Làm thước đo trên bàn chụp của máy chụp microfilm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bản sao microfilm bảo hiểm tài liệu lưu trữ (Trang 93 - 95)

14. Khuôn phim chồng lên nhau

3.2.2. Làm thước đo trên bàn chụp của máy chụp microfilm

Việc làm thước đo trên bàn chụp của máy chụp microfilm là một trong những biện pháp giúp người chụp có thể kiểm sốt được thời gian chụp thích hợp đối với những tài liệu khổ nhỏ như sau: đặt tài liệu vào đúng vị trí thích hợp trên bàn chụp nơi bộ phận cảm biến có thể bắt vào được nền chứa thơng tin của tài liệu. Sau đó đo thời gian chụp của tài liệu, rồi đặt tài liệu vào giữa vùng chụp. Nhập thời gian đã đo được vào máy chụp và ấn lệnh chụp tài liệu.

Cách dùng thước đo này bên cạnh công dụng giảm được những khn phim có mật độ thấp dưới mức u cầu cịn giảm thiểu được những hình ảnh bị xiên lệch trên phim do người chụp phim đặt tài liệu khơng thẳng vào giữa vùng chụp.

Vì bàn chụp được gắn với chân đế máy, phía dưới vướng các bộ phận gắn kết và di chuyển bàn chụp, hơn nữa, bàn chụp không phải là một bảng liền mà là hai nửa ghép lại với nhau nên khi nâng lên, hạ xuống bàn chụp, hai nửa này lên xuống có thể khơng đều nhau, tạo nên một độ vênh nhất định, do đó khơng thể làm thước trượt kéo dài theo chiều ngang của bàn chụp được.

Việc làm thước đo trên bàn chụp phải chú ý sao cho thước do không làm cản trở đến việc nâng lên, hạ xuống của bàn chụp sau mỗi lần chụp tài liệu. Do vậy thước cần được chia tách thành hai phần ứng với hai nửa của bàn chụp.

Thước đo nên được làm bằng chất liệu giấy dai hoặc bìa mỏng, màu trắng, khơng được quá dày để khi đặt những tài liệu có chất liệu giấy mỏng (như giấy po luya) vào bàn chụp sẽ không tạo ra độ kênh, làm tài liệu không được ép chặt phẳng vào bàn chụp, dẫn đến xô lệch tài liệu. Trên thước đo cần đánh dấu vùng chụp tương ứng với khổ tài liệu và tỷ lệ chụp. Các chữ, số và vạch giới hạn được đánh bằng màu đen với kích cỡ đủ lớn để khi chụp vào phim có thể đọc rõ bằng mắt thường mà khơng cần phải dùng kính hiển vi.

Vì tài liệu có nhiều khổ khác nhau và có thể chụp ở nhiều tỷ lệ khác nhau nên thước đo được làm với chiều dài khác nhau để đo ở nhiều tỷ lệ khác nhau: A3, A2, A1 và A0.

Cách dán và vị trí dán thước đo: tuỳ theo tỷ lệ tài liệu được chụp, thước đo có chiều dài tương ứng với tỷ lệ tài liệu được chụp đó sẽ được lựa chọn để dán vào bàn chụp. Nâng bàn chụp lên hết cỡ, nhấn phím chữ P trên bàn điều khiển để bật đèn rọi sáng vùng chụp, đánh dấu vùng chụp . Tắt đèn rọi sáng vùng chụp, hạ bàn chụp xuống, dán thước đo vào phía dưới cùng của vùng chụp theo chiều ngang, sao cho thước đo phải được chụp hết vào phim.

Thông qua thước đo, người kiểm tra phim cũng có thể biết ngay được tài liệu được chụp ở tỷ lệ nào nên dễ dàng phát hiện khi một tài liệu bị chụp sai tỷ lệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bản sao microfilm bảo hiểm tài liệu lưu trữ (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)