Kết quả khảo sát về Văn học nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề văn hóa dân tộc việt nam trên tạp chí tao đàn (1939) (Trang 86 - 126)

Stt Số tạp

chí Tên bài Tác giả Trang

1 I Thương quân bình truyện (tiểu

thuyết của Mạch Mạnh Hoa)

Nguyễn Trọng Thuật

33

2 III Thương quân bình truyện (tiểu thuyết của Mạch Mạnh Hoa)

Nguyễn Trọng Thuật

221

3 III Bài ca đập áo (thơ Lý Bạch) Đồng Hồ 259

4 IV Thương quân bình truyện (tiểu

thuyết của Mạch Mạnh Hoa)

Nguyễn Trọng Thuật

307

5 VI Gia đình và thế giới (truyện của R.Tagore)

Mặc Lan 518

6 VII Gia đình và thế giới (truyện, tiếp

theo)

Mặc Lan 607

7 VIII Gia đình và thế giới (truyện, tiếp

theo)

Mặc Lan 716

8 IX+X Gia đình và thế giới (truyện, tiếp

theo)

Mặc Lan 830

theo)

10 XII Gia đình và thế giới (truyện, tiếp

theo)

Mặc Lan 1041

11 XIII Gia đình và thế giới (truyện, tiếp

theo và hết)

Mặc Lan 1133

12 Số đặc biệt về Tản Đà

Hoàng hạc lâu (thơ Thôi Hiệu) Biệt hữu nhân (thơ Lý Bạch)

Tản Đà 39

13 Số đặc biệt về Tản Đà

Chúc Thành (truyện trong Liêu trai chí dị)

Tản Đà 39

Có thể nói, trong một năm tồn tại, tạp chí Tao Đàn đã có cố gắng lớn

trong mảng dịch thuật, giới thiệu văn học nước ngoài. Các tác phẩm dịch chủ yếu từ hai nguồn Hán văn và Pháp văn. Việc làm này, Tao Đàn đã thể hiện

một khuynh hướng chung là muốn mở rộng nhãn quan nghệ thuật cho độc giả Việt Nam; giúp người Việt Nam được thưởng thức sáng tác văn chương đặc sắc của thế giới, đặc biệt là những tinh hoa ưu tú của Văn học Pháp và Văn học Cổ điển Trung Quốc.

Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Hoa. Gốc rễ Hán học đã có bề dày hàng ngàn năm ở nước ta. Đầu thế kỷ XX, văn học cổ điển của Việt Nam và Trung Quốc, nhất là thơ Đường được dịch thuật và sưu tập rất nhiều.

Hàng loạt những tác phẩm dịch như truyện Gia đình và thế giới – một ấn phẩm của thi hào Ấn Độ - Rabindranath Tagore; Thương quân bình truyện – truyện cổ Trung Hoa; tiểu thuyết của Mạch Mạnh Hoa bình luận về thời đại, thân thế của Thương quân, quốc thế của nước Tần và các nước đối lập với nước Tần bấy giờ,... Nguyễn Trọng Thuật trong tập truyện cổ này đã nhấn

mạnh muốn dựng lại nền văn hóa cho nước nhà được bền vững, tốt đẹp, đối với văn học thuật mới của Tây phương – chúng ta cần thấy phần tinh hoa, không được bỏ cội rễ của Đông phương. Ở các bản dịch văn xi tiểu thuyết, truyện ngắn theo tính chất lối văn biền ngẫu, nhịp nhàng.

