Thông tin về hậu quả, tác động của việc Formosa thải chất độc ra mô

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Formosa dưới góc nhìn báo trung ương và báo địa phương (Trang 72 - 78)

7. Cấu trúc đề tài

2.2. Nội dung thông tin sự kiện Formosa

2.2.3. Thông tin về hậu quả, tác động của việc Formosa thải chất độc ra mô

môi trường biển

Vụ việc Formosa Hà Tĩnh gây ra thảm họa môi trường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều mặt kinh tế môi trường an ninh xã hội

Bằng những con số cụ thể, là những thống kê thiệt hại ban đầu mà tác giả ghi nhận được, đã thông tin được cho khán giả một phần thiệt hại của sự cố môi trường:

Như trong bài “Cá biển chết dọc 4 tỉnh miền Trung” của báo Vnexpress đưa tin ngày 20/4/2016; “Trong khi đó, ông Trần Văn Giảng, Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc) cho hay, không chỉ cá biển dạt bờ mà nhiều diện tích nuôi cá lồng của người dân ở Dốc Giềnh, thôn An Cư Đông (khu vực cửa biển Lăng Cô) cũng ghi nhận tình trạng cá chết. Gần 5 tấn cá của hơn 100 hộ dân nuôi nhiều giống như: hồng, mú, vẩu… đã chết, gây thiệt hại gần một tỷ đồng”. Để thống kê thiệt hại của sự kiện, ngày 25/4/2016 báo Vnexpress cũng đã tiếp tục với bài “Nhiều tấn cá chết đƣợc chôn dọc bờ biển tỉnh miền Trung”, ngay từ tite bài đã thể hiện được hậu quả mà formosa gây ra; “Khoảng ba tuần qua, dọc bờ biển Hà Tĩnh xảy ra hiện tượng cá nuôi và cá tự nhiên trên biển chết hàng loạt. Hiện tượng bất thường này sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Thống kê

của tỉnh Hà Tĩnh có khoảng 10 tấn cá biển chết, Quảng Trị khoảng 30 tấn, trong khi tỉnh Quảng Bình chưa có con số cụ thể”.

Và đặc biệt, ở bài “Hơn 60 tấn ngao chết tại Hà Tĩnh” báo VnExpress đã đưa tin ngày 27/4/2016 đã đăng: “Ông Nguyễn Xuân Phương (trú thôn Bắc Hải) cho biết, ngao chết được phát hiện từ ngày 8/4, tới nay khi nước rút thì vỏ trắng bãi. "Gia đình tôi có 1,6 ha diện tích, hiện ngao đã được 13 tháng. Lúc này gần đến vụ thu hoạch thì bỗng dưng chết hàng loạt, ước tính khoảng 18-20 tấn, thiệt hại hơn 700 triệu đồng", ông Phương xót của. Ông Lê Văn Luyện, Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà cho biết, toàn xã Kỳ Hà có 5 hộ dân nuôi ngao với diện tích hơn 6 ha, sản lượng ước đạt là 70 tấn, tới thời điểm này thì tổng số lượng ngao chết là 63 tấn, ước tính thiệt hại xấp xỉ 3 tỷ đồng”

Như Báo Hà Tĩnh đưa tin, từ ngày 6/4 đến 8/4, trên địa bàn 3 xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà, Kỳ Ninh (đều thuộc thị xã Kỳ Anh) có tổng cộng 14 hộ nuôi cá bè, với 18 lồng nuôi các loại cá (cá hồng, cá bớp, cá giò, cá mú, cá chẽm, cá hồng mỹ...) bị chết hàng loạt với khoảng 37.200 con cá giống, 2.120 kg cá thương phẩm, thiệt hại trên 1 tỉ đồng.

