Các thể loại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Formosa dưới góc nhìn báo trung ương và báo địa phương (Trang 85 - 92)

7. Cấu trúc đề tài

2.3. Hình thức thơng tin về vấn đề “Formosa” của báo điện tử địa

2.3.1. Các thể loại

Theo tác giả Trần Quang trong giáo trình “Các thể loại báo chí chính luận” thì “thể loại là khái quát hóa những đặc điểm của một nhóm lớn các tác phẩm có cùng thuộc tính về nội dung, hình thức, cách biểu hiện tác phẩm của một thời đại, một giai đoạn, một dân tộc hay một nền nghệ thuật thế giới”

[30, tr11].

PGS.TS Đinh Văn Hường trong giáo trình “Các thể loại báo chí thơng

tấn”, sau khi phân tích các ý kiến đưa ra kết luận: “Tổng hợp các ý kiến trên có thể hiểu thể loại báo chí là xã luận, bình luận, phỏng vấn, ghi nhanh, tường thuật, tin, phóng sự, điều tra… được sử dụng phổ biến, rộng rãi trên các loại hình báo chí hiện nay” [18, tr11].

Với loại hình báo điện tử, xu hướng phát triển hiện nay là sự giao thoa giữa các thể loại báo chí với nhau, ranh giới giữa các thể loại báo chí ngày càng khó phân biệt. Trong một bài viết có thể tích hợp nhiều thể loại báo chí, do vậy sự phân chia cũng chỉ mang tính chất tương đối thông qua các khảo sát tỉ lệ các thể loại báo chí về nội dung sự kiện Formosa trên 4 tờ báo. Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn sẽ đi sâu phân tích xem các bài viết trên Báo VnExpress, Dân trí, Baohatinh, Baoquangtri đã sử dụng các hình thức

viết về sự cố môi trường Formosa của Báo VnExpress, Dantri, Baohatinh, Baoquangtri được truyền tải tới độc giả dưới 3 thể loại chính là tin, bài phản ánh và bài phỏng vấn.

Tỉ lệ phần trăm các thể loại bài viết về sự cố môi trƣờng Formosa Hà Tĩnh trên các tờ báo thuộc diện khảo sát.

18% 15.1% 10 7 33% 37.7% 41 44% 44.2% 45 63% 5 3 0 0 0 10 20 30 40 50 60 70

Vnexpress Dantri Baohatinh Baoquangtri

Phỏng vấn Phản ánh Tin Phóng sự điều tra

Biều đồ 2.3: Các thể loại viết về sự cố môi trường Formosa năm 2016 (Tác giả khảo sát tháng 3/2019)

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy, tỷ lệ tham gia của các thể loại báo chí về sự kiện Formosa Hà Tĩnh có sự khác biệt về các thể loại.

Tin là thể loại phổ biến nhất, năng động nhất và thể hiện rõ nhất sự nhạy bén chính xác, tính xác thực của báo chí trong việc phản ánh sự kiện mới và có nhiệm vụ thông tin, thông báo kịp thời nhất về sự việc, sự kiện. Dưới một hình thức đơn giản ngắn gọn nhất, cũng bởi vì sự kiện Formosa là một sự kiện rất nóng, phản ánh kịp thời trong thời gian xảy ra sự kiện đã thu hút được sự quan tâm đông đảo của các tầng lớp nhân dân trong nước và quốc tế. Để người đọc có thể nắm được diễn biến của sự việc, do đó thể loại tin trên

Đặc điểm nổi bật nhất của tin là ở chỗ: nó có nhiệm vụ thơng báo một cách kịp thời nhất về những sự kiện mới nhất, dưới một hình thức ngắn gọn, chặt chẽ nhất.

Hầu hết các tin đều ngắn gọn, dễ hiểu, cập nhật nhanh chóng những tình hình, diễn biến về vấn đề sự cố cá chết hàng loạt ở miền Trung. Tin phản ánh sự kiện cụ thể, xảy ra ở địa điểm cụ thể, không gian cụ thể, ở những thời điểm tiêu biểu, có ý nghĩa cụ thể, trên cơ sở của một quan điểm chính trị nhất định. Trong đó, tin trả lời những câu hỏi cơ bản một cách đặc biệt ngắn gọn với tính chất thơng báo 5W + 1H.