Không chỉ dịch văn xuôi, Tao Đàn còn dịch các bài thơ nổi tiếng thời

Đường, Tống. Đây có lẽ là khu vực khá thành công và nổi trội của văn dịch trên Tao Đàn. Có thể dẫn ra đây một số bài thơ dịch khá tài hoa của một số dịch giả để tham khảo như:

Chúng ta gặp Đông Hồ, Mặc Lan, Nguyễn Trọng Thuật, Tản Đà trong những bài dịch văn thơ nước ngoài. Bài thơ nổi tiếng Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu được Tản Đà dịch với giọng điệu rất sâu sắc:

“Hạc vàng ai cưỡi đi đâu Mà đây Hồng hạc riêng lầu cịn trơ

Hạc vàng đi mất từ xưa

Nghìn năm mây trắng bây giờ cịn bay Hán Dương sông tạnh, cây bầy Bãi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non Q hương khuất bóng hồng hơn Trên sơng khói sóng cho buồn lịng ai!”

Hay bài Biệt hữu nhân (thơ Lý Bạch), Tản Đà có lời thơ dịch khá thanh thoát, nhẹ nhàng, âm điệu giàu nhạc tính nhưng vẫn đậm tình cảm, chia ly:

“Chạy dài cõi bắc non xanh

Thành Đông nước chảy, quanh thành trắng phau Nước non này chỗ đưa nhau

Một xa muôn dặm biết đâu cánh bồng! Chia phơi khác cả mối lịng Người như mây nổi, kẻ trông bóng tà.

Vẫy tay thơi đã rời xa,

Nhớ nhau tiếng ngựa nghe mà buồn tênh!”

Và còn nhiều bài khác nữa của các nhà thơ lớn thời Đường, Tống... đã được dịch và giới thiệu trên tạp chí Tao Đàn. Tất cả đã tạo nên một sự giao

lưu và giao thoa văn chương ngay trên tạp chí Tao Đàn giữa các khu vực văn học phương Đơng và phương Tây đều đã có cố gắng đem đến cho độc giả văn học nước nhà những tinh hoa của văn học thế giới. Cùng với một số báo và tạp chí khác, Tao Đàn đã góp phần bắc một nhịp cầu hội nhập về văn chương nghệ thuật cho bạn đọc của nước ta đến với các khu vực văn chương thế giới ngay từ những năm đầu thế kỷ XX.

Với tạp chí Tao Đàn, việc dịch văn nước ngoài đã mang những mục đích rõ rệt. Khơng phải chuyện thuần túy, dịch văn chương nước ngoài chỉ là để giới thiệu các tác phẩm văn chương nước ngoài. Việc làm này của Tao Đàn,

có ảnh hưởng lâu dài đến các nhà văn ở giai đoạn sau, giai đoạn 1940 - 1945. Dần dần, trên văn đàn nước ta đã nảy sinh và xuất hiện một dòng văn học dịch, khơng chỉ có tác dụng mở rộng tầm nhìn cho bạn đọc mà nó cịn đưa nền văn học Việt Nam hòa nhập vào dòng chung của văn chương thế giới. Đây là điều đáng ghi nhận ở Tao Đàn.

3.3. Xây dựng đội ngũ văn nghệ các thế hệ

3.3.1. Nâng đỡ các cây bút trẻ

Tao Đàn đã tập hợp được đông đảo những cây bút tài năng tham gia viết

bài. Tên tuổi của họ đã được khẳng định trong thời kỳ đó và đến tận bây giờ, vẫn để lại tiếng vang trên diễn đàn văn học. Họ là những nhà lý luận – khảo cứu, nhà phê bình, nhà sáng tác có tiếng, nhà ngơn ngữ, nhà nghiên cứu lịch sử và nhà tìm hiểu triết học.

của văn chương rất sâu rộng, mình càng cố đuổi, nó càng xa tít. Văn chương khó, người nghệ sĩ cần phải có học vấn, kinh nghiệm, có tài riêng. Muốn vậy, cần phải xem nhiều văn thơ của tiền nhân, xem sách nước ngoài, phải thường xuyên nghĩ đến nó, ám ảnh nó. Ơng cho biết “có ăn miếng cơm hẩm của trượng phu thì rồi mới trở nên một bậc trượng phu” [60, tr. 528].

