Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Formosa dưới góc nhìn báo trung ương và báo địa phương (Trang 113 - 126)

7. Cấu trúc đề tài

3.3.2. Giải pháp cụ thể

Chính sách pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước cần phải tuân thủ nhất quán trong vấn đề đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, các vấn đề chọn nhà đầu tư, chọn ai? Tránh tình trạng một số nhà đầu tư nước ngoài vào gây ra nhiều vi phạm, ví dụ vụ việc Vedan xả thải ra sơng Thị Vải ở Đồng Nai, Vụ Bơxít Đắk Nơng, Vụ đường cao tốc trên cao … và nhiều dự án khác.

Bên cạnh đó thì cũng như Quốc hội đã thông qua, nên hạn chế thời gian cho thuê là bao lâu 50 – 70 năm, hay như 99 năm. Cùng với đó Nhà nước quán triệt số vốn đầu tư không được chênh lệch, phát sinh quá lớn so với dự tính ban đầu.

Đảng và Nhà nước cần quán triệt quan điểm đầu tư phát triển bền vững, không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, không thu hút đầu tư bằng mọi giá; cần xây dựng, hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, quy chuẩn, các hàng rào kỹ thuật để phịng ngừa, ngăn chặn, sàng lọc có hiệu quả, khơng để lọt các loại hình sản xuất, cơng nghệ sản xuất lạc hậu, các dự án đầu tư tiêu tốn tài nguyên, năng lượng, gây ô nhiễm môi trường vào nước ta, đặc biệt là vào các vùng, khu vực nhạy cảm về môi trường.

Khắc phục những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về BVMT, nhất là trong việc áp dụng các công cụ, biện pháp phịng ngừa, kiểm sốt ơ nhiễm môi trường từ đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kiểm tra, xác nhận cơng trình, biện pháp BVMT, kiểm tra, thanh tra, quan trắc, giám sát nguồn thải… bảo đảm các công cụ, biện pháp này phát huy hiệu lực, hiệu quả trên thực tế để kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải ra môi trường.

Đối với nhà quản lý, các dự án cần phối hợp chặt chẽ với Trung ương nắm được các chủ trương chính sách, pháp luật, đầu tư từ nước ngồi áp dụng

nhà nước. Xem xét kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng lớn, phức tạp và sự bùng phát các sự cố gây ô nhiễm môi trường

Đối với các nhà báo, phóng viên viết về thảm họa, sự cố môi trường, thiên tai cần phải được đào tạo bài bản và có kiến thức về mơi trường, thiên tai, thảm họa, phương pháp tác nghiệp vững vàng, có chun mơn nghiệp vụ.

Đối với cơ quan Báo chí cần xây dựng cơ chế chính sách riêng đối với những phóng viên thường xun đi vào các điểm nóng. Tăng cường tính đối thoại trao đổi để báo chí trở thành diễn đàn của nhân dân.

Đối với tòa soạn cần xây dựng tịa soạn hội tụ. Mơ hình tịa soạn hội tụ đang được triển khai ở nhiều cơ quan báo chí trên thế giới và trong nước. Không chỉ lợi thế về thông tin, thực tế việc vận hành tịa soạn đa phương tiện, tích hợp “nhiều trong một” chắc chắn sẽ giúp các tờ báo trực tuyến sắp xếp hợp lý hơn bộ máy nhân sự vốn đang cồng kềnh và có phần chồng chéo; đồng thời giảm thiểu chi phí nhưng vẫn đảm bảo phát huy tiềm lực các loại hình truyền thơng mới và tạo ra mối quan hệ tương tác giữa các kênh truyền thông, các sản phẩm báo chí trong tịa soạn.

Đối với Báo địa phương cần tăng tần suất, chất lượng bài viết lên nhiều lần nữa.

Các cơ quan báo chí cần phối hợp, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để hạn chế tối đa những bất công giữa công nhân và chủ đầu tư do thiếu hiểu biết về pháp luật. Các cán bộ quản lý của Việt Nam và tổ chức Cơng đồn phải thường xun tuyên truyền, phổ biến các điều khoản về lao động cho cơng nhân biết từ đó giúp họ nhận thức rõ hơn về trách nhiệm và quyền hạn của mình mà yên tâm sản xuất, cũng như đảm bảo an toàn lao động, an tồn mơi trường.

