Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Formosa dưới góc nhìn báo trung ương và báo địa phương (Trang 35)

7. Cấu trúc đề tài

1.3. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về đầu tƣ

trực tiếp nƣớc ngoài.

Việc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện nhiều mục

tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước trong suốt chặng đường 30 năm qua.

Theo thống kê chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 8/2018 Việt Nam, đã có hơn 26.500 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký hơn 334 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 184 tỷ USD. Đầu tư nước ngồi đã đóng góp gần 20% GDP và là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển với tỷ trọng khoảng 23,7% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. 58% tổng vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, tạo ra trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong xuất khẩu, đạt 72,6% trong năm 2017 và 71,4% trong 9 tháng đầu năm 2018. Số thu nộp ngân sách của khu vực đầu tư nước ngoài tăng đều qua các năm và đạt hơn 8 tỷ USD trong năm 2017, chiếm 17,1% tổng thu ngân sách nhà nước.

Đầu tư nước ngoài là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bởi mức đóng góp của khu vực này ngày càng tăng từ 9,3% năm 1995 lên 19,6% năm 2017 (chiếm 23,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chiếm trên 72% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 17% tổng thu ngân sách nhà nước.

Cho đến nay, mặc dù Đảng và nhà nước ta dã có quan điểm rõ ràng về vai trò của FDI, coi vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. Tuy nhiên, quan điểm rõ ràng chưa được thể hiện thật sự nhất quán trong tổ chức và chính sách thu hút vốn FDI. Chính vì thế việc qn triệt trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương chưa thật đầy đủ, dẫn đến tình trạng thiếu sự nhất quán trong việc triển khai thực hiện thu hút nguồn vốn này. Do đó, tiếp tục khẳng định tính đúng đắn của chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài và cần thiết phải khai thác đến mức tối đa nguồn vốn này để

thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam khi nguồn vốn trong nước cịn có hạn.

Việt Nam đang tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến thực chất trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Hiện nay, Việt Nam thực hiện chính sách hợp tác ĐTNN với nội hàm mở rộng hơn, không chỉ thu hút ĐTNN mà hợp tác cả về quản lý, kết nối, đầu tư mua lại, sáp nhập lẫn nhau (M&A), đặc biệt nhấn mạnh hợp tác bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động, bảo đảm các lợi ích xã hội. Hợp tác ĐTNN mang tính chủ động, có sự bình đẳng, lựa chọn, khơng phải nhà ĐTNN mang gì vào chấp nhận nấy và điều quan trọng là nâng trình độ sản xuất, tính tự chủ của nền kinh tế quốc gia. Nâng cao hiệu quả hợp tác ĐTNN, mang lại lợi ích cho nhà đầu tư, Nhà nước, xã hội và bảo vệ tốt môi trường. Thúc đẩy mạnh liên kết giữa DN FDI với DN trong nước nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị khu vực và tồn cầu. Khuyến khích FDI vào ngành công nghệ cao, thân thiện môi trường. Thu hút các dự án FDI tiếp cận các công nghệ tương lai của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo giá trị gia tăng lớn. Hợp tác với các tập đồn đa quốc gia, các nhà đầu tư có cơng nghệ mới sáng tạo, có chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị quốc tế để hình thành và phát triển cụm liên kết ngành theo từng chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu...

Để nâng cao chất lượng thu hút dòng vốn FDI trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương tập trung làm cho được điều mà các nhà đầu tư ln cần. Đó là giữ vững ổn định chính trị xã hội, kinh tế vĩ mơ; hồn thiện khung pháp luật liên quan đầu tư, trong đó có thực hiện chủ trương hợp tác ĐTNN có ưu tiên, chọn lọc gắn với mục tiêu nâng tầm trình độ nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Hồn thiện chính sách ưu

bảo đảm DN FDI thực hiện đúng cam kết đầu tư, tuân thủ đúng tiêu chí, điều kiện hưởng ưu đãi...