Hiện tượng đó còn xảy ra với cá tự nhiên chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (quanh đảo Sơn Dương, cảng Vũng Áng và vùng cửa sông Vịnh)

Không dừng lại ở việc đưa ra thống kê số lượng thiệt hại, tác giả còn phản ánh tình trạng “khốn đốn” của ngư dân, của các hộ kinh doanh khi giá cả các mặt hàng thủy sản đều sụt giá, người tiêu dùng e ngại, vắng khách mua, hàng quán ế ẩm. Những sự lo lắng nỗi lòng của người dân đều được tác giả ghi lại, qua đó công chúng có thể thấu hiểu những thiệt hại mà ngư dân đang trải qua, Đồng thời có thể góp tiếng nói, hành động vào công cuộc tìm lại công lý, bảo vệ môi trường biển cho họ, được thể hiện trong bài “Ngƣ dân lo lắng vì cá chết” đăng ngày 21/4/2016 phản ánh “Theo ông Tân, tại thôn An Cư Đông và khu vực Lập An có khoảng 100 lồng của 60 hộ nuôi xuất hiện cá

ra chợ bán không ai mua, đành đổ bỏ”, ông Tân nói và cho hay thiệt hại của gia đình từ những lồng cá chết ước tính 50 triệu đồng”.

Đưa tin về những hậu quả sự cố Formosa, Báo Dân Trí đã có chùm bài tập trung nói về tình cảnh khó khăn của ngư dân và tiểu thương trong việc tiêu thụ hải sản. Như Dân trí đưa tin, tình trạng cá chết hàng loạt ở nhiều tỉnh miền Trung thời gian gần đây đang khiến người dân vùng biển điêu đứng, hầu như không còn ai dám ăn hải sản, đặc biệt là cá.

Ngư dân và thương lái đứng trước nguy cơ bắt được cá mà không bán được, trong một số bài sau: “Cá chết hàng loạt tại biển Vũng Áng: chƣa phát hiện virus gây bệnh”; bài “Dân sợ cá nhiễm độc, ngƣ trƣờng ảm đạm, tiểu thƣơng lao đao”; bài “Vụ cá chết hàng loạt tàu cá ế ẩm sau những chuyến vƣơn khơi”; hay như bài “Ngƣ dân lao đao, lái buôn thất thu vì cá biển chết hàng loạt”.

Trong quá trinh thông tin về sự cố, cũng như sau khi tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt, Baohatinh đã có một bài viết đăng ngày 29/4 “Nhìn từ chuyện Formosa: Nhu cầu minh bạch và ứng xử văn minh”. Trong bài, tác giả giới thiệu rất kỹ về FHS và những giả thiết khi chọn Cảng Sơn Dương (Kỳ Anh – Hà Tĩnh) làm địa điểm mở nhà máy. Ngay từ tile bài viết đã cho thấy ý đồ của tác giả như thế nào rồi. Bài báo thông tin “Vụ khủng hoảng “cá chết” ở một số tỉnh miền Trung những ngày gần đây đã đẩy tổ hợp Formosa tại Hà Tĩnh vào một tình thế căng thẳng, trong bối cảnh các bên liên quan gồm nhà nước - nhà đầu tư và người dân đều có mối quan hệ lợi ích đan xen”.

Tình trạng cá biển chết hàng loạt, những ngày qua khiến nhiều ngư dân đánh bắt xa bờ lo lắng vì sản phẩm tiêu thụ giảm đáng kể; trong khi người dân cũng tỏ ra thờ ơ với hàng thủy, hải sản, được tác giả các bài viết qua chính lời của ngư dân và thương lái: “Có mặt tại chợ Đồng Hới - Quảng Bình những

cũng nhộn nhịp, đông đúc. Vậy mà nhưng ngày gần đây không khí ấy vắng hẳn, người mua cũng hoang mang trước thông tin cá bị chết hàng loạt nên chẳng ai dám mua, ngư dân đánh bắt về rồi cũng không ai mua nữa”, chị Phạm Thị Huế - một tiểu thương tại chợ Đồng Hới buồn bã nói

Chị Kiều (một tiểu thương chợ Ba Đồn) cho biết: “Tôi vừa nhập cá từ các chủ tàu ngày hôm qua, nhưng cả buổi sáng nay chỉ bán được hơn 1kg, dân sợ cá có độc nên không ai dám mua về ăn, nhà tôi sẽ lỗ khoảng hơn 10 triệu đồng nếu không bán được số cá này. Các tiểu thương như chúng tôi thật sự đang lâm nguy”. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã có một số thông tin, có thể nói đỡ đầu, giảm nhẹ tình tiết phạm tội cho Formosa khi dư luận đang nổi lên như “Thêm một thông tin rất đáng chú ý. Trong 5 năm gần đây, tổng lượng thuế Formosa đã nộp vào Hà Tĩnh đã vượt con số 10 ngàn tỷ đồng dù chưa đi vào sản xuất. Trong khi đó, về phía Formosa, “thu nhập” là con số không tròn trĩnh vì đơn giản là chưa có sản phẩm để bán ra thị trường”.