Trong tin khơng có sự xuất hiện của nhân vật, khơng có cái tơi tác giả, khơng sử dụng ngơn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc và bút pháp, giọng điệu linh hoạt, sinh động như nhiều thể loại báo chí khác.

Trong những báo thuộc diện khảo sát về sự kiện, sự cố môi trường Formosa Hà Tĩnh, về phần thể loại tin: báo VnExpress chiếm tỷ lệ 44%, báo Dantri chiếm tỷ lệ 44.2%, Baohatinh chiếm tỷ lệ 45% và Baoquangtri chiếm 63% trên tổng các bài báo của mỗi báo trong thời gian khảo sát.

Trên báo điện tử Vnexpress, qua bảng khảo sát có thể thấy rằng các thể loại tin chiếm tỷ lệ cao. Sở dĩ như vậy là do đảm bảo tính nhanh chóng, chính xác, ngắn gọn của vấn đề. Đặc điểm tin trên báo điện tử Vnexpress đều ngắn gọn, ngôn từ phong phú, dễ hiểu. Hơn nữa, báo điện tử Vnexpress, Dantri được coi là tờ báo của trung ương vì vậy, mọi thơng tin diễn biến về cá chết miền Trung đều được đăng tải dưới hình thức tin ngắn, tin kèm ảnh. Cụ thể, ngày 20/4/2016, báo điện tử Vnexpress đăng tin kèm ảnh: “Cá chết hàng loạt trôi vào bờ biển Quảng Trị”. Chỉ vẹn vẹn 230 chữ và kèm 2 ảnh, báo điện tử Nhân dân đã truyền tải nhanh chóng được những thơng tin về hiện tượng cá chết ở vùng biển Quảng Trị. Trong tin vừa chứa đứng thông tin phản ánh của người dân vừa có ý kiến của cơ quan chức năng là Chi cục trưởng Chi cục

Hay như ngày 11/6/2016, báo điện tử Dantri đăng tin: “Hỗ trợ tiêu thụ cá cho ngư dân một số tỉnh miền trung”. Nguồn thông tin báo Dantri đăng tải từ phía Bộ Cơng thương chỉ hơn 200 từ nhưng chứa đựng nhiều thông tin quan trọng liên quan đến việc triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tiêu thụ hải sản đánh bắt bảo đảm an toàn của ngư dân.

Trong các dạng bài của báo chí, bài phản ánh nằm trong khu vực của các hình thức thơng tin khơng thể hiện rõ đặc trưng của thể loại báo chí nào. Nó thuộc vào cái phần khơng ổn định xung quanh hệ thống thể loại báo chí vốn khá ổn định... Một đặc điểm cơ bản của tác phẩm báo chí là phản ánh đời sống thơng qua những câu hỏi cơ bản (6W + H). Đứng sau thể loại tin là các bài phản ánh cũng chiếm tỉ lệ cao khi đưa tin về sự kiện, sự cố mơi trường formosa

Bài phản ánh có thể bám sát để phản ánh cuộc sống đa dạng, bề bộn và phức tạp đang hàng ngày hàng giờ biến đổi. Nội dung của Bài phản ánh phải đảm bảo được những yêu cầu về tính thời sự, tính xác thực và tính định hướng trực tiếp của những thơng tin mà nó phản ánh. u cầu về tính thời sự địi hỏi một bài phản ánh phải thông tin kịp thời về những cái mới. Đó là những sự việc, sự kiện, con người, hồn cảnh, tình huống...vừa mới xảy ra, đang xảy ra, chắc chắn sẽ xảy ra. Nó có nhiệm vụ cung cấp cho cơng chúng thơng tin về những sự thật nóng bỏng của đời sống. u cầu về tính xác thực địi hỏi Bài phản ánh phải phản ánh sự thật một cách chính xác, có địa điểm, có nhân chứng và thời gian, không gian cụ thể. Tuyệt đối không được bịa đặt hoặc thêm bớt một cách tuỳ tiện trong q trình thơng tin về sự thật. Yêu cầu về tính định hướng trực tiếp đòi hỏi tác giả phải thể hiện một thái độ và lập trường rõ ràng trong bài viết. Lập trường này dựa trên cơ sở là luật pháp, đạo đức, truyền thống… của cộng đồng.