1.4. Vai trị của báo chí trong việc bảo vệ mơi trƣờng biển và tiêu chí đánh giá thơng tin.

Qua sự cố môi trường biển Formosa, chúng ta nhận thấy, môi trường biển hiện nay đang phải đối mặt với những vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng do nguyên nhân chính là các hoạt động của con người, chính từ các chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi. Vì vậy, bảo vệ môi trường biển là nhiệm vụ quan trọng cấp thiết cần sự chung tay và nhiệt tâm của cả cộng đồng xã hội cả nhân loại trên toàn cầu.

Sự cố môi trường do Formosa gây ra, các phương tiện truyền thông đại chúng đã ngay lập tức đưa tin phản ánh và cập nhật tình hình diễn biến cá chết, cũng như phản ứng của Đảng, Nhà nước. Báo chí đã vào cuộc, đã điều tra – phản ảnh và phát hiện những sai phạm. Bằng cuộc đấu tranh không khoan nhượng, báo chí đã đưa thủ phạm ra trước pháp luật. Các hình thức đưa tin, báo chí đã mang đến cho công chúng những câu trả lời thỏa đáng.

Bên cạnh đó thế mạnh về khả năng phản hồi trực tiếp tương tác hai chiều giữa cơ quan báo chí với độc giả trong việc trao đổi đánh giá đưa ra ý kiến có bình luận đối chất thông tin ngay trên mạng nhờ đó báo điện tử có những điều chỉ góp phần tăng hiệu quả phản ánh của tin bài

Báo điện tử có sức chứa to lớn dung lượng thông tin gần như không hạn chế của cấu trúc rộng về không gian sâu về thời gian với nhiều tầng sự kiện giúp độc giả có thể truy tìm tra cứu nhanh chóng và chính xác giúp họ có cái nhìn chính xác khoa học hơn đối với các sự kiện diễn ra ở trong nước.

Báo chí với vai trị giám sát trong việc bảo vệ môi trường thông qua các sự cố môi trường cụ thể là sự cố Formosa, báo chí thể hiện trước hết phản ảnh

tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng đến đời sống người dân, thiệt hại kinh tế nặng nề. Diễn biến sự kiện ngày càng gia tăng gây bức xúc trong xã hội, nhiều trường hợp người dân không biết phản ánh thế nào, kiến nghị ra sao, và ai đứng lên giải quyết. Trong bối cảnh đó, báo chí đã vào cuộc và trở thành phương tiện hữu hiệu.

Báo chí phản ánh và đã cung cấp thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của FHS, từ đó, tạo được sự đồng thuận của người dân, tạo nên sức mạnh của công luận, dư luận xã hội trong việc bảo vệ môi trường, tạo nên sức ép của dư luận đối với các cơ sở nói chung và chủ doanh nghiệp FHS nói riêng. Báo chí tạo lập và định hướng về tư duy mới trong xã hội về công tác bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả rút ra các cái bài học ý nghĩa. Cũng từ đó, các doanh nghiệp trong và ngồi nước sẽ ý thức được trách nhiệm của mình về việc thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ mơi trường trong q trình kinh doanh sản xuất.

Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam đã khẳng định: khơng vì phát triển kinh tế mà phá hủy mơi trường.

Các tiêu chí đánh giá chất lượng nội dung thông tin

Nội dung

Thơng tin đưa nhanh, chính xác, khách quan. Điều này cho thấy hơn lúc nào hết, công việc “sàng lọc thông tin” của báo điện tử phải được đặt lên hàng đầu và phải được thực hiện một cách cẩn thận và chuyên nghiệp. Một thông tin không chỉ kiểm tra, xác minh 1 nguồn mà phải 2-3 nguồn để đảm bảo tính chính xác. Đây cũng chính là điểm có thể giúp báo chí cạnh tranh được với mạng xã hội, với những thông tin trơi nổi. Người đọc có thể tìm được những thơng tin chính xác, khách quan và có trách nhiệm trên báo điện tử, họ có thể đặt niềm tin rằng tin đó là chính xác chứ khơng cần phải phân

vân chuyện đó có thật hay khơng. Làm được điều này cũng chính là thể hiện tính trung thực, lương tâm, trách nhiệm và đạo đức của nghề báo.

