Về tính tương tác với độc giả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Formosa dưới góc nhìn báo trung ương và báo địa phương (Trang 96 - 101)

7. Cấu trúc đề tài

2.3. Hình thức thơng tin về vấn đề “Formosa” của báo điện tử địa

2.3.5. Về tính tương tác với độc giả

Báo mạng điện tử, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ cao, các tin, bài được đăng tải theo ngày, trên các chuyên mục một cách có hệ thống, khoa học,có đường link rõ ràng. Bạn đọc chủ động tìm kiếm và lựa chọn những bài báo theo ý muốn, hơn nữa công chúng của báo mạng có thể gửi thư điện tử (email) phản hồi ngay tới từng bài báo, từng tác giả và toàn soạn bằng những thao tác đơn giản, thuận tiện.

Tòa soạn hầu như nhận được tức thời những ý kiến phản hồi và quá trình xử lý, sang lọc, lưu trữ, phản hồi cũng nhanh hơn nhờ có sự hỗ trợ của máy tính và mạng Internet. Thơng qua email, tịa soạn có thể gửi đến từng độc giả những bản tin tóm tắt theo định kỳ giúp họ tiết kiệm thời gian và gắn kết hơn với tờ báo. Cũng nhờ vào khả năng tương tác mà tờ báo có thể thiết lập được các diễn đàn hay thực hiện các cuộc bỏ phiếu, vote cho công tác điều tra xã hội học trở nên vô cùng đơn giản, thuần tiện và nhanh chóng.

Ngồi ra, tờ báo cịn cho phép những đoạn video cũng có tính tương tác 2 chiều, kèm dữ liệu, có thể tra cứu, cơng chúng báo mạng điện tử xem lại, tra cứu những nội dung tiếp theo và gửi sang điện thoại di động.

Những năm gần đây, báo mạng điện tử hướng nhiều hơn tới tính tương tác với độc giả thơng qua các hình thức như: bình luận (comment), vote, chia sẻ hình ảnh và video clip. Những cơng cụ này không chỉ đem lại hiệu quả về chỉ số truy cập mà còn giúp gia tăng giá trị thơng tin. Hiện nay, ngồi đọc tin

tức trên máy tính, độc giả có thể tiếp cận báo mạng điện tử trên các thiết bị di động với giao diện tương thích.

Báo Hà Tĩnh online là báo đưa đầu tiên thông tin về việc cá chết ở miền Trung bắt đầu từ Hà Tĩnh. Ngày 7/4/2016, Báo Hà Tĩnh Online đăng bài: “Thị xã Kỳ Anh: Cá chết hàng loạt, thiệt hại tiền tỷ”.

Bài báo nhận được 40.000 lượt xem, 276 lượt chia sẻ trên Facebook và khơng có bình luận nào dưới bài viết. Đây là con số kỷ lục của một tờ báo tỉnh khi đưa tin đầu tin về sự cố cá chết.

Đến ngày, báo điện tử Hà Tĩnh ngày 12/4/2016 đăng bài: “Thị xã Kỳ Anh: Sau cá, đến lượt tôm chết hàng loạt!”. Bài báo nhận được 80.000 lượt truy cập, 58 chia sẻ trên Facebook và khơng có sự bình luận nào dưới bài viết. Sở dĩ bài báo nhận được nhiều lượt xem tương đương với những tờ báo hàng đầu về điện tử bởi sau bài báo xuất hiện đầu tiên về sự cố cá chết, độc giả bắt đầu tin tưởng và truy cập nhiều hơn vào báo tỉnh nơi xẩy ra trực tiếp sự cố này.

Sau Baohatinh đưa tin thì ngày 8/4/2016, báo Dantri cũng nhanh chóng đưa tin qua bài “Cá chết hàng loạt bất thường tại biển Vũng Áng”. Bài viết được 1 lượt like và 8 bình luận. Trong đó có bình buận của bạn Dang Hong Ha “Rồi người cũng chết chứ ko chỉ cá đâu” …

Tiếp đến là báo Vnexpress cũng nhanh chóng đưa tin vào ngày 10/4/2016 với bài báo: “Cá chết ở khu kinh tế Vũng Áng”.