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả thông tin về vấn đề chủ quyền biển đảo cần có các biện pháp tổng thể, cần cả những yếu tố chủ quan và khách quan. Trước hết, cần phải nâng cao trình độ của phịng viên, nhà báo trực tiếp tác nghiệp và chuyên theo dõi về vấn đề này. Trong bất kỳ lĩnh vực nào, yếu tố con người là quan trọng nhất. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí cần nâng cao trình độ của nhà báo. Bản thân nhà báo cần tự trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị để có những tác phẩm chất lượng, có tính định hướng cao.

Khơng chỉ có vậy, các cơ quan báo chí cần có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề này để có những kế hoạch phát triển hợp lý. Cần thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các phóng viên, nhà báo về vấn đề thơng tin về điểm nóng chính trị- xã hội như thảm họa môi trường. Muốn nâng cao chất lượng nhà báo thì các cơ sở đào tạo cũng có vai trị quan trọng khi xây dung lên chương trình đào tạo phù hợp, kết hợp hài hòa giữa thực tế và những kiến thức.

Để nâng cao chất lượng thơng tin thì vai trị của cơ quan báo chí là cần thiết. Các cơ quan báo chí chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, tăng thời lượng phát sóng, phát hành về điểm nóng chính trị- xã hội. Việc kiểm duyệt chặt chẽ các tác phẩm ngay từ khâu duyệt đề tài, thực hiện và phát hành đều cần sự quản lý và kiểm sốt. Các cơ quan báo chí vẫn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chính trị, thực hiện nghiêm túc định hướng các cơ quan chỉ đạo, quản lý, cơ quan chủ quản báo chí, tun truyền có hiệu quả các chủ trương của Đảng, các giải pháp của Chính Phủ. Ngồi ra, các cơ quan báo chí cần có những cơ chế khuyến khích phóng viên, nhà báo khi họ có những cống hiến hoặc thành tích xuất sắc trong công việc.

Cơ sở vật chất: So với các báo thế giới, báo điện tử ở nước ta có điều kiện vật chất rất hạn chế. Như đã nói, nhiều báo khơng có bộ phận kỹ thuật,

hiện đại đắt tiền như phòng quay, camera bay, máy quay, thiết bị làm đồ họa… cũng là “xa xỉ phẩm” của nhiều báo điện tử

Ngoài những biện pháp trên, để nâng cao chất lượng các tác phẩm về vấn đề thảm họa môi trường thì chính các nhà báo, cơ quan báo chí cần phải thay đổi cần đổi mới về nội dung cho phong phú, đa dạng hơn. Bên cạnh đó, hình thức tác phẩm cần ngắn gọn, rõ ràng về dễ hiểu hơn.

Việc đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng trong khủng hoảng cần được làm tốt hơn để tránh nhiễu, gây hoang mang cho người dân. Một khi thiếu các thông tin thường xuyên, chính thức và đầy đủ, tin đồn và những thông tin khơng kiểm chứng sẽ làm xáo trộn xã hội, có nguy cơ gây bất ổn, làm mất lòng tin của người dân. Trong thế giới được bao phủ bởi nhiều tầng nấc thông tin và sự phổ biến của mạng xã hội như hiện nay, cần phải nâng cao tần suất thông tin cũng như hình thức trên các báo.

*Tiểu kết chƣơng 3

Nghiên cứu sự kiện Formosa Hà Tĩnh dưới góc nhìn của báo điện trung ương và địa phương, trên cơ sở đánh giá thành công, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nguyên nhân thành công, hạn chế của báo điện tử, luận văn đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp, nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo điện tử nói riêng và báo chí nói chung. Luận văn cho rằng, để nâng cao chất lượng báo điện tử trước hết phải nâng cao chất lượng chính trị cho cơ quan, các nhà báo nắm vững, giữ vững định hướng, chính trị trong tuyên truyền, nâng cao tính chun nghiệp, nghiệp vụ trình độ, các kiến thức. Mặt khác phải thường xuyên đổi mới phương thức, hình thức thông tin của báo điện tử cũng như phương thức giao tiếp giữa báo chí với cơng chúng, giữa hình thức tin, video, ảnh và tăng cường điều tra xã hội học đối với công chúng của bảo điện tử mở rộng.

