Xử lý bằng biện pháp hành chính

Một phần của tài liệu Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam. (Trang 60 - 65)

2.5. Các biện pháp xử lý, bảo vệ hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các

2.5.2. Xử lý bằng biện pháp hành chính

Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý đối với những hành vi vi phạm hành chính về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, biện pháp xử lý này thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 221 của Luật sở hữu trí tuệ. Xử lý hành chính là cách xử lý theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, các tổ chức, cá nhân chịu thiệt hại bởi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.

Hình thức phạt, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả của các hành vi vi phạm luật sở hữu trí tuệ đều tuân theo quy định của pháp luật trong việc xử lý các vi phạm hành chính và tuân theo Luật sở hữu trí tuệ. Những biện pháp xử phạt hành vi vi phạm hành chính bao gồm:

Hình thức xử phạt chính: Hình thức này được áp dụng đối với những hành vi vi phạm luật sở hữu trí tuệ thuộc những trường hợp đã được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính và những quy định tại điều khoản tương ứng của Nghị định cho phép áp dụng những hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tùy theo tính chất vi phạm và mức độ vi phạm, các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cịn có thể bị áp dụng thêm một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung, một số hình thức xử phạt bổ sung có thể kể đến như: Tịch thu tang vật, các phương tiện hỗ trợ việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm hàng hóa giả, các thiết bị cơng nghệ hỗ trợ sản xuất các loại hàng hóa giả, nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất hàng hóa giả, các phương tiện dịch vụ, phương tiện quảng cáo, phương tiện kinh doanh khác có chứa những yếu tố vi phạm; các văn bản, các loại giấy chứng nhận và các loại tài liệu đã bị sửa chữa, xóa hoặc làm giả trả để giả mạo việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của hàng hóa; Tước giấy phép và chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ, thẻ giám định viên, giấy chứng nhận hành nghề giám định có thời hạn hoặc khơng có thời hạn đối với những cá nhân, những doanh nghiệp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; Đình chỉ có thời hạn các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và các loại dịch vụ vi phạm.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Ngồi ra hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung, các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật sở hữu trí tuệ cịn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều các biện pháp khắc phục hậu quả được nêu sau đây: Buộc các tổ chức, cá nhân vi phạm phải loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hóa ra và phương tiện kinh doanh; Buộc loại bỏ các thông tin chỉ dẫn về hàng hóa, dịch vụ vi phạm Luật sở hữu trí tuệ trên các phương tiện kinh doanh, kể cả các phương tiện quảng cáo trên các trang thông tin truyền thông; Thu hồi hoặc thay đổi tên miền, tên doanh nghiệp có chứa yếu tố vi phạm Luật sở hữu trí tuệ; Trên cơ sở khơng làm ảnh hưởng đến khả nămg khai thác quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể sở hữu trí tuệ là các cá nhân, các doanh nghiệp, buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng khơng nhằm các mục đích thương mại đối với những hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và các loại nguyên, vật liệu, các phương tiện như máy móc, cơng nghệ được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo. vi phạm Luật sở hữu trí tuệ.

Ngồi ra, Luật pháp hiện hành của Việt nam cũng đưa ra những quy định như sau: “Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa; Buộc tiêu hủy yếu tố vi phạm, hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm khơng loại bỏ được yếu tố vi phạm hoặc hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và mơi trường; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang yếu tố vi phạm; Buộc sửa đổi, bổ sung chỉ dẫn về sở hữu cơng nghiệp; Buộc cải chính cơng khai đối với các hành vi chỉ dẫn sai về quyền sở hữu công nghiệp; Buộc thu hồi tang vật, phương tiện vi phạm bị tẩu tán; Thu hồi về ngân sách nhà nước số tiền thu lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà có; Tịch thu hàng hố giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ. Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.”

Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính: Một số biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt hành chính được áp dụng theo các thủ tục hành chính đối với các hành vi vi phạm luật sở hữu trí tuệ gồm có: Tạm giữ các loại hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm; Tạm giam giữ những đối tượng vi phạm; Khám người, kiểm tra các phương tiện vận tải; Kiểm tra nơi cất giấu hàng hóa, tang vật, các phương tiện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; đồng thời triển khai các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật hiện hành Việt Nam về xử lý vi phạm hành chính.

Các tổ chức, các cá nhân là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể u cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt hành chính trong một số trường hợp sau đây để đảm bảo việc thi hành những quyết định xử phạt hành chính diễn ra một cách cơng bằng và hiệu quả: Các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có khả nămg gây ra những thiệt hại nghiêm trọng và không thể cứu vãn cho người tiêu dùng hoặc cho cả xã hội; các loại hàng hóa giả, tang vật, bằng chứng vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc các cá nhân, các tổ chức vi phạm luật sở hữu trí tuệ có những biểu hiện trốn tránh trách nhiệm.

