Thông tin về cách xử lý, giải pháp khi xảy ra hiện tượng cá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Formosa dưới góc nhìn báo trung ương và báo địa phương (Trang 78 - 85)

7. Cấu trúc đề tài

2.2. Nội dung thông tin sự kiện Formosa

2.2.4. Thông tin về cách xử lý, giải pháp khi xảy ra hiện tượng cá

Sự cố môi trường do Formosa đã gây ra rất nhiều thiệt hại về kinh tế, môi trường, du lịch và xã hội. Trong quá trình đưa tin về sự kiện này, các báo đã dành “phần đất” nhất định để đưa tin về những hướng giải quyết các hậu quả của hiện tượng cá chết.

Đương đầu với thảm họa môi trường, hàng nghìn hộ ngư dân rơi vào cảnh trắng tay nợ nần khốn khó trong giờ phút khó khăn đó những người dân những người ngư dân đã nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ đến chính quyền địa phương những thông tin này được VnExpress phản ánh kịp thời

Theo đó ngày 27 tháng 04 Tỉnh Quảng Bình có quyết định phân bổ 500 tấn gạo hỗ trợ cứu đói nhân dân 6 huyện thị thành phố ven biển bị ảnh hưởng

Vụ việc cá chết do bị nhiễm độc, khiến người tiêu dùng quay lưng lại với hải sản cho dù những sản phẩm thủy hải sản đó được đánh bắt xa bờ như ở ngư trường Hoàng Sa và được chứng nhận là an toàn. Trước tình trạng người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng như dân và tiểu thương lao đao, hàng quán ế ẩm. Những khó khăn này đã được các nhà chức trách và cuộc giải quyết, bằng các hành động thiết thực qua việc Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thưởng thức cá ngay tại cảng. Những hành động nhỏ đó sẽ giúp người dân tin tưởng vào sự an toàn của đánh bắt ở ngư trường xa.

Ngoài ra các chính sách khác hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống như: chuyển đổi việc làm cho ngư dân bị ảnh hưởng sau Sự cố môi trường; các chương trình xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc; đưa điều dưỡng viên sang Nhật, Đức, Thái Lan…. sẽ được ưu tiên cho con em ngư dân tại các địa phương bị ảnh hưởng, với chi phí thấp. Lao động thuộc hộ nghèo ở vùng ảnh hưởng, được hỗ trợ chi phí đào tạo, giới thiệu việc làm. Bộ sẽ áp dụng chính sách hỗ trợ vay vốn, chuyển đổi việc làm, trở thành công nhân trong các nhà máy.

Hơn nữa, hộ dân còn được hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm y tế, được tăng thời gian hỗ trợ gạo ăn trong 6 tháng, giảm học phí, được phản ánh qua các bài: “Người dân vùng cả chết được hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế”, “Ngư dân vùng cả chết được tăng thời gian hỗ trợ”, “Bộ giáo dục đề nghị miễn giảm học phí cho học sinh vùng ô nhiễm”….

Liên quan đến tình trạng cá chết hàng loạt trên biển miền Trung, bên cạnh vấn đề truy tìm nguyên nhân “thảm sát” cá thì một khía cạnh khác cũng đang được nhân dân rất quan tâm là khối lượng cá chết khổng lồ đã được chuyển đi đâu, xử lý như thế nào? Trong bài “40 tấn cá chết ở miền Trung được xử lý như thế nào?” Dantri đã cung cấp câu trả lời cho độc giả: “Theo đó, tại Quảng Bình, tỉnh này khẳng định đã tiến hành xử lý và kiểm tra việc

Sở NN&PTNT và Sở TNMT tỉnh thường xuyên theo dõi, cử cán bộ trực tiếp xuống các địa phương, ven biển, phối hợp, chỉ đạo thực hiện thu gom, tiêu hủy tránh làm ô nhiễm môi trường”.

Khi đưa tin về cách xử lý, giải pháp sau sự cố Formosa, một trong vấn đề được Dantri quan tâm khai thác chính là việc chính quyền hỗ trợ, giúp người dân ổn định lại cuộc sống, thông tin về việc chính quyền, hỗ trợ gạo cho những hộ dân bị ảnh hưởng. Được Dantri đưa tin tin qua bài: “Vụ cá chết không để người dân nào bị đói” và “Hỗ trợ khẩn cấp ngư dân bị ảnh hưởng do hiện tượng cả chết”.

Qua đó, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết đã quyết định tích nguồn vốn ngân sách hỗ trợ 500 tấn gạo giúp ngư dân phát giải quyết khó khăn ăn trước mắt do hiện tượng cá chết bất thường trong thời gian qua. Riêng huyện Bố Trạch, tỉnh đã hỗ trợ ngư dân 600 triệu đồng. Tỉnh Quảng Trị đã triển khai cấp phát 300 tấn gạo và huy động được khoảng 8,5 tỷ đồng, (tính đến thời điểm hiện tại) để hỗ trợ cho bà con vùng biển.

