PTNT đã có mặt tại vùng biển nơi xảy ra tình trạng cá chết đồng loạt lấy mẫu nước biển, cá để xét nghiệm. Chúng tôi đang chờ báo cáo kết quả từ việc này mới có thể xác định được nguyên nhân cũng như đề xuất hướng khắc phục”

Bên cạnh đó, Vnexpress bắt đầu đưa tin đầu tiên về sự kiện cá chết hàng loạt vào ngày 10/4/2016 khi có thông tin các chết tại 3 xã Kỳ Lợi, Kỳ Ninh, Kỳ Hà thuộc thị xã Kỳ Anh – Hà Tĩnh với bài “Cá chết ở khu kinh tế Vũng Áng”.

Ngoài phản ánh thông tin cá chết hàng loạt, Baohatinh cũng đã phản ánh tình trang tôm chết ở địa phương qua bài: “Thị xã Kỳ Anh: Sau cá, đến lượt tôm chết hàng loạt!” đăng ngày 12/04/2016: “Tại các ao nuôi, cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi và làm các xét nghiệm nguồn nước, như đo độ PH, độ kiềm, độ mặn đều và các thông số kỹ thuật khác. Theo cán bộ kỹ thuật của Grow Best, mặc dù các chỉ số đều ở mức cho phép, nhưng từ 22h đêm 10/4 đến 10h sáng ngày 11/4, tại 2 ao nuôi tôm của doanh nghiệp đã có gần 8 tấn tôm bị chết, ước tính tổng thiệt hại khoảng hơn 4 tỷ đồng”.

Ở đây VnExpress đã có những bài viết cụ thể để nêu lên hiện trạng cá chết mỗi khu vực.

Trong bài “Cá chết bất thường ở Quảng Bình” tác giả đã nêu chi tiết những nơi xảy ra cá chết hàng loạt cá biển tầng đáy, gần bờ chết hàng loạt ở vùng biển Quảng Bình: Quảng Trạch, Bố Trạch, Đồng Hới, Lệ Thủy …. khiến ngư dân hoang mang. Tình trạng cá chết cũng xuất hiện tại lồng nuôi cá của các nhà hàng nổi trên sông Nhật Lệ, khiến gần 1 tấn cá mú cá hồng cả ông bị chết.

Đông (Quảng Trạch) đã phát hiện cá biển chết bất thường. Những ngày tiếp theo, tình trạng này lan dần xuống các vùng biển phía Nam ở các huyện Bố Trạch, Đồng Hới, Lệ Thủy …., hoặc từ các nhà chức trách như: Chiều 15/4 Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình đi kiểm tra tình trạng cá chết biển bất thường, trôi dạt vào bờ biển Nhật Lệ (TP Đồng Hới).

Trước hiện tượng đầy bất thường này, tác giả cũng ghi lại phản ứng của người dân: “Làm nghề biển cả đời chưa bao giờ tôi gặp hiện tượng này. Sợ không biết nguyên nhân nên tôi không dám đánh bắt”

Hiện tượng cá chết hàng loạt, từ 6-4-2016, bắt đầu xuất hiện tại tỉnh Hà Tĩnh (khu vực cảng Vũng Áng và các xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà của thị xã Kỳ Anh), sau đó tiếp tục xảy ra tại các tỉnh: Quảng Bình ngày 10-4, Thừa Thiên - Huế ngày 15-4, Quảng Trị ngày 16-4.

Và Báo Quảng Trị online đã có thông tin về việc cá chết trong bài “ chết hàng loạt trôi dạt vào bờ biển” đăng ngày 20/4, trong bài tác giả đã phản ánh “Trong tuần qua, dọc các xã vùng biển bãi ngang trong tỉnh Quảng Trị như Vĩnh Thái (Vĩnh Linh); Trung Giang, Gio Hải (Gio Linh); Triệu Lăng (Triệu Phong)…đã xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt và trôi dạt vào bờ”.

