Nội dung của chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ dành cho doanh nghiệp khở

Một phần của tài liệu Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam. (Trang 28)

nghiệp

Tiếp cận truyền thống từ vòng đời của TSTT, chiến lược/chính sách bảo hộ quyền SHTT có thể bao gồm các bước sau:

- Sở hữu và xác lập quyền SHTT - Thương mại hóa quyền SHTT - Giám sát và thực thi quyền SHTT

Ngoài ra, việc xây dựng chiến lược bảo hộ quyền SHTT là dựa theo cách tiếp cận về phạm vi tác động của chiến lược. Theo đó, chiến lược bảo hộ quyền SHTT gồm chiến lược bảo hộ quyền SHTT bên trong và bên ngoài.

Chiến lược bảo hộ quyền SHTT bên trong: gồm các nội dung kiểm tốn SHTT, chính sách SHTT và chiến lược tạo lập và duy trì SHTT.

Chiến lược bảo hộ quyền SHTT bên ngoài: gồm các nội dung chiến lược thực thi, chiến lược tình báo cạnh tranh và chiến lược chính sách cơng.

Cả hai phần bên trong và bên ngoài của chiến lược SHTT cần phải được thực hiện bên trong DN. Việc tạo ra văn hóa SHTT trong DN là mục tiêu cuối cùng của việc thực hiện chiến lược SHTT.

Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thu Hà và Nguyễn Thành Khang (2017) có bàn về việc quản trị TSTT, các mơ hình quản trị TSTT gồm 5 bước : i) Lập kế hoạch quản trị TSTT; ii) Tạo lập TSTT ii) đăng ký bảo hộ quyền SHTT; iii) khai thác thương mại TSTT; iv) đánh giá và báo cáo hiệu quả quản trị TSTT.

Dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng nội dung của một chính sách bảo hộ quyền SHTT có thể bao gồm các khía cạnh sau:

Xác định mục tiêu của chiến lược về SHTT của DN mình (mục tiêu dài hạn, trung hạn, ngắn hạn) từ việc tạo lập, xác lập quyền, khai thác, bảo vệ quyền SHTT; Xây dựng một Kế hoạch hành động (tổng thể) về SHTT, trong đó chỉ ra chương trình hành động theo thời gian cụ thể để thực hiện các mục tiêu nêu trên, trong đó bao gồm việc xác định được các nguồn lực cần có (kinh phí, nguồn nhân lực, nhu cầu đào tạo; Xây dựng được quy trình và trách nhiệm thực hiện, phân công thực hiện các kế hoạch…); Xây dựng được bộ phận/cá nhân quản lý các nội dung về SHTT của DN; Quy định các đầu mối phối hợp trong DN liên quan đến hoạt động SHTT, bao gồm cả các hoạt động nội bộ và ngoài DN; Quy định các thủ tục rà soát, xác định thời hạn và cơ chế đánh giá hoạt động quản lý TSTT trong DN.

Theo nghiên cứu mới nhất được công bố vào năm 2021 của Văn phòng sáng chế châu Âu (EPO) và Cơ quan Sở hữu trí tuệ của Liên minh châu Âu (EUIPO) về quyền SHTT và hiệu quả hoạt động công ty ở EU, các DNNVV sở hữu quyền SHTT tạo ra doanh thu trên mỗi nhân viên cao hơn 68% so với các DNNVV không sở hữu bất kỳ quyền SHTT nào. Nghiên cứu cho thấy, việc bảo hộ quyền SHTT có vai trị vơ cùng quan trọng đối với thành công của các DNNVV và do đó, đây là chìa khóa để các DNNVV nhận thức được giá trị của SHTT cũng như cách tốt nhất để thu được lợi ích từ quyền SHTT.

SHTT liên quan đến tài sản vơ hình, bao gồm tài sản trí tuệ và sở hữu cơng nghiệp. Quyền SHTT có thể được pháp luật bảo hộ thông qua bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả, bảo hộ giống cây trồng, nhưng cũng có thể thơng qua bí mật kinh doanh, luật pháp về cạnh tranh không lành mạnh, luật dân sự và hình sự.