Đây là bài báo đưa tin nhiều chiều nhất về sự cố cá chết dưới góc nhìn cư dân. Vì vậy, bài báo nhận được 170.000 lượt truy cập, cao nhất trong 3 báo mạng còn lại với 10 lượt chia sẻ trên Facebook và 6 bình luận dưới mỗi bài. Độc giả bình luận như: “Đau lịng”; “Các cơ quan chức năng cần kiểm tra nguyên nhân ngay và ln”.

Bài báo có số lượng chia sẻ trên Facebook kỷ lục so với 3 báo còn lại, lên tới 528 lượt chia sẻ, 90.000 lượt truy cập và 30 bình luận của độc giả dưới bài báo. Các độc giả có bình luận gay gắt như: “Hết Hà Tĩnh đến Quảng Bình. Có gì đó khơng bình thường, cơ quan chức năng ở đâu?, “Thế này sắp tất cả đều chết”

Đăng chậm nhất so với 3 báo còn lại, Baoquangtri có bài: “Cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ biển” (ngày 20/4/2016).

Bài báo nhận được khơng bình luận, khơng chia sẻ trên mạng xã hội. Ngun nhân vì Baoquangtri đưa thơng tin chậm, lại là báo địa phương, bài viết ít thơng tin và hình ảnh so với các báo và khơng có ý kiến từ cơ quan chức năng.

Trong 4 tờ báo trong diện khảo sát, báo Vnexpress có số lượng comment trực tiếp dưới bài báo liên quan đến sự cố cá chết miền Trung nhiều nhất, lượt chia sẻ bài viết cũng dẫn đầu. Tiếp theo là báo điện tử Dantri và Hà Tĩnh. Duy nhất báo điện tử Quảng Trị khơng hề có bình luận hay chia sẻ nào trong những bài viết đăng tải về sự cố cá chết này.

*Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2, tác giả luận văn đã tập trung triển khai nội dung, thực trạng thông tin về sự cố môi trường Formosa gây ra, và đi sâu vào việc khảo sát, thống kê phân tích 4 nội dung thơng tin:

- Về hiện tượng cá chết tại 4 tỉnh miền Trung

- Quá trình tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt - Thông tin về hậu quả tác động của việc Formosa thải chất độc ra môi trường biển

- Thông tin về cách xử lý giải pháp khi xảy ra hiện tượng cá chết Mỗi phần, tác giả đều phân tích nội dung của những bài viết qua đó, có những nhận xét về cách các báo khai thác vấn đề, triển khai vấn đề cũng như cách tiếp cận nguồn tin khác nhau.

Qua khảo sát đã giới thiệu, phân tích, đánh giá nội dung các bài viết về về sự cố môi trường Formosa từ tháng 4 – 12/2016. Qua các nội dung khảo sát, phân tích thấy được đặc điểm, cách thức thơng tin, nội dung thông tin của mỗi tờ báo điện tử; những điểm chung, những mặt mạnh, mặt chưa mạnh; sự đa dạng, đáp ứng yêu cầu thông tin ngày càng nhiều của độc giả hiện nay. Việc khảo sát, phân tích cũng cho thấy hiệu quả việc thông tin về sự cố “formosa” làm ảnh hưởng, thiệt hại không nhỏ cho con người và đất nước Việt Nam.

Đáng chú ý, tác giả đã khảo sát, giới thiệu sơ bộ về kết cấu các trang của mỗi tờ báo được khảo sát; hình thức, bố cục thể hiện trong các bài viết thông tin về sự cố môi trường Formosa, từ cách sắp xếp trang, bố trí chuyên mục; sử dụng các thể loại tin, bài phản ánh, phỏng vấn… của các tờ báo. Từ kết quả khảo sát sẽ là tiền đề cho việc đánh giá bước đầu về thành cơng, hạn

Từ đó, rút ra các ưu, nhược điểm của các báo trong việc thông tin về sự cố môi trường formosa. Những thông tin mà báo chí phản ánh qua sự việc Formosa dưới nhiều góc độ khác nhau, cùng những lập luận, dẫn chứng cụ thể, xác thực đã thể hiện trình độ, năng lực, kỹ năng của báo chí trong khi đưa tin về vấn đề sự kiện Formosa. Nhằm rút ra một số kinh nghiệm và giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng báo điện tử địa phương và trung ương trước những sự kiện nóng, mang tính chất nghiêm trọng.

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG BÁO ĐIỆN TỬ ĐỊA PHƢƠNG VÀ

TRUNG ƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Formosa dưới góc nhìn báo trung ương và báo địa phương (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)