Tiếp tục thông tin về sự kiện cá chết, ngày 22/4, báo Quảng Trị đã đăng tải thêm bài viết “Người dân hoang mang vì cá chết hàng loạt”, qua bài, tác giả nhấn mạnh sức hoang mang của người dân và ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm ăn, kinh doanh của ngư dân, tiểu thương ở các địa phương trong tỉnh Quảng Trị.

Dantri tiếp tục bám sát vụ việc qua bài “Cá chết trôi dọc bờ biển, ngư dân vớt hàng chục kg mỗi ngày” để phản ánh hiện tượng cá chết tại tỉnh Quảng Trị. Thông tin về việc cá chết được phóng viên phản ánh của thực tế khảo sát và từ những ý kiến của người dân: “Những ngày gần đây, dọc các xã

(huyện Gio Linh), Triệu Lăng (huyện Triệu Phong) … xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt và trôi dạt vào bờ biển, khiến người dân hoang mang, lo lắng.

Ngày 19/4 ông Trần Văn Thận Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh) cho biết mấy ngày nay đã chết và trôi vào bờ biển Vĩnh Thái khá nhiều, dọc bãi biển đều có cá chết và trôi vào bờ. Đặc biệt là ngày gió mùa cá từ biển bị chết dạt vào bờ càng nhiều hơn.”

Theo quan sát, dọc bờ biển đâu cũng có cá chết. Chủ yếu là các loại cá như cá trạng, cá bè, cá doái, cá sơn, cá khoang cổ, cá đục …. Đối với hiện tượng bất thường này, tác giả đã để chính người dân địa phương thể hiện quan điểm. “Đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến tình trạng cá chết và trôi dạt vào bờ hàng loạt như thế này không chỉ dọc bãi biển mà đi sâu ra ngoài, nơi đâu cũng thấy có cá chết

Sau một chùm bài phản ánh đơn lẻ về hiện tượng cá chết tại từng khu vực, VnExpress đã có một bài mang tính chất tổng hợp về hiện tượng cá chết tại 4 tỉnh để giúp người đọc có một cái nhìn tổng thể về vụ việc: “Cá biển chết dọc 4 tỉnh miền Trung”. Ngay từ sapo của bài viết tác giả đã khái quát được vấn đề đang xảy ra tại bốn biển miền Trung: “Dải bờ biển chạy qua các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế đều ghi nhận cá biển chết hàng loạt, trong đó có nhiều loài sống xa bờ, ở tầng sâu, trọng lượng tới 35 - 55 kg.”

Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến những nhận định ban đầu của cơ quan chức năng về nguyên nhân gây ra cá chết: “Bước đầu kết quả kiểm tra của ngành chức năng địa phương ghi nhận độ PH trong nước biển tăng cao, trong khi hàm lượng oxy lại thấp, dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy. Đây được cho là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết”, ông Giảng thông tin. Ông Bạch Văn Khai, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Phú Lộc, cho biết đã

nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế để kiểm nghiệm, riêng nồng độ ph tăng đột biến từ 7,5 lên 8,5. Ông Khai nói và cho biết vẫn đang đợi kết luận chính xác từ đơn vị chức năng để thông báo cho người dân an tâm.”

Sau những bài báo phản ánh cá chết ở các khu vực, Dantri có bài khái quát lại vụ việc qua bài: “Toàn cảnh vụ cá chết hàng loạt tại biển miền Trung”, thể hiện nhiều khía cạnh của vấn đề: Nêu lên hiện tượng, hậu quả, hướng xử lí.

Tiếp tục mở rộng phạm vi vấn đề, VnExpress đã có bài phản ánh hiện tượng ngao chết: “Hơn 60 tấn ngao chết tại Hà Tĩnh”. Điều này đã được tác giả khẳng định ngay ở sapo: “Ba ngày qua hàng chục tấn vỏ ngao cũng nổi trắng ở biển an xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh)

Vnexpress cũng sâu sắc mang đến cho độc giả một góc nhìn chân thực về hiện tượng chết qua bài: “Đáy biển “chết” vắng tôm cá” .Theo ghi nhận, tại vị trí lặn cách bờ khoảng một hải lý, độ sâu 15m nước, anh bảo chỉ thấy xác 2 con ghẹ đã chết to bằng hai ngón tay cùng 2 con cá nhỏ bằng ngón tay bơi yếu đuối và vài con nhím biển.

