Nâng cao nămg lực của các doanh nhân khởi nghiệp

Một phần của tài liệu Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam. (Trang 72 - 73)

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các biện pháp bảo hộ QSHTT đối với các

3.2.1. Nâng cao nămg lực của các doanh nhân khởi nghiệp

Đề án 844 đã đặt ra nhiều mục tiêu cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, một trong đó là tập trung phát triển nămg lực đổi mới sáng tạo, Đề án 844 đã giúp đỡ những doanh nghiệp khởi nghiệp xây dựng những chương trình huấn luyện, mời các chuyên gia tới giảng dạy nhằm nâng cao nămg lực của ban quản trị cũng như người lao động. Khả nămg điều hành của người quản lý cũng là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Theo Báo cáo Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2018 của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, năm 2017, trong 100 người trưởng thành thì có 23 người đang ở giai đoạn bắt đầu kinh doanh, con số này đã cho thấy sự gia tăng lớn so với giai đoạn những năm 2015 trước đó (khoảng 13,7%). Báo cáo này cũng chỉ động cơ khởi nghiệp của những người này, hơn 80% người khởi nghiệp để nắm lấy cơ hội. Xem xét vấn đề một cách sâu hơn, tác giả nhận thấy nếu xét về mục đích của việc nắm bắt cơ hội, có 1/2 trong số những doanh nhân khởi nghiệp tập trung để nâng cao thu nhập. Như vậy, có tới một nửa những doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên động cơ tài chính, việc này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp này xây dựng cơ cấu vận hành doanh nghiệp một cách tối ưu hóa nhất để đạt được mức lợi nhuận lớn nhất, tuy nhiên ở chiều ngược lại, việc khởi nghiệp dựa trên động cơ về tài chính cũng có thể trở thành hạn chế cho việc đầu tư nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới. Trong khi vốn dĩ cốt lõi của việc khởi nghiệp chính là tính sáng tạo và sẵn sàng nhận những rủi ro trong quá trình phát triển.

Có thể thấy, tổ chức các chương trình đào tạo góp một vai trị vơ cùng quan trọng trong việc giúp những doanh nhân khởi nghiệp nâng cao nămg lực điều hành, quản lý, mở rộng tầm nhìn để có những quyết sách thích hợp với nhu cầu đang liên tục thay đổi của thị trường hiện nay cũng như giúp doanh nghiệp khởi nghiệp duy trì hoạt động và tạo ra lợi nhuận. Ở Việt Nam hiện nay cũng đã có những tổ chức chuyên đào tạo khởi nghiệp, có thể kể đến một số tổ chức được ngân sách nhà nước tài trợ để tổ

chức chương trình như: Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp và các trung tâm đào tạo kinh doanh, khởi nghiệp hoặc cũng có thể kể tới những trường đại học đã phát triển việc khởi nghiệp thành một môn học hay một chuyên ngành đào tạo riêng.

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như giúp các doanh nghiệp gặt hái được những thành cơng nhất định, những chương trình đào tạo này phải chú trọng vào tính ứng dụng và phải xây dựng nhiều nội dung đào tạo khác nhau, phục vụ cho những doanh nhân khởi nghiệp trong những ngành nghề khác nhau. Tại Singapore, ngồi những chương trình đào tạo khởi nghiệp, nước bạn còn thường xuyên tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp, cung cấp cho người tham dự những kiến thức chuyên môn và tạo cơ hội cho họ tiếp cận với những người có kinh nghiệm và đã đạt được nhiều thành công trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau để học học và nâng cao nămg lực cá nhân.

Một phần của tài liệu Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam. (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w