Khi phản ánh về thiệt hại kinh tế, Baoquangtri.vn cũng góp thêm bài viết về sự khó khăn của những ngư dân và thương lái, các phóng viên đã mở rộng đề tài, phạm vi đối tượng bị ảnh hưởng, các hộ kinh doanh dịch vụ, khách sạn, hàng ăn nhằm giúp độc giả có một cái nhìn toàn diện hơn về những ảnh hưởng mà người dân miền Trung đang đương đầu.

Không chỉ ở các khu chợ mà theo tìm hiểu của chúng tôi, tại các nhà hàng chuyên phục vụ những món hải sản “thượng hạng” ở Quảng Bình như tôm, cua, mực, ghẹ… cũng đang rơi vào cảnh ế ẩm tương tự.

Tại khu du lịch Cửa Việt, nơi có rất nhiều nhà hàng cung cấp các mặt hàng thủy, hải sản phục vụ du khách về đây tắm biển, nghỉ ngơi thì dường như chỉ hoạt động “cầm chừng”

Hay trong bài “4 tháng sau sự cố Formosa ngư dân vẫn gác mái chèo”, VnExpress đã phản ánh tình trạng hàng trăm tàu thuyền của ngư dân ở

Hà Tĩnh, Quảng Trị nằm phơi mưa phơi nắng từ khi Formosa xả thải đầu độc biển miền Trung: “Sau 4 tháng thuyền nằm bờ, mỏ neo bị rỉ sét….”

Baoquangtri.vn đưa tin dưới góc nhìn khác, môi trường bị ô nhiễm, cá chết thủy hải sản không thể tiêu thụ, mà phóng viên còn tiếp cận ở chiều sâu hơn, đó là: cảnh ngư dân rơi vào tình cảnh nợ nần, cuộc sống bị đảo lộn, nhiều người phải bỏ biển đi làm thuê…. Qua bài “Sau vụ các chết, thuyền ven bờ nằm im, tàu xa khơi vướng nợ” phản ánh: “Dù biết là khó khăn và khả năng vướng nợ rất lớn, nhưng khoản nợ ngân hàng hơn 1,5 tỉ đầu năm 2016 anh Lạng vay để nâng cấp máy khiến anh phải tiếp tục ra khơi để gom góp tìm cơ hội mà trả lãi vay. “Người ta thường nói “rừng vàng, biển bạc”, nhưng bây giờ ngư dân làm nghề lộng không thể ra khơi để kiếm sống. Còn ngư dân đánh bắt xa bờ thì vướng nợ do quá trình đầu tư, nâng cấp tàu cá và giờ việc tiêu thụ hải sản gặp khó khăn do tâm lý lo sợ của mọi người từ việc hải sản chết vừa qua. Trong khi đó, nợ ngân hàng thì chồng chất, biết lấy gì mà trả lãi vay bây giờ” – anh Lạng băn khoăn”.

Những thông tin thiệt hại của tỉnh Quảng Bình được Vnexpress thông tin chi tiết qua bài: “Quảng Bình thiệt hại 4.000 tỷ đồng sau sự cố môi trường biển”:

Tại cuộc họp, đại diện các sở ngành và địa phương ước tính thiệt hại trên các lĩnh vực. Cụ thể, ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến, kinh doanh thủy sản và nghề muối tính đến tháng 6/2016 thiệt hại trên 1.255 tỷ đồng, dự kiến hết năm 2016 là 2.300 tỷ đồng. Tương tự, ngành du lịch ước thiệt hại 1.400 tỷ đồng sau 3 tháng bị ảnh hưởng, và đến hết năm thiệt hại gần 1.700 tỷ đồng. Ước tổng thiệt hại năm 2016 của toàn tỉnh Quảng Bình là 4.000 tỷ đồng”.