KẾT LUẬN

Sự cố môi trường biển nghiêm trọng xảy ra từ tháng 4/2016 tại các tỉnhHà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế gây thiệt hại hệ sinh thái biển và nguồn lợi hải sản, ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất, kinh doanh đời sống khoảng 510.000 người thuộc 130.000 hộ dân ở 730 thơn/xóm tại 146 xã/phường/thị trấn của 22 huyện vùng ven biển thuộc 4 tỉnh miền Trung.

Nhìn nhận một cách thấu đáo, khách quan và biện chứng, không thể phủ nhận một điều Formosa đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh, cải thiện đời sống dân sinh trên địa bàn Kỳ Anh. KKT Vũng Áng, trong đó có “siêu” dự án Formosa - niềm kiêu hãnh của người dân Hà Tĩnh đã từng biến vùng đất một thời được mệnh danh “chảo lửa, túi mưa” thành khu công nghiệp hiện đại, xứng tầm là điểm nhấn kinh tế cả nước.

Tuy nhiên, sự cố gây nhiễm độc biển nghiêm trọng vừa qua đã và đang gây tâm lý nghi ngờ, lo lắng trong đại đa số cán bộ và nhân dân. Để lấy lại được thương hiệu, niềm tin của nhân dân vào “đầu tàu kinh tế của tỉnh” còn rất nhiều việc phải làm và không chỉ trong ngày một ngày hai. Nhưng quan trọng nhất, điều mà dư luận quan tâm đó là sự cơng khai, minh bạch, xử lý đúng người, đúng việc, không thiên vị, né tránh cho dù đó là ai, tổ chức nào như quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Những năm qua, báo chí nước ta có những bước phát triển và đóng góp quan trọng vào việc giữ gìn ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc. Trên nhiều bình diện tun truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân; giám sát và phản biện xã hội… cơ quan báo chí cơ bản đã làm rất tốt. Đảng, Nhà nước cũng rất chú trọng chăm lo phát triển hoạt động báo chí và coi đó là kênh

báo chí khơng ngừng tăng lên, các loại hình báo chí cũng đa dạng hơn... Bước vào thời kỳ đổi mới, hơn 30 năm qua, báo chí đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có đóng góp to lớn vào sự nghiệp chung của cả dân tộc. Những người làm báo tiếp tục là đội quân chủ lực trong việc định hướng dư luận xã hội, tuyên truyền, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

Các tác phẩm báo chí với chủ đề sự cố cá chết hàng loạt ở miền Trung đã đề cập đến mọi diễn biến xung quanh cá chết dọc các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình được cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác đến cơng chúng. Đây là một trong những nội dung quan trọng, có tính thường xun được đăng tải trên các trang báo điện tử đang được khảo sát nhằm đáp ứng nhu cầu thơng tin chính đáng của người dân. Khơng chỉ có vậy, nội dung các tác phẩm cũng rất đa dạng và phong phú. Song song với việc đưa tin về sự cố cá chết ở miền Trung, phân tích những nguyên nhân gây ra sự cố là những tin, bài phản ánh về sự khôi phục của vùng biển.

Mặc dù đạt được những thành tựu nhưng bên cạnh đó cịn có những hạn chế. Thông tin về vấn đề sự cố cá chết hàng loạt ở miền Trung quá dầy đặc, thông tin đưa chưa đúng thời điểm trong quá trình cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân gây ra sự cố khiến người dân mất niềm tin và tạo ra hiệu ứng khơng tốt như: biểu tình phản đối việc nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Có thể thấy rằng, vấn đề thảm họa mơi trường luôn là chủ đề được dư luận và công chúng quan tâm. Qua những khảo sát thực tế, luận văn mong muốn đóng góp những ý kiến, những tài liệu góp phẩn làm phong phú thêm những thơng tin trong q trình nghiên cứu về vấn đề này.

nhiễm môi trường. Môi trường đang là vấn đề toàn cầu là vấn đề của mọi quốc gia, mỗi cá nhân trên thế giới. Tuy nhiên, trước tình hình mơi trường nói chung, cũng như mơi trường biển nói riêng đang bị ơ nhiễm nặng nề.