Các DNNVV có thể hưởng lợi từ việc bảo hộ SHTT và nắm bắt cơ hội kinh doanh trên toàn cầu nếu danh mục SHTT của họ được quản lý hiệu quả. Một chiến lược SHTT vững mạnh cũng giúp các DNNVV thu hút vốn từ các nhà đầu tư tiềm năng, giúp họ mở rộng hoạt động ra quốc tế ở các thị trường mới nổi. Theo báo cáo chung của EPO và EUIPO năm 2019, các ngành thâm dụng quyền SHTT tạo ra khoảng 45% tổng GDP tại EU, trị giá 6,6 nghìn tỷ EUR. Những ngành này cũng chiếm phần lớn

giá trị thương mại của EU với các quốc gia khác trên toàn cầu, tương đương 96% giá trị hàng hóa xuất khẩu từ EU.

Bảo hộ quyền SHTT cũng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy đổi mới, thông qua việc mang lại lợi tức đầu tư từ hoạt động Nghiên cứu và Phát triển (R&D). Hơn nữa, một chiến lược bảo hộ SHTT chặt chẽ sẽ giúp các DNNVV ngăn chặn người khác sử dụng miễn phí quyền SHTT của họ. Điều quan trọng, DNNVV là chủ sở hữu hợp pháp của quyền SHTT sẽ phải viện đến hành động thực thi để ngăn chặn hoạt động vi phạm quyền SHTT của họ.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 2.1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam

2.1.1. Số lượng

Giai đoạn 2016 – 2020 được coi là giai đoạn phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. Trong đó, Việt Nam định hướng các ngành cơng nghiệp sản xuất là tiền đề cho sự phát triển bền vững và nhanh chóng của nền kinh tế. Tính riêng năm 2016, số lượng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp chiềm 55% tổng số lao động và đóng góp 62% vào giá trị gia tăng của Việt Nam. Trong khi đó, khi xét về loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ lại chưa thật sự phát triển đúng với tiềm nămg khi số lượng lao động hoạt đồng trong ngành là 17% lao động và chiếm 13% giá trị gia tăng quốc gia. Như vậy, là quốc gia đông dân với nguồn lao động dồi dào, chúng ta cần phát triển tồn diện ngành cơng nghiệp để cung cấp thêm việc làm cho các lao động, từ đó đảm bảo an sinh xã hội cũng như nâng cao đời sống người lao động.

Theo thống kê của OECD Việt Nam, năm 2016 là năm phát triển mạnh của các doanh nghiệp khởi nghiệp khi tính đến thởi điểm này, có khoảng 110.100 doanh nghiệp đăng kí thành lập mới, so với năm 2015 con số này đã tăng gần 14%. Các sáng kiến kinh doanh đa dạng trong ngành nghề cũng như phương thức thể hiện, khơng gói gọn trong việc khởi nghiệp là phải thành lập doanh nghiệp, nhiều ý tưởng kinh doanh, ý tưởng khởi nghiệp được hiện thực hố ở quy mơ nhỏ hơn như hộ kinh doanh, trang trại,… (trong lĩnh vực nông nghiệp).

Các doanh nghiệp khởi nghiệp mới không chỉ đa dạng về số lượng doanh nghiệp mà còn đa dạng về ngành nghề kinh doanh từ y tế, giáo dục đến khoa học công nghệ, vận tải,… Trong đó đặc biệt nổi trội ở lĩnh vực khoa học công nghệ với số lượng doanh nghiệp đăng ký mới. Đây cũng được coi là điều tất yếu khi cuộc sống dần chuyển sang cơng nghệ hố mọi thứ.

Hình 2.1 dưới đây thể hiện tỷ lệ phần trăm các loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp được tổng hợp từ OECD Việt Nam. Trong đó có thể thấy tài chính ngân hàng là ngành có ít doanh nghiệp khởi nghiệp do rào cản gia nhập ngành lớn. Bất động sản là lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký mới cao nhất (95%) do đây là ngành nămg động, dễ gia nhập và chi phí ban đầu nhỏ.