Sau cả quá trình phản ánh về những thiệt hại tại 4 tỉnh miền Trung, VnExpress đã có bài thống kê toàn bộ thiệt hại: “Bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra sẽ đến cân trong tháng 8”, tác giả đã thống kê thiệt hại như sau:

- Trên 100 tấn hải sản tự nhiên (chủ yếu là hải sản sống ở tầng đáy) bị chết trôi dạt vào bờ, hải sản bị chết chìm xuống đáy biển còn khá lớn.

- 17.682 tàu thuyền khai thác hải sản với 40.966 người trực tiếp, 176.285 người phụ thuộc bị ảnh hưởng do sự cố môi trường gây ra. Sản lượng hải sản khai thác ven bờ và vùng lộng bị thiệt hại ước tính khoảng 1.600 tấn/tháng.

- Diện tích nuôi tôm bị chết hoàn toàn là 5,7 ha tương đương 9 triệu tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kỳ thu hoạch. Có 1.613 lồng nuôi cá bị chết (khoảng 30.000 m3), tương đương 140 tấn cá; có 6,7 ha diện tích nuôi ngao bị chết, tương đương 67 tấn; có trên 10 ha nuôi cua bị chết.

- Tại 4 tỉnh bị ảnh hưởng do sự cố, tỷ lệ khách huỷ tour khoảng 50%, công suất sử dụng phòng giảm từ 40 đến 50% só với cùng kỳ năm 2015. Đặc biệt tại Hà Tĩnh, công suất sử dụng phòng sau thời điểm sự cố xảy ra chỉ từ 10 đến 20%”.

Để tổng kết về những thiệt hại mà các tỉnh miền Trung, Dân Trí đã có bài “Sự cố môi trường Formosa làm 24.400 người mất việc giảm tăng trưởng GDP” đưa tin ngày các con số thiệt hại được Dân Trí thông tin cụ thể như:

Cụ thể, theo bà Nguyễn Thị Xuân Mai, Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê: "Thống kê bước đầu, Hà Tĩnh có hơn 24.400 người dân bị ảnh hưởng từ thảm họa của Formosa, trong đó hơn 15.000 người là trực tiếp đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, còn lại là kinh doanh thuỷ sản và dịch vụ hậu cần 1.000 người, dịch vụ nhà hàng khách sạn gần 700 người, sản xuất muối 428 người.

Còn các địa phương khác bị ảnh hưởng của Formosa như tỉnh Quảng Bình tác động nặng nề, tỷ lệ thất nghiệp tăng 1,1%, tỉnh Quảng Trị ảnh hưởng không lớn lắm, tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 7.000 hộ dân, 33.000 người bị ảnh hưởng do cá chết, TP. Đà Nẵng bị ảnh hưởng nhẹ, chưa có con

Đánh giá và nhận xét

Nhìn chung, cả 4 báo đã cung cấp đến cho khán giả được những thông tin cơ bản về những thiệt hại tại 4 tỉnh miền Trung do sự cố Formosa. Có thể nói, các phóng viên, nhà báo, luôn nhạy bén, phản ánh những hậu quả dưới góc nhìn đa chiều, thống kê những con số thiệt hại ở một số khu vực, cuộc sống khốn đốn của người dân thì không thể ra khơi, nỗi lo lắng của ngư dân và tiểu thương khi thủy hải sản rớt giá, không có người mua, dịch vụ du lịch, khách sạn ế ẩm, dân rơi vào cảnh nợ nần, thất nghiệp …. Trong quá trình phản ánh những thiệt hại đó, điểm đáng ghi nhận là tác giả đã nêu ra được những con số cụ thể, những cuộc phỏng vấn trực tiếp với những người bị ảnh hưởng trực tiếp, những phát ngôn những chính thức của các nhà chức trách về những con số thiệt hại, những khảo sát thực tế của phóng viên, chính những yếu tố đó đã giúp cho bài báo mang tính khách quan, chân thực. Trong thông tin này, Baoquangtri.vn và Baohatinh.vn cũng đã có đưa thông tin qua các bài báo song số lượng ít.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Formosa dưới góc nhìn báo trung ương và báo địa phương (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)