Hình thức của một bài phản ánh có những đặc điểm chung sau đây: Một là sự ngắn gọn: Tuy chúng ta không thể đưa ra một cái khung cố định nào đó cho một bài phản ánh, nhưng một tác phẩm trung bình thuộc dạng này chỉ dao động trong khoảng từ vài ba trăm đến dưới khoảng năm, sáu trăm chữ. Hai là kết cấu gắn liền với sự thật: mỗi Bài phản ánh - căn cứ vào tính chất, mức độ, tầm quan trọng của sự thật và căn cứ vào ý đồ phản ánh của tác giả để hình thành một kết cấu riêng, một dáng vẻ riêng. Do không bị chi phối bởi những đặc trưng đặc điểm ổn định nên những tác phẩm thuộc dạng bài này có sự biến hố rất linh hoạt để thích ứng với những sự kiện, vấn đề, nhân vật, tình huống... mà nó phản ánh. Ba là ngơn ngữ gần với đời sống: So với tác phẩm văn học, ngơn ngữ của tác phẩm báo chí nhìn chung là đơn giản, chính xác, ngắn gọn. Tuy nhiên, cũng giống như một số thể loại báo chí như Phóng sự, Ký chân dung… Trong những bài phản ánh khác nhau, chúng ta có thể bắt gặp nhiều phong cách ngơn ngữ khác nhau: sự chính xác, trực tiếp, cụ thể; tính chất nghiêm túc, chặt chẽ; sự mềm mại giàu cảm xúc... Thậm chí trong một bài phản ánh cũng có thể kết hợp vận dụng nhiều phong cách ngôn ngữ một cách đa dạng...

Tóm lại, có thể coi sự xác thực và tính thời sự của nội dung cùng với sự mềm dẻo sinh động của hình thức là những đặc điểm chung của Bài phản ánh. Nhìn vào bảng thống kê số lượng bài phản ánh các báo tương đương như sau: Vnexpress.net có 33%, Dantri.vn 37,1%, Baohatinh.vn 41% và Baoquangtri.vn 29%. Số lượng tin bài trên báo Vnexpress, Dantri dưới dạng phản ánh cao nhất cũng là một điều dễ hiểu bởi hiện 2 báo này là báo mạng có lượng xem nhiều nhất ở Việt Nam. Vì vậy, thay vì đưa thông tin đơn thuần mà cũng từ thơng tin thời sự đó, báo Vnexpress và Dantri đã triển khai ngay thành bài phản ánh với đầy đủ thông tin mang đến cho độc giả. Sự chuyên nghiệp của tờ báo mạng hàng đầu ở Việt Nam thể hiện chính là ở những bài

Ngày 10/4/2016, báo Vnexpress đăng bài phản ánh: “Cá chết ở Khu kinh tế Vũng Áng”. Đây là bài đầu tiên báo đăng về hiện tượng cá chết sau khi có thơng tin cá chết bắt đầu tư 6/4/2016. Đi chậm hơn báo tỉnh baohatinh (7/4) một nhịp nhưng báo đã đưa thông tin một cách chi tiết như: “Theo thống

kê của thị xã Kỳ Anh, khu vực cảng biển Sơn Dương có hơn 10 lồng cá với hơn 20.000 con thuộc sở hữu của nhiều hộ dân xã Kỳ Lợi, Kỳ Ninh, Kỳ Hà. Hiện, số cá chết khoảng 50%, thiệt hại xấp xỉ hơn một tỷ đồng. Qua kiểm tra cho thấy cá tự nhiên xung quanh cũng chết bất thường, mắc vào lưới ngư dân”.

Ngày 22/4/2016, Vnexpess đăng bài phản ánh: “Ngư dân lo cống thải khổng lồ, Formosa khẳng định 'không ảnh hưởng”. Bài phản ánh gần 1.000 chữ nhưng chứa đựng nhiều thông tin quan trọng. Trước hết, bài báo đưa thông tin về hiện tượng cá chết và nghi ngại về cống thải của nhà máy Formosa. Lãnh đạo Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh nhận định trong bài “phải có áp lực gì đó tác động rất lớn gây chết tức thì, hoặc xảy ra hiện tượng ngộ độc rất mạnh khiến cá tắc thở”. Mặc dù bài phán ánh đều xác định rõ vấn đề là do

Formosa xả thải nhưng rất khách quan khi đưa thêm ý kiến của một lãnh đạo cao cấp của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh khẳng định việc cá chết không liên quan đến Formosa. Một bài phản ánh thể hiện sự chặt chẽ của tác giả và uy tín của một tờ báo.