Bài viết lập luận chặt chẽ, thuyết phục, có tính logic trong bài viết để thuyết phục độc giả cũng như định hướng dư luận.

Hình thức

So với các phương tiện truyền thơng đại chúng khác thì thì báo mạng điện tử có những đặc điểm vượt trội hơn như khả năng tương tác cao - sự tương tác qua lại giữa người dân và báo điện tử rất cao, khả năng đa phương tiện, tính thời sự cao vì khả năng tiếp cận và truyền đạt thông tin rất nhanh chóng, ngồi ra báo điện tử cịn có khả năng tìm kiếm thơng tin và lưu giữ thơng tin tốt nhất.

Đa dạng hơn: Các tờ báo mạng điện tử của Việt Nam sẽ chú ý nhiều hơn tới khả năng đa phương tiện. Đó khơng phải là sự xuất hiện rời rạc, mà phải là sự kết hợp hài hịa giữa các yếu tố văn bản, hình ảnh (động, tĩnh), âm thanh, đồ họa… trong một sản phẩm báo chí.

Tương tác nhiều hơn: Tờ báo lúc này không đơn thuần làm nhiệm vụ cung cấp thơng tin mà cịn tạo điều kiện giúp độc giả chủ động trong việc tận hưởng thông tin, chú ý nhiều hơn đến việc kéo độc giả vào những hành vi mang tính cộng tác, tham gia phản hồi và tái phản hồi thơng tin một cách tích cực

1.5. Giới thiệu các tờ báo trong diện khảo sát.

Ảnh 1.4.1.1 Giao diện chính của báo điện tử Hà Tĩnh (ảnh chụp màn hình)

Trong những năm qua, báo chí Hà Tĩnh đã khơng ngừng lớn mạnh và trưởng thành cùng sự lớn mạnh của quê hương, đất nước, góp tiếng nói nhiệt thành và trung thực của mình vào việc đẩy nhanh sự phát triển tồn diện và bền vững của tỉnh nhà.

Tháng 8/2009 báo điện tử Hà Tĩnh ra đời. Từ đó đến nay, báo thường xuyên đổi mới giao diện với nhiều tiện ích, chuyên mục phong phú, hấp dẫn, trở thành kênh thông tin nhanh nhạy với lượng truy cập đạt 65.000 lượt/ngày, cao điểm lên tới 130.000 lượt.

Ảnh 1.4.2.1. Giao diện báo điện tử Quảng Trị (ảnh chụp màn hình)

Báo điện tử Quảng Trị là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị, là tiếng nói của Đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị.

Báo Quảng Trị thành lập theo Quyết định số 01/QĐ-TU, ngày 10/06/1989 của Tỉnh uỷ lâm thời Quảng Trị. Ngày 23-11-1989, Bộ Văn hóa - Thơng tin cấp Giấy phép xuất bản số 831/BTT, cho phép xuất bản Báo Quảng Trị, nay là Giấy phép xuất bản số 984/GP - BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 30-6-2011.

Ngày 11-8-2008, cùng với việc nâng cao chất lượng nội dung và hình thức 6 kỳ báo in trong tuần, Báo Quảng Trị chính thức ra tờ báo điện tử theo Giấy phép xuất bản số 46/GP-TTĐT của Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông, nay là Giấy phép xuất bản số 129/GP-TTĐT, ngày 29-8-2013 của Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thơng tin điện tử, để cập nhật thông tin hàng ngày. Từ ngày Báo Quảng Trị điện tử ra mắt bạn đọc đến nay, thông tin của báo ln được sự đón nhận nồng nhiệt của bạn đọc trong và

Từ ngày thành lập đến nay, Báo Quảng Trị liên tục được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Trị và các Bộ, ngành Trung ương tặng nhiều Bằng khen vì đã có thành tích tuyên truyền trên các lĩnh vực. Báo Quảng Trị là một trong số các báo Đảng địa phương đạt nhiều Giải báo chí tồn quốc và Giải báo chí chuyên ngành Trung ương do Hội Nhà báo Việt Nam và các ngành ở Trung ương tổ chức, gồm 31 giải, trong đó có 7 giải A, 5 giải B, 13 giải C...