Hành vi xả thải gây nhiễm độc biển vừa qua của Formosa Hà Tĩnh xẩy ra ngay từ những ngày đầu vận hành chạy thử cho thấy sự tắc trách, yếu kém, buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng. Đây chính là lý do để nhà đầu tư lơ là, thiếu trách nhiệm trong thực hiện các quy trình xả thải, nếu chưa muốn nói là lợi dụng. Có ý kiến cho rằng, mục đích của các nhà đầu tư, nhất là nước ngoài, yếu tố lợi nhuận là trên hết, là tối thượng. Chính vì vậy, với cách giám sát, quản lý của chúng ta hiện nay, không chỉ Formosa mà với bất cứ nhà đầu tư nào cũng tìm cách lợi dụng, khai thác kẽ hở, cắt giảm chi phí trong rất nhiều khâu, trong đó, điển hình nhất là việc xả thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn.

Đã có rất nhiều bài học nhãn tiền trên địa bàn cả nước về vấn đề này nhưng xem ra chưa khắc phục được là bao. Để xẩy ra tình trạng Formosa xả thải gây nhiễm độc biển, dư luận cho rằng, ngoại trừ yếu tố năng lực thì lương tâm, trách nhiệm của các cơ quan chức năng, của cán bộ chuyên trách đang thực sự có vấn đề, cần được rà sốt, chấn chỉnh. Khơng thể đổ lỗi, đổ trách nhiệm cho việc lựa chọn nhà đầu tư cũng như thời hạn cấp quyền đầu tư. Hành vi xử sự theo kiểu “trăm dâu đổ lộn đầu tằm” trong trường hợp, tình huống này xem ra chưa thuyết phục.

Trong công tác quản lý nhà nước về tài ngun và mơi trường, báo chí ln dành sự ưu tiên cho các hoạt động tuyên truyền về lĩnh vực này. Các hoạt động đó, chính là cầu nối hữu hiệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước đến với cộng đồng. Từ tinh thần chủ động tích cực của báo chí khi đưa tin về sự cố môi trường do Formosa gây ra, cho thấy vai trị quan trọng của báo chí trong vấn đề

chí chính là yếu tố chính trong việc hình thành nên một làn sóng dư luận trong lịng xã hội, phản đối kịch liệt các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh, sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam nhưng lại vi phạm pháp luật mơi trường Việt Nam vì lợi nhuận mà có những hành vi hủy hoại môi trường tự nhiên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Bản chất của kinh tế học là sự đánh đổi. Nhưng đã đến lúc không thể dễ dãi với những lợi ích kinh tế ngắn hạn thêm nữa, bởi sự đánh đổi ấy là khơng đáng.

Formosa chính là bài học đắt giá để chúng ta nhận ra rằng, phải có thêm những thay đổi trong chính sách thu hút đầu tư, phải cân nhắc thận trọng hơn nữa trước quyết định chấp thuận một dự án đầu tư. Không thể bất chấp những mất mát của người dân, của đất nước chỉ để làm đẹp một bản báo cáo nào đó, để rồi nhận được tấm huy chương với mặt trái có rất nhiều khoảng tối.

Mơi trường là một yếu tố quan trọng, trong tam giác kinh tế - xã hội - môi trường và là trụ cột của sự phát triển. Từ sự cố Formosa, cần nghĩ đến tương lai môi trường của cả nước và các tỉnh miền Trung. Đảng và Nhà nước cũng như các Bộ, ngành cần đề xuất những giải pháp xử lý để đảm bảo môi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Formosa dưới góc nhìn báo trung ương và báo địa phương (Trang 113 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)