Nhằm mang đến cho độc giả cái nhìn chân thực và đầy đủ hơn về vấn đề cá chết, Dantri có bài “Theo chân Thợ lặn tìm kiếm hải sản chết dưới đáy biển”. Dưới ngòi bút của tác giả, độc giả đã hình dung được mức độ nghiêm trọng cũng như tính chất bất thường của cá chết, cá không chỉ chết nổi trên mặt nước mà sâu dưới đáy cũng rất khó để tìm thấy sự sống. Phóng viên cũng ghi lại được sự lo sợ rằng cơ thể có thể bị ngấm nước ốc rào Bị ngấm các chất độc hại trong nước của ngư dân khi vừa lặn xuống đáy biển: “Khoảng 30 phút ngâm mình dưới đáy biển, 2 “kình ngư” đã vội lên tàu vì sợ nhiễm độc”.

Vấn đề khác thường của biển tiếp tục được vnexpress thông tin qua bài

Anh, Hà Tĩnh) trong lúc đánh bắt cá phát hiện một vùng nước màu đen cách bờ khoảng 300m, nhưng đến chiều hiện tượng bất thường này biến mất.

Bằng việc đưa thông tin về hiện tượng cá chết bất thường tại bốn tỉnh miền Trung qua các tin về “cá chết, ngao chết, hiện tượng bất thường của biển, VnExpress phần nào đã giúp người đọc nắm được tổng thể các vấn đề và hiện thể được quan điểm thái độ của mình.

Trước hiện tượng cá chết hàng loạt trên vùng biển khu vực Vũng Áng, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo ngành NN&PTNT và các ngành liên quan trực tiếp kiểm tra, theo dõi tình hình và lấy mẫu gửi các cơ quan hữu quan.

Và ngày 24/4 Baohatinh đã đưa tin bài “Vùng biển Hà Tĩnh không còn hiện tượng cá chết hàng loạt”, Bài viết nêu “Đặc biệt, vào sáng nay (23/4), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đã có chuyến thị sát thực địa tại vùng biển thuộc các xã: Kỳ Lợi, Kỳ Phương và Kỳ Nam. Cùng đi với đoàn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - Đặng Ngọc Sơn và các ngành chuyên môn. Qua thị sát tình hình cho thấy, hiện nay, hiện tượng cá chết hàng loạt dạt trên bờ biển không còn và chỉ xuất hiện rải rác”.

Đánh giá và nhận xét

Trong việc đưa tin về sự kiện cá chết bất thường tại bốn tỉnh miền Trung, cả bốn báo trong diện khảo sát, đều đã được những thông tin nhanh, chính xác, kịp thời tới bạn đọc. Đặc biệt là báo VnExpress và báo Dantri. Các báo đều có những bài viết từ cụ thể đến tổng hợp để giúp người đọc khái quát, dễ dàng nắm bắt được vấn đề. Trong đó Baohatinh có bài phản ánh đầu tiên về hiện tượng cá chết bất thường đăng vào hôm 7/4, sau đó một ngày báo Dantri đăng hôm 8/4 nhanh hơn Báo VnExpress có bài đăng đầu tiên vào hôm 10/4, còn Baoquangtri đăng muộn nhất khi đến ngày 20/4 mới có bài đầu tiên về sự kiện formosa. Trong quá trình nêu lên hiện tượng cá chết, các báo trung ương nhanh nhạy trong việc tiếp cận

phương, quan sát và ghi nhận thực tế của phóng viên. Đồng thời trong khi phản ánh về hiện tượng cá chết, các phóng viên của 4 báo không chỉ dừng lại bằng việc mô tả thuật lại cá chết như thế nào mà còn ghi nhận được những tâm tư, suy nghĩ, ý kiến của người dân cũng như các động thái bước đầu của các nhà chức trách. Chính việc tiếp cận và phản ánh thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, Dân trí và VnExpress đã giúp cho bài báo khách quan hơn, làm người đọc tin tưởng vào những điều báo chí đang phản ánh.