Tạp chí Tao Đàn đã ưu ái trong việc giới thiệu tác giả trẻ (Phùng Khắc

Khoan) và cây bút mới (Nguyễn Tuân). Tao Đàn đã đăng trên 10 truyện ngắn của Nguyễn Tuân như: Giòng chữ cuối cùng, Ném bút chì, Ấm trà trong sương sớm, Những chiếc ấm đất, Trên đỉnh núi Tản,... Đặc biệt, tác giả trẻ

này đã có một số bài viết sâu sắc trong số Tao Đàn đặc biệt về Tản Đà như

Chén rượu vĩnh biệt, Tản Đà tửu điếm, Tản Đà-một kiếm khách,...

Trong việc xây dựng đội ngũ các văn nghệ sĩ, Tao Đàn đã thu hút, gây được cảm mến trong đội ngũ cộng tác viên, nghệ sĩ tên tuổi. Họ đã tích cực đóng góp bài vở cơng phu, tâm huyết cho các chuyên mục định hình của tạp chí. Tao Đàn dành nhiều số trang để đăng các sáng tác của tác giả trong mỗi số. Điều đó đã giúp người đọc có dịp được thưởng thức văn tài của các cây bút quen thuộc.

3.3.2. Khẳng định các cây bút có đóng góp qua loại bài chân dung văn nghệ sĩ

Tao Đàn đặt ra việc xây dựng chuẩn văn hóa con người Việt Nam.

Những chân dung văn học, qua 2 số đặc biệt về Tản Đà, về Vũ Trọng Phụng và một số bài khác.

Thống kê, có tới 64 tác giả đã viết bài trong Tạp chí Tao Đàn, trong đó gồm nhiều cây bút nổi tiếng như: Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Trọng Thuật, Phan Khơi, Hồi Thanh, Trương Tửu, Lan Khai, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Tuân.

Đặc biệt với 2 số Tao Đàn tập trung các bài viết về Tản Đà (số đặc biệt tháng 7-1939) và Vũ Trọng Phụng (số đặc biệt, tháng 12 - 1939), liền sau khi các nhà thơ, nhà văn lớn nói trên vừa qua đời.

Tản Đà, tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh năm 1889 ở huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây. Tản Đà là một nhà thơ lớn nối hai thế kỷ - thế kỷ XIX và thế kỷ XX – người làm cầu nói giữa trào lưu lãng mạn với trào lưu hiện thực trong thơ và văn Việt Nam trước năm 1930. Ơng được coi là nhà thơ có cơng gây dựng nghề sáng tác văn chương, và là một bản ngã thuần Việt, thuần dân tộc, gây nên một chấn động văn chương suốt 30 năm đầu thế kỷ XX.

Với bản tính đa tình và cái tơi trữ tình lan tỏa trong thơ và văn xuôi, Tản Đà cố gắng đề cập đến cuộc sống bình thường, cụ thể, quan tâm đến sự đau khổ và nghèo khó của con người. Ơng có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học cận – hiện đại. Thực tế đất nước đầu thế kỷ đặt ra đồng thời vấn đề đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập và phát triển đất nước theo hướng hiện đại: dân chủ hóa rồi đi lên chủ nghĩa xã hội. Văn học thời kỳ đó cũng phát triển theo hướng hiện đại hóa, phù hợp với quy luật chung đó. Và việc đó khơng ai khác ngồi các nhà nho phải làm, vì họ là lực lượng nắm giữ di sản văn hóa. Tản Đà thể hiện tình cảm của con người cá nhân trong đời sống bình thường của xã hội, đem những nỗi buồn vui, lo âu, hy vọng, khát khao yêu đương vào văn học. Tản Đà là nhà thơ dân tộc. Vinh dự đó đến với ơng bằng con đường phát huy vốn văn hóa dân tộc, trau dồi ngơn ngữ văn học và phát triển thơ ca dân tộc.