Trước tình trạng hàng nghìn người dân tại bốn tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng, không có việc làm chính quyền đã có những chính sách cụ thể như: dạy nghề trên đất liền, dạy đánh bắt xa, học ngoại ngữ để tham gia xuất khẩu lao động, đã được Dantri thông tin kịp thời tới bạn đọc qua các bài: “Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cần giải pháp tạo nghề cho ngư dân Thừa Thiên- Huế”; “Bộ LĐ – TB&XH công bố giải pháp giúp ngư dân 4 tỉnh bị ảnh hưởng từ Formosa”; “Hà Tĩnh ưu tiên hỗ trợ ngư dân đóng tàu lớn đánh bắt cá xa bờ”.

Thông tin cá chết làm ảnh hưởng nặng nề đến việc kinh doanh của các ngư dân đánh bắt cá xa bờ và tiểu thương. Trước tình đó, Bộ trưởng TT&TT, Trương Minh Tuấn đã bằng những hành động của mình để chứng minh cho

sử dụng. Điều này được phóng viên đưa tin qua bài: “Bộ trưởng mua mở hàng, tàu cá bán sạch 6 tấn cá trong vài giờ” Theo như tác giả bài viết: “Có mặt tại cảng cá Nhật Lệ, ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông đã mua mở hàng 2 con cá ngừ đại dương cho tàu cá này, sau đó các lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cùng nhiều phóng viên báo chí và người dân sống quanh cảng cá cũng tham gia mua cá để ủng hộ ngư dân.

Ông Trương Minh Tuấn đã khuyến khích người dân tiếp tục đánh bắt và tiêu thụ sản phẩm hải sản an toàn, nói không với việc buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ cá chết, các loại hải sản từ vùng biển nghi bị ô nhiễm, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng”.

Khi đưa tin về những hướng giải quyết, xử lý hậu quả của vụ việc cá chết hàng loạt, VnExpress đã dành khá nhiều tin, bài để viết về những thông tin mang tính chỉ dẫn, cảnh báo đến người dân. Khi đưa tin về một sự cố môi trường như vậy, đặc biệt là sự cố liên quan trực tiếp tới nguồn lợi thủy hải sản - thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, nên người dân cũng rất quan tâm. Những thông tin này, đã được VnExpress phản ánh qua một số bài sau:

Tổng cục thủy sản giám sát chất lượng cá miền Trung Loại các loạt cá biển nào an toàn

Nhận diện các loại hải sản miền Trung không ăn được

Đề nghị lập bản đồ vùng biển cấm khai thác hải sản tầng đáy.

Thông qua những bài này, người dân sẽ biết những loại hải sản nào nên ăn, loại nào không. Cụ thể, trong bài: “Tổng cục thủy sản giám sát chất lượng cá biển miền Trung” đăng ngày 21/9/2016, tác giả có nêu kết luận của Bộ Y tế: tất cả các hải sản như cá ngừ, cá thu, cá nục, các loại cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, cá trích, cá đuối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của bốn tỉnh miền Trung đều an

Các hải sản như: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý (tương đương 25 km) chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm. Bộ Y tế khuyến cáo không được sử dụng các loại hải sản sống ở tầng đáy nêu trên trong vòng 20 hải lý

Cùng trong nhóm thông tin cảnh báo, VnExpress đã cung cấp những thông tin về vùng biển an toàn cho việc khai thác, đến với ngư dân, thông qua các bài như: “Bộ Nông nghiệp khuyến cáo 3 vùng biển chưa được đánh bắt ;, bài “Phó Thủ tướng yêu cầu công bố ngay tọa độ 3 vùng biển chưa an toàn”, đăng cùng ngày 29/8/2016. Qua đó, ngư dân sẽ nắm rõ được khu vực nào được cho phép khai thác, khu vực nào không, nhằm khai thác được nguồn thủy hải sản thực sự an toàn.

Đối với Formosa “thủ phạm” gây ra thảm họa môi trường nghiêm trọng này sau khi lãnh đạo công ty này nhận lỗi với Đảng, Nhà nước, Chính phủ và người dân Việt Nam cùng những cam kết bồi thường thiệt hại và khắc phục sự cố. Trong bài “Formosa chưa hoàn thành 26 hạng mục bảo vệ môi trường” Baohatinh.vn cũng đã nhấn mạnh, người đọc có thể nắm được phần nào đó tiến trình thực hiện những cam kết của Formosa:

“Đến nay, công ty đã hoàn thành 32/58 hạng mục. Những hạng mục chưa hoàn thành chủ yếu là phần việc phải cải thiện lâu dài, gồm hệ thống xả nước thải và xả khí thải; hiện công ty đã sắp xếp thời gian cải thiện, có thể hoàn thành trong 3 năm”.