Bên cạnh việc đảm bảo yêu cầu về tính thời sự và tính chân thực của thơng tin u cầu về đảm bảo chiều sâu của tin bài, đặc biệt, để để thấu hiểu và tìm được những tâm tư nguyện vọng của nhân dân cùng với sự vào cuộc của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, phỏng vấn là thể loại báo chí được được 4 tờ báo cũng sử dụng. Các đối tượng được phỏng vấn gồm chính khách, nhà nghiên cứu, người dân địa phương, các nhà chức trách và

Phỏng vấn một dạng bài viết theo dạng phóng viên hỏi và người được phỏng vấn trả lời, nói đơn giản đó là cuộc hỏi- đáp giữa người này với người khác. Phỏng vấn là một trong những cách tốt nhất để khai thác và thể hiện thông tin.

Thể loại phỏng vấn: Theo PGS.TS Đinh Văn Hường trong giáo trình

“Các thể loại báo chí thơng tấn” thì: “Phỏng vấn báo chí là một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí thơng tấn, trong đó trình bày cuộc nói chuyện giữa nhà báo với một hoặc một nhóm người về vấn đề mà xã hội quan tâm, có ý nghĩa chính trị- xã hội nhất định, được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng” [19, tr.57].

Phỏng vấn có những nét riêng, cách thức tổ chức tác phẩm riêng; phỏng vấn là cuộc hỏi- đáp giữa người này với người khác. Phỏng vấn là một trong những cách tốt nhất để khai thác và thể hiện thông tin.

Ngày 30/6/2016 là ngày Chính phủ cơng bố ngun nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung. Đây là ngày mà người dân miền Trung và cả nước mong mỏi nhất. Báo Vnexpress đã có bài phỏng vấn độc quyền Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về sự cố chết. Thông qua bài phỏng vấn, độc giả có cái nhìn tồn diện và thấu đáo hơn về sự kiện cá chết hàng loạt. Sẽ khơng cịn là những tức giận nhất thời khi cơ quan quản lý nhà nước chưa cơng bố mà thay vào đó là sự cảm thơng và chia sẻ với một vị tân Bộ trưởng ngành môi trường. Trong bài có những câu hỏi và trả lời rất hay như: “Trong quá trình thu thập chứng cứ, đâu là mấu chốt để đi đến khẳng định Formosa là nguyên nhân trực tiếp gây ra cá chết?

Theo khảo sát và bảng thống kê của 4 tờ báo mạng điện tử, tỷ lệ bài phóng sự điều tra trên báo khơng có và chỉ có 2 báo có thể loại này là báo Vnexpress và báo Dantri cũng chỉ dừng lại ở mức tương ứng: 3% - 5%. Hai

vậy những bài phóng sự điều tra trên càng tăng thêm sức nặng của tờ báo. Thông qua đưa tin các bài về điều tra tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết. Bài điều tra ống xả thải ngầm dưới biển sâu ….

- Thứ nhất, kết quả xét nghiệm của các nhà khoa học cho thấy hơn 50% mẫu cá chết thu được có chứa phenol, xyanua. Thứ hai, trong vùng chỉ có nhà máy luyện cốc của Formosa Hà Tĩnh thải ra phenol, xyanua.

Formosa Hà Tĩnh khơng thể chối cãi vì chúng tơi đã đưa ra 53 hành vi mà họ vi phạm, từ các sai sót trong thiết kế, thi cơng, xây dựng cho đến vận hành. Nhưng có thể nói, mấu chốt chính là phát hiện từ ngày 1 đến 5/4, lượng điện tiêu thụ giảm bất thường, chỉ bằng 15% so với ngày trung bình. Điều đó khiến chúng tôi tập trung vào nghi ngờ có vấn đề trong quá trình vận hành chạy thử của Formosa Hà Tĩnh.

Sau nhiều ngày thu thập bằng chứng, đấu tranh cuối cùng Formosa phải thừa nhận có sự cố chập điện liên quan đến việc vận hành của q trình kích hoạt vi sinh ở khu xử lý nước thải. Đây là khâu quyết định việc có xử lý được phenol hay khơng. Hệ thống này tê liệt dẫn đến nước thải bị đổ ra biển mà chưa qua xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Formosa dưới góc nhìn báo trung ương và báo địa phương (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)