Đánh giá chính sách bảo hộ QSHTT đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp tạ

Một phần của tài liệu Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam. (Trang 65 - 69)

tại Việt Nam

Trong hơn 10 năm thi hành chính sách, thực tiễn xã hội cho thấy hành lang pháp lts về SHTT còn nhiều hạn chế. Điều này khiến cho sở hữu trí tuệ vẫn chưa thể trở thành động lực lớn cho cho sự phát triển về khoa học công nghệ của các doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ rất phức tạp; tính đồng bộ và

tính thống nhất chưa cao; đồng thời bộ luật vẫn chưa được hồn thành và chưa đảm bảo tính kịp thời. Việc hồn thành các bộ luật về sở hữu trí tuệ trên cơ bản đã nắm bắt được nhu cầu của xã hội và và các doanh nghiệp cá nhân. Tuy nhiên, pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế chế, đặc biệt là về vấn đề thời gian thụ lý và xử lý đơn, chính điều này đã làm ảnh hưởng đến thời hạn được quyền thực tế của các văn bản bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Các hoạt động thực thi pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả, do đó tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn đang phổ biến và rất phức tạp. Mặc dù Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ và bảo vệ việc khai thác tài sản trí tuệ trên cơ sở thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhưng những chính sách này vẫn chưa thực sự giúp cho các doanh nghiệp, các cá nhân yên tâm trong việc khai thác các chính sách ưu đãi, bởi thủ tục để hưởng những chính sách hỗ trợ này rất phức tạp và tốn thời gian.

Hơn nữa ở Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong các quy định pháp luật trong vấn đề về đăng ký quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các nghiên cứu khoa học và công nghệ là sáng chế, thiết kế,... được nghiên cứu và phát triển bởi các cá nhân, các doanh nghiệp được tài trợ vốn, các phương tiết vật chất và kỹ thuật của nhà nước. Thực tế ở Việt Nam cũng cho thấy, các quy định pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vẫn chưa đủ mạnh để khuyến khích và tạo động lực cho các cá nhân, các doanh nghiệp trong việc khai thác và thương mại hóa những sản phẩm này. Có thể giải thích trường hợp này như sau, nếu cơ quan chủ đầu tư - tức là nhà nước đăng ký quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ thì cơ quan này sẽ là chủ thể sở hữu trí tuệ, tuy nhiên một cơ quan nhà nước gần như không thể tiến hành khai thác thương mại các sáng chế hay thiết kế,.... Nếu giải quyết theo cách khác, tức cơ quan chủ đầu tư chuyển nhượng quyền đăng ký cho các tổ chức, cá nhân tham gia ra nghiên cứu và phát triển sáng chế thì cũng sẽ gặp phải nhiều trở ngại bởi hiện nay theo luật pháp hiện hành của Việt Nam, các điều kiện bổ sung để chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ đối với các sáng chế từ một chủ thể này sang một chủ thể khác là vô cùng phức tạp, điều này khiến cho việc chuyển nhượng khó có thể thành cơng. Cả hai tình huống mà tác giả đã nêu trên đều dẫn đến những kết quả khơng tốt, đó là nhà nước đầu tư và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ nhưng lại khơng thể khác khai thác thương mại hoặc nhà nước

đầu tư nhưng không thể đăng ký được quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ, cả hai tình huống này nếu sẽ làm thất thốt một khoản kinh phí lớn cho nhà nước và xã hội.

Tiểu kết chương 2

Là chương thực trạng, Chương 2 đã phân tích các quy định của pháp luật SHTT Việt Nam trong việc bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy đều có các quy định pháp luật riêng biệt bên cạnh Luật SHTT chung để bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp . Các quy định này liên tục được cập nhật, sửa đổi, hoàn thiện theo thời gian, để bắt kịp với sự phát triển khoa học, công nghệ trong thực tiễn, kịp thời xác định hành vi vi phạm Bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp . Một cơ quan cũng được thành lập chuyên để phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm này. Việc bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp được áp dụng bởi nhiều phương thức khác nhau ngay từ đầu như dùng các công cụ, phương tiện công nghệ ngăn chặn việc sao chép, truyền bá và chia sẻ thông tin của tác phẩm, tới phát hiện và xử lý nhanh chóng, ngay lập tức hành vi vi phạm. Đây là kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam trong việc xây dựng các quy định pháp luật, hay cơ quan chuyên môn nhằm bảo hộ quyền SHTT đối với doanh nghiệp khởi nghiệp thời gian tới, bởi Luật SHTT của Việt Nam mới dừng ở các quy định chung mà thiếu các đạo luật cụ thể giải quyết vấn đề này.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HỘ

Một phần của tài liệu Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam. (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w