Vai trị của các chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với các DNKN

Một phần của tài liệu Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam. (Trang 26 - 28)

Thứ nhất, giúp các cơ quan quản lý thực hiện chức nămg quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo hộ quyền SHTT với DNKN. Những chính sách được cụ thể hóa bằng các quy định của pháp luật là cơ sở pháp lý cơ bản của quy định cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền SHTT nói chung. Việc hình thành hệ thống cơ quan quản lý SHTT nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và được tổ chức thống nhất từ cấp Trung ương xuống địa phương giúp cho hoạt động kiểm tra giám sát thường xuyên các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật về SHTT, kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý những vi phạm trong lĩnh vực này.

Thứ hai, Chính sách bảo hộ quyền SHTT định hướng cho các tổ chức cá nhân thực hiện đúng các quy định về quyền SHTT. Những quy định chính sách được cụ thể bằng văn bản pháp lý là điều kiệm đảm bảo hoạt động kinh doanh an tồn và bình đẳng giữa các doanh nghiệp với nhau. Hệ thống văn bản pháp lý có vai trị khơng thể thay thế trong việc đảm bảo thực hiện các quy định về vấn đề này. Các chính sách bảo hộ sẽ góp phần giúp các DNKN đi đúng hướng và hạn chế những sai sót hay vi phạm liên quan đến bản quyền SHTT sau khi DNKN thành cơng.

Thứ ba, các chính sách bảo hộ quyền SHTT cũng là cơng cụ giúp khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển sản phẩm một cách độc lập của các DNKN vì khi các phát minh, sáng chế của những doanh nghiệp này được bảo vệ về mặt pháp luật, họ sẽ nhận được một sự khuyến khích để đầu tư thêm vào các chương

trình nghiên cứu sáng tạo và phát triển sản phẩm cũng như nâng cấp các dây chuyền sản xuất,... Nếu so sánh với những trường hợp khơng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì chi phí cho việc bảo hộ các phát minh, sáng chế đã được cấp bằng sáng chế sẽ vào khoảng từ 180% đến 240% tùy từng lĩnh vực khác nhau. Có thể nói theo cách khác rõ ràng hơn, khi chi phí để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm mà các cá nhân, các doanh nghiệp sáng tạo ra tăng thêm 10% thì kinh phí mà các doanh nghiệp bỏ ra cho việc nghiên cứu và phát triển cũng sẽ tăng lên 6%. Hiện nay, các nước trên thế giới đều đã cơng nhận tầm quan trọng của chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với những chương trình khuyến khích sự đổi mới sáng tạo và nghiên cứu phát triển. Riêng ở Việt Nam, Bộ Khoa học công nghệ cũng đã đặc biệt nhấn mạnh vai trị mang tính quyết định của quyền SHTT trong các hoạt động đổi mới sáng tạo, Thứ trưởng Trần Việt Thanh từng phát biểu như sau: “Việc bảo hộ và giao dịch quyền sở hữu trí tuệ sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế tại Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung”.

Thứ tư, đối với xã hội thì các chính sách bảo hộ quyền SHTT đối với DNKN có vai trị to lớn đối với q trình phất triểm bềm vữmg của nỗi nột quac gia. Chính vì cậy, việc thơng qua các văn bản về tính quy phạm pháp luật trong quản lí nhà nước đối với lĩnh vực bảo hộ quyền SHTT đối với DNKN là cơ sở pháp lí cho việc cơ quan nhà nước thực hiện chức nămg thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lí các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực SHTT. Việc thanh tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, định kì hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, cịn xử lí vi phạm mọi cá nhân tổ chức trong và ngồi nước có những hành vi vơ ý hoặc cố tình vi phạm các quy định nhà nước trong lĩnh vực SHTT.

Thứ năm, các chính sách bảo hộ quyền SHTT đối với DNKN có vai trị quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của xã hội về lĩnh vực này. Với những hoạt động giáo dục, truyền thông và định hướng cho các tổ chức các nhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật sẽ góp phần nâng cao nhận thức của các thành phần kinh tế về lĩnh vực bảo hộ quyền SHTT. Khi nhận thức của con người được nâng lên thì hành

động sẽ được thực hiện đúng theo các chính sách của chủ thể tạo ra các quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam. (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w