Các cơ quan thực thi có thẩm quyền xử phạt: Quản lý thị trường; Thanh tra chuyên ngành; Hải quan; Cảnh sát kinh tế.

Thủ tục xử lý vi phạm a) Đơn yêu cầu xử lý vi phạm:

Các yêu cầu xử lý vi phạm phải được thể hiện bằng văn bản dưới hình thức đơn yêu cầu xử lý vi phạm, trong đơn yêu cầu phải nêu rõ ngày tháng làm đơn, tên cơ quan nhận đơn, thông tin về tổ chức, cá nhân làm đơn yêu cầu xử lý vi phạm; người đại diện hợp pháp hoặc các tổ chức cá nhân được ủy quyền gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm, các chủ thể sở hữu trí tuệ liên quan; các loại hàng hóa dịch vụ có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tên, địa chỉ các tổ chức, cá nhân vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; biện pháp mà người làm đơn yêu cầu xử lý vi phạm mong muốn xử lý; chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý hoặc của tổ chức, cá nhân

được ủy quyền. Nếu trong thời gian trước đó, tổ chức, cá nhân này đã gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm cho một cơ quan khác thì phải ghi rõ tên cơ quan và ngày tháng gửi đơn trước đó.

Khi gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm, người gửi phải đính kèm theo các tài liệu chứng minh quyền yêu cầu xử lý vi phạm; các tài liệu mô tả hoặc ảnh chụp chứng minh hành vi vi phạm hoặc các tang vật là hàng hóa, dịch vụ vi phạm; địa điểm nơi diễn ra các hành vi vi phạm hoặc nơi cất giữ những hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tổ chức, cá nhân gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm cũng có nhiệm vụ phải cung cấp tài liệu, mẫu vật, chứng cứ khác để hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền trong q trình điều tra xác định các hành vi vi phạm và các loại hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Người nộp đơn yêu cầu xử lý các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể đề nghị các cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn ăn và đảm bảo xử phạt khi xuất hiện một số những tình huống sau để đảm bảo quá trình xét xử và thi hành án được diễn ra thuận lợi: các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc cho toàn xã hội, các tang chứng vật chứng chứng minh việc vi phạm có nguy cơ bị tiêu hủy, các tổ chức, cá nhân vi phạm có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm.

b) Quyền yêu cầu xử lý vi phạm và thẩm quyền chủ động phát hiện, xử lý vi phạm Chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ có quyền u cầu xử lý vi phạm (nếu chủ thể quyền sở hữu trí tuệ khơng trực tiếp nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm thì đối tượng này có thể để ủy quyền cho cho người nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm) bao gồm:

- Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chịu thiệt hại bởi những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các tổ chức được trao thẩm quyền quản lý chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam.

- Những đối tượng có quyền được sử dụng các sản phẩm sở hữu trí tuệ chịu thiệt hại do các hành vi vi phạm luật sở hữu trí tuệ, nếu khơng bị chủ thể sở hữu trí tuệ hạn chế yêu cầu xử lý vi phạm.

- Khi yêu cầu xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý cũng phải nêu rõ tính chất, mức độ vi phạm trong đơn yêu cầu xử lý vi phạm và cung cấp được các tài liệu, chứng cứ theo quy định nêu rõ trong Luật hiện hành của Việt Nam.

Nếu các tổ chức, các cá nhân phát hiện ra các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ gây những thiệt hại nghiêm trọng cho người dân và xã hội hoặc các hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng nhái, những đối tượng này có quyền thơng báo và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xác minh xử lý vi phạm.

Các cơ quan có thẩm quyền khi nhận được báo cáo của các đối tượng nêu trên phải có trách nhiệm kiểm tra, phối hợp với chủ thể quyền sở hữu trí tuệ để xác minh và xử lý những vi phạm liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Các cơ quan có thẩm quyền này có nhiệm vụ phải kết hợp với các chủ thể sở hữu trí tuệ để xác minh và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến đến quyền sở hữu trí tuệ, trong đó đó có một số đối tượng vi phạm như sau: các loại hàng giả, hàng nhái, các loại hàng hóa dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực như lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, các dụng cụ, hóa chất trong ngành y tế, nơng nghiệp,... và nhiều loại hàng hóa, sản phẩm khác do các cơ quan có thẩm quyền xác định trên cơ sở kiểm tra đánh giá và cả những hoạt động thanh tra định kỳ và thanh tra đột xuất.

Thi hành quyết định xử phạt vi phạm

Nếu các cá nhân, tổ chức vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đã bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính về những hành vi vi phạm mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Các cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Các cấp có thẩm quyền đưa ra những quyết định cưỡng chế chế và thực hiện các thủ tục cưỡng chế được thực hiện theo quy định của của pháp luật hiện hành của Việt Nam về xử lý vi phạm hành chính.

Một phần của tài liệu Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam. (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w