Tuy nhiên, khi so sánh tính cụ thể của vấn đề báo VnExpress vẫn chiếm ưu thế hơn so với báo Dantri. Hiện tượng cá chết tại 4 tỉnh miền Trung đã được VnExpress nêu cụ thể qua từng bài viết; bắt đầu xuất hiện tại thị xã Kỳ Anh Hà Tĩnh sau đó lan ra các tỉnh khác

Trong khi đó, báo Dantri không đưa tin cụ thể từng khu vực như vậy. Dantri chỉ thông tin vụ việc ở tỉnh Hà Tĩnh qua bài: Cá chết hàng loạt bất thường tại vùng biển Vũng Áng; Quảng Trị với bài: Cá chết trôi dọc bờ biển; Ngư dân vớt hàng chục kg mỗi ngày, và thiếu đi thông tin cụ thể về Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.

Còn Baohatinh và Baoquangtri chỉ đưa tin, phản ánh tình trạng cá chết. theo từng ngày, từng khu vực ảnh hưởng mang tính chất thống kê là chủ yếu.

2.2.2. Thông tin về quá trình tìm nguyên nhân cá chết tại 4 tỉnh miền Trung

Để thuận tiện cho việc phân tích hành trình tìm ra nguyên nhân trên báo Vnexpress và Dân trí tác giả đã chia ra phần nguyên nhân thành 2 Nhóm:

Nhóm 1: Quá trình tìm nguyên nhân gây ra vụ cá chết bất thường của các nhà khoa học, chuyên gia.

Vụ việc cá chết tại 4 tỉnh miền Trung vào tháng 4/2016 được người dân cũng như chính quyền đánh giá là hiện tượng bất thường chưa từng xảy ra trong lịch sử. Ngay sau khi xảy ra hiện tượng cá chết tại các lồng bè và cả cá tự nhiên chết, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước cũng như các

nhà chức trách từ địa phương đến Trung ương đã nhanh chóng vào cuộc, tiến hành khảo sát thực tế, điều tra, phân tích để tìm ra nguyên nhân gây ra cá chết.

Hành trình tìm câu hỏi trả lời kéo dài khoảng 3 tháng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của người dân, chuyên gia và chính quyền được VnExpress và Dân trí phản ánh rất chân thực khách quan ngay sau khi phản ánh về hiện tượng cá chết tại khu kinh tế Vũng Áng - Hà Tĩnh. VnExpress đã có bài viết đề cập tới nguyên nhân của vụ việc: “Cá chết hàng loạt ở Vũng Áng do nhiễm độc” đăng tải ngày 13/4 trong bài tác giả đã nêu lên những nhận định ban đầu của Viện nghiên cứu thủy hải sản I:

“Qua kiểm tra các thông số môi trường như nhiệt độ, độ pH, độ muối tại vùng nuôi cá lồng, kết hợp với kết quả phân tích môi trường nước môi trường nước và tác nhân gây bệnh, đơn vị này kết luận các yếu tố thông thường và khí độc do phân hủy hữu cơ không phải là nguyên nhân khiến cá chết.

Nguyên nhân trực tiếp khiến cả chết hàng loạt nhiều khả năng là các yếu tố gây độc trong môi trường nước.

Cũng đưa tin cùng với Báo Vnexpress, Baohatinh cũng đã có bài giả thiết đưa ra nguyên nhân ban đầu qua bài “Cá chết hàng loạt ở biển Vũng Áng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Formosa dưới góc nhìn báo trung ương và báo địa phương (Trang 51 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)