Hình 2.1. Tỷ lệ phần trăm các loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp

Nguồn: OECD Việt Nam

Năm 2020, do chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid – 19, tuy nhiên lại là năm tăng trưởng mạnh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thơng tin. Cả nước có 134.941 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới chủ yếu thuộc lĩnh vực dịch vụ, công nghệ thơng tin, y tế, chăm sóc sức khoẻ,… mặc dù giảm 2,3% về số doanh nghiệp so với năm 2019 nhưng vẫn ở mức cao so với một số quốc gia khác cùng khu vực.

Trong năm 2020, theo thống kê thì số doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới trong khu vực dịch vụ có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất với 92.024 doanh nghiệp, tuy đã giảm 7,6% so với năm 2019 nhưng với tương quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng như tình hình dịch bệnh thì đây vẫn là con số đáng mơ ước. Đặc

biệt trong hai lĩnh vực cịn lại cơng nghiệp xây dựng và lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, số lượng doanh nghiệp thành lập mới đã tăng lên rất đáng kể. Điều này có thể được giải thích bởi vì các doanh nghiệp thuộc hai lĩnh vực này có cơ hội phát triển trong đại dịch khi người dân bắt đầu quan tâm đến sức khỏe cá nhân cũng như chất lượng của nông sản. Đối với ngành công nghiệp và xây dựng số doanh nghiệp đăng ký mới đã tăng 10,2% đạt 40277 doanh nghiệp đối với lĩnh vực nơng lâm ngư nghiệp có 2640 doanh nghiệp được thành lập tăng 30,1% so với năm 2019.

Phân chia theo địa phương, năm 2020 có 36/63 địa phương có doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đây là con số đã tăng so với năm 2019 mặc cho tình hình dịch bệnh căng thẳng tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn đăng ký thành lập và phát triển. Như vậy đã đánh giá được tình hình kiểm sốt dịch bệnh trong nước. Các doanh nghiệp đăng ký mới chủ yếu tập trung tại các vùng đang phát triển như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,… Đối với đối với các khu vực phát triển như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm trong năm 2020, cụ thể: thành phố Hà Nội giảm 5,7%, thành phố Hồ Chí Minh giảm 7,5%. Điều này có thể được giải thích vì sự khó khăn trong duy trì kinh doanh của các doanh nghiệp ở các thành phố lớn cũng như các doanh nghiệp mới thành lập chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Chỉ riêng năm 2021, 1 năm mà Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng rất lớn bởi đại dịch Covid tác động trực tiếp lên nền kinh tế Việt Nam. Nhất là sau đợt bùng dịch thứ 4 khó khăn rất lớn đối với người lao động và doanh nghiệp. số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp mới năm 2021 giảm đáng kể so với năm 2020. Không chỉ các doanh nghiệp đăng ký mới giảm mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ dừng hoạt động cũng gia tăng đáng kể, các doanh nghiệp sản xuất cũng bị đình trệ, người lao động bị mất việc. Theo worldbank có thể thấy số lượng doanh nghiệp mới đăng ký thay đổi theo từng đợt dịch. Quý I/2021, sau 1 năm 2020 Việt Nam oằn mình chống dịch, các cửa khẩu đóng cửa và người dân lao động ở các thành phố lớn bỏ về quê, thương mại quốc tế chưa hoạt động trở lại bình thường nên nguồn cung các nguyên vật liệu ít và giá thành bị đội lên cao dẫn đến các doanh nghiệp đăng ký mới giảm hơn so với cùng kỳ quý I kể từ 2016 đến nay.

Sang đến quý 2/2021, do Việt Nam đã thích ứng được với đại dịch và bắt đầu hoạt động ổn định nền kinh tế vĩ mơ. Nên tình hình doanh nghiệp khởi nghiệp mới đã ổn định và có dấu hiệu tích cực. đáng vui mừng là vào tháng 4/2021 số doanh nghiệp mới ra nhập thị trường đạt mức cao kỷ lục so với gian đoạn cùng kỳ các năm.

Tuy nhiên, kể từ tháng 6/2021, tình hình đăng ký doanh nghiệp bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Bối cảnh dịch bệnh cùng thời gian phong tỏa kéo dài đã khiến cho tình hình đăng ký doanh nghiệp trong những tháng tiếp theo có sự sụt giảm “nghiêm trọng” so với những năm trước. Sau thời gian dài chịu tác động dai dẳng của dịch Covid-19, sức lực của nhiều doanh nghiệp đã bị bào mòn. Đặc biệt, trong Quý III/2021 đã xuất hiện hiện tượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể cao hơn số doanh nghiệp thành lập mới. Đồng thời, số lượng doanh nghiệp thành lập mới Quý III/2021 là thấp nhất trong giai đoạn Quý III kể từ năm 2015.