Baoquangtri.vn cũng thông tin việc Formosa hoàn thành cam kết bồi thường 500 triệu USD qua bài “Formosa chuyển đủ 500 triệu USB cho Việt Nam” đăng ngày 31/8/2016.

thải của công ty này được VnExpress đưa tin qua bài: “Bộ trưởng Trần Hồng Hà yêu cầu Formosa nuôi cá tại bể xử lý nước thải”. Qua đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà yêu cầu tổ giám sát hoạt động của Formosa Hà Tĩnh phải theo dõi chặt chẽ việc xả thải từ công ty này, đảm bảo chất thải trước khi xả ra biển được xử lý tại bể sinh học, trong bể sinh học nuôi các loại cá sống khỏe mạnh. Dantri cũng khai thác khía cạnh thông tin chỉ dẫn, cảnh báo tới người dân. Trong bối cảnh, người dân lo lắng vì cá chết do nhiễm độc, báo chí đã thông tin kịp thời đến người dân những loại hải sản nằm trong danh sách không an toàn, trong bài “Bộ y tế khuyến cáo không sử dụng một số hải sản miền Trung”. Theo đó, bộ y tế khuyến cáo không sử dụng một số hải sản thuộc 4 tỉnh miền Trung, bị ảnh hưởng bởi sự cố Formosa như: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá nục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý, hoặc là hướng dẫn người dân cách phân biệt cả an toàn với cá nhiễm độc.

Thông tin về tiến độ hoàn thành tiền bồi thường của Formosa được phản ánh qua các bài sau:

Formosa đã chuyển 250 triệu đôla tiền bồi thường” Baoquangtri.vn đưa tin ngày 29/07/2016, bài “Formosa chuyển nốt 250 triệu USD bồi thường vụ cá chết vào ngày 28/8” đăng ngày 26/08/2016; và bài “Formosa đã chuyển đủ 500 triệu USD cam kết bồi thường” đăng ngày 31/08/2016.

Theo đó, sáng ngày 20/8, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tập huấn cho cán bộ cấp thôn, xã triển khai công tác kê khai, xác định thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng, do sự cố môi trường biển vừa qua. Sẽ báo cáo quốc hội việc khắc phục hậu quả Formosa, tại kỳ họp tháng 10.

Dựa trên các hướng dẫn của Bộ NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh xác định các trường hợp trực tiếp bị thiệt hại, do sự cố môi trường biển được tính trong vòng 6 tháng (từ tháng 4 đến tháng 9/2016) gồm các tổ chức và cá nhân khai

biển. Các đối tượng gián tiếp bị thiệt hại gồm: tổ chức và cá nhân dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ du lịch, thương mại ven biển.

Đánh giá và nhận xét

Trong phần thông tin về hướng xử lý, cách khắc phục sự cố Formosa, các báo trong diện khảo sát, đã thông tin kịp thời đến công chúng về những chủ trương, chính sách hỗ trợ ngư dân trong thời gian bị ảnh hưởng từ vụ cá chết. Các thông tin hỗ trợ này, luôn được các phóng viên, nhà báo đưa tin dưới nhiều góc độ, phản ánh vấn đề một cách sâu sắc. Những chuyến gạo cứu đói, những hành động những chính sách trấn an dư luận, giúp ngư dân và tiểu thương phục hồi kinh doanh. Hay quá trình bồi thường thiệt hại đều được các báo đưa tin kịp thời. Xung quanh vụ việc cá chết, điểm đáng chú ý của cả 4 báo là đưa được những thông tin mang tính chỉ dẫn, cảnh báo trong xu hướng phát triển của báo chí hiện đại, ngoài chức năng cung cấp thông tin đến độc giả thì còn một chức năng nữa đó là chỉ dẫn và cảnh báo cho công chúng. Điều này đã được các báo thể hiện qua các bài báo nhận diện cá nhiễm độc và cá an toàn.

Bên cạnh những ưu điểm thì các báo vẫn còn những hạn chế nhất định như: thông tin cung cấp vẫn chưa thật sự đầy đủ. Khi đưa tin về việc hỗ trợ gạo cho ngư dân thì mới chỉ đề cập tới chính sách của tỉnh Quảng Trị hay Quảng Bình. Từ đó độc giả đặt ra một câu hỏi thế ngư dân các tỉnh còn lại có được hỗ trợ không? Bên cạnh đó, khi đưa tin về vấn đề thay đổi sinh kế cho người dân, các báo đã không đưa được ý kiến của người dân xem họ nghĩ như thế nào, khi phải chuyển sang một nghề khác hay họ muốn làm công việc gì? Đặc biệt, những thông tin về tiến trình bồi thường hay và thực hiện cam kết của Formosa thì các bác chỉ mới dừng lại ở các bài chủ chốt là Formosa đã chuyển đủ số tiền cho kho bạc Việt Nam Nam và thông tin về việc Formosa còn thiếu 26 hạng mục bảo vệ môi trường. Trong khi đó, thực tế người dân

Formosa thực hiện cam kết khắc phục sự cố môi trường thì lại không được các báo phản ánh cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Formosa dưới góc nhìn báo trung ương và báo địa phương (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)