1.5.3. Báo điện tử Dân Trí (http://dantri.com.vn/)

Dân trí là một tờ báo điện tử trực thuộc Trung ương Hội khuyến học Việt Nam, có lượng truy cập khá lớn. Kết quả thống kê mới nhất của công ty khảo sát thị trường uy tín có quy mơ tồn cầu Kantar Media thì báo Dân trí đứng thứ 2 tại Việt Nam, chỉ sau Google và VnExpress.

Báo điện tử Dân trí online ra đời vào tháng 4/2005, từng kế thừa phần giao diện và bố cục nội dung của trang tin tổng hợp Tintucvietnam.com.

Năm 2009, báo điện tử Dân trí lần đầu tiên thay đổi giao diện. Với khẩu hiệu “thông tin mọi lúc, mọi nơi tới mọi người, mọi nhà”, Dantri đang trở thành một tờ báo uy tín của bạn đọc.

Được độc giả ủng hộ, Dân trí vẫn giữ vững được vị trí của mình và đang tiếp tục nỗ lực hết sức để đổi mới, nâng cao chất lượng và hồn thiện mình hơn nữa để xứng đáng với sự tin yêu của 35 triệu độc giả. Tôn chỉ Nhân văn – Nhân bản – Nhân ái vẫn như sợi chỉ đỏ xuyên suốt các hoạt động của báo

1.5.4. Báo điện tử Vnexpress (http://vnexpress.net/)

Báo điện tử Vnexpress được thành lập bởi tập đoàn FPT, ra mắt ngày 26 tháng 2 năm 2001 và trở thành báo điện tử đầu tiên của Việt Nam được Bộ Văn hóa - Thơng tin cấp giấy phép số 511/GP - BVHTT ngày 25 tháng 11 năm 2002, hiện tại do FPT Online quản lý (Thơng tin ghi trên website thì Cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học Công nghệ). BĐT VnExpress do ông Thang Đức Thắng làm Tổng biên tập, tịa soạn đóng tại tầng 5 tịa nhà PFT, phố Duy

Phủ, quận 10, TP. Hồ Chính Minh. Với câu slogan đơn giản, ngắn gọn là: “Tin nhanh Việt Nam”, mục tiêu của trang web là muốn cung cấp thông tin cho người đọc một cách nhanh nhất. Báo điện tử Vnexpress là một trong số những trang báo điện tử uy tín, có số lượng người truy cập lớn nhất Việt Nam.

Báo điện tử VnExpress đã góp phần quan trọng vào việc hình thành nền tảng nội dung đầu tiên cho Internet Việt Nam thời kỳ sơ khai, tạo thành một nét riêng của Internet Việt Nam so với thế giới.

*Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã hệ thống hóa những khái niệm phổ biến liên quan đến báo chí, mơi trường, ơ nhiễm mơi trường do sự cố và sự kiện formosa Hà Tĩnh. Mặc dù cịn có nhiều tranh luận ở các khía cạnh khác nhau liên quan đến các thuật ngữ của đề tài nhưng điều đó có sự thống nhất về nội hàm cơ bản của từng thuật ngữ. Những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, những quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về môi trường và bảo vệ môi trường qua sự cố môi trường là rất rõ ràng. Cụ thể là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, điều đó thể hiện tầm quan trọng của các tờ báo thông tin về sự kiện Formosa. Khi vấn đề càng trở nên nóng hơn tiềm ẩn nhiều nguy cơ thì việc thống nhất những quan điểm cùng với việc thực hiện đường lối đó là vơ cùng quan trọng.

Trong chương tiếp theo, luận văn sẽ khảo sát nội dung thơng tin và hình thức về sự kiện Formosa được khảo sát 4 tờ báo điện tử: Báo VnExpress Dân trí, báo Hà Tĩnh và báo Quảng Trị , bằng việc phân tích những bài viết trên 4 BĐT từ những ngày đầu tháng 4/2016 xuất hiện hiện tượng cá chết tại 4 tỉnh miền Trung, cho đến hết tháng 12/2016. Từ đó, chúng ta có thể nhìn một

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Formosa dưới góc nhìn báo trung ương và báo địa phương (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)