2.1.2. Chất lượng

Các doanh nghiệp khởi nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện đang được hỗ trợ rất lớn từ chính phủ. Mặc dù ngân sách hỗ trợ từ chính phủ chủ yếu hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu phát triển R&D và các hoạt động liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ IPR. Tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể có nhiều ưu đãi khi tham gia vào

chuỗi giá trị và cụm giá trị với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2020 đã quy định về việc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc nghiên cứu phát triển khi có những sáng tạo trong chuỗi giá trị. “Đề án 884 thuộc hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia” do bộ công Bộ Khoa học Công nghệ đề xuất đã được triển khai trong giai đoạn 2017-2020, khơng những mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà còn hỗ trợ kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp, kết nối doanh nghiệp với nhà đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Nhìn chung các chính sách hỗ trợ của nhà nước chủ yếu về các vấn đề bên ngồi doanh nghiệp chưa có những chính sách cụ thể về việc đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp tự phát triển. Do đó nhà nước nên có thêm nhiều chính sách giúp đỡ doanh nghiệp khởi nghiệp cũng như giúp đỡ những đề án sáng tạo để có thể có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tồn diện hơn trong cả về tài chính và những vấn đề về chuyên môn.

Về cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang chiếm tỷ lệ lớn nhất. Tương tự trong các doanh nghiệp khởi nghiệp năm 2020 số doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chiếm tỷ lệ cao nhất, một phần do các doanh nghiệp khởi nghiệp thường có số lượng lao động nhỏ trong đó doanh nghiệp có từ 10 đến 49 lao động chiếm khoảng 30% và doanh nghiệp có 10 lao động chiếm gần 60% các doanh nghiệp này thường sẽ gói gọn trong hoạt động kinh doanh nội địa khơng có hoạt động xuất khẩu do đó quy mơ nhân sự khơng đơng tuy nhiên vẫn hoạt động hiệu quả tuy vậy những doanh nghiệp này sẽ khó có thể bước vào hoạt động xuất nhập khẩu do nguồn lực chưa đủ lớn. Biểu đồ 2.2 dưới đây đề cập đến quy mô lao động của doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam năm 2020 trong đó có thể thấy rõ doanh nghiệp dưới 10 lao động đang chiếm tỉ lệ lớn nhất.

Về công tác kêu gọi vốn của các DNKH tại Việt Nam nhìn chung khá sơi động. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu đến từ các quỹ đầu tư các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế cùng các quỹ đầu tư nước ngoài. Năm 2020, vốn đầu tư vào Việt Nam đã tăng rất nhiều tuy nhiên vẫn còn hạn chế so với khu vực và thế giới. Vốn đầu tư từ nước ngoài chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như công nghệ thông tin, công nghiệp,… do những lĩnh vực này tại Việt Nam đang được chú trọng đầu tư và phát triển với nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào.

Cũng có thể thấy, vốn đầu tư đang tập trung ở một số lĩnh vực nhất định. Do đó nhà nước cần có những giải pháp nhằm hồn thiện chương trình hỗ trợ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tham gia vào các diễn đàn, tổ chức nhằm tiếp cận những nhà đầu tư lớn. Từ đó nâng cao hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp, ví dụ Đề án 844 do bộ khoa học cơng nghệ chủ trì đã có những hoạt động thiết thực như những hội chợ việc khi khởi nghiệp nhằm đa dạng hóa Những tổ chức cá nhân tham gia từ đó tối ưu được khả nămg thực hiện đề án cũng như hồn thiện tiêu đã đề ra.

2.1.3. Quy mơ, lĩnh vực khởi nghiệp

Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2017, các cơng ty khởi nghiệp tại Việt Nam đã thu hút tổng giá trị đầu tư gần 300 triệu USD cho 92 thương vụ đầu tư, con số này gần gấp đôi so với số thương vụ đầu tư vào các doanh

Một phần của tài liệu Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w