Bài viết “Bây giờ đây, khi nắp quan tài đã đậy lại” của Lưu Trọng Lư nói về kỷ niệm của Tản Đà với các nhà văn; “Tản Đà ở Nam kỳ” của Ngô Tất Tố; “Tôi với thi sĩ Tản Đà” của Phan Khơi; “Phác họa hình dung và tâm tính thi sĩ Tản Đà” của Lan Khai,..

Vũ Trọng Phụng là một trong những tên tuổi nổi bật hàng đầu trong nền văn xuôi Việt Nam trước Cách mạng. Ông sinh năm 1912 tại Hà Nội. Cuộc đời và thời gian cầm bút của Vũ Trọng Phụng tuy hết sức ngắn ngủi song để lại dấu ấn khó phai mờ trong đời sống văn học Việt Nam trước cách mạng. Khuynh hướng nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng là sự tố cáo gay gắt, là nhãn quan hiện thực “vị nhân sinh” tiến bộ. Bằng một tài năng lớn độc đáo, một bút lực mãnh liệt, Vũ Trọng Phụng đã dựng lên bức tranh nhiều mặt, chân thực, sinh động về xã hội Việt Nam thực dân phong kiến đen tối đương thời. Ông là một trong số người mở đầu và là người có cơng lớn nhất trong việc đưa thể loại phóng sự ở Việt Nam đến thành thục.

Bằng ngòi bút độc đáo của một tài năng lớn, bản lĩnh nghệ thuật vững vàng, Vũ Trọng Phụng đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tài năng của Vũ Trọng Phụng được thể hiện tập trung nhất, kết tinh chói lọi và rực rỡ nhất trong tiểu thuyết của ông

Tạp chí Tao Đàn có thể xem như đã mở đầu cho thơ văn viết về chân dung tác giả văn học để tưởng niệm, kịp thời ghi lại tình cảm sâu sắc, nóng hổi và sự đánh giá trân trọng của người đương thời, của đồng nghiệp đối với những văn nghệ sĩ đã có cơng đóng góp lớn cho sự phát triển của văn học dân tộc. Rất nhiều bài trong hai số tạp chí đặc biệt nói trên đã trở thành những giá trị kiểu mẫu của thể loại chân dung văn học, hồi ức, phê bình văn học, giúp ích cho việc tìm hiểu con người và sự nghiệp của các nhà văn đàn anh, bậc thầy của văn chương Việt Nam hiện đại.

Nếu như các tờ báo, tạp chí trước đó thường gắn liền với tên tuổi một người: Nguyễn Văn Vĩnh với Đông Dương tạp chí, Phạm Quỳnh với Nam Phong tạp chí, Tản Đà với An Nam tạp chí,.. thì Tao Đàn lại là tổng hịa cơng

Tao Đàn khẳng định, vinh danh những bậc đàn anh, các văn nghệ sĩ tài năng:

Nguyễn Bá Trác, Phan Khôi (số 4 và số 6).

Rõ ràng, chúng ta cần thừa nhận rằng, những tác giả đó đều là những “anh tài của dân tộc” mà Tao Đàn là mảnh đất tốt để ươm mầm, bồi dưỡng, phát triển cho nảy nở đến tận độ vậy. Điều này chứng tỏ thái độ dân chủ và tiến bộ của tạp chí trong việc tạo dựng một gương mặt riêng của mình trong làng báo. Cũng nhờ vậy mà Tao Đàn đã huy động, khuyến khích được đội

ngũ anh tài, ghi được một dấu ấn rất sâu trong diễn trình báo chí cũng như văn hóa Việt Nam.

Tất cả họ đều đáng trân trọng ở chỗ: Họ đã sống thật hết mình, khơng đơn giản chỉ là hết mình với sự nghiệp văn chương nghệ thuật, mà còn là thiết tha trong việc gây dựng nền văn hóa Việt Nam. Những tên tuổi ấy vì vậy đã được khắc ghi trong làng văn, làng báo Việt Nam; cả trong lịch sử văn hóa dân tộc.

3.4. Liên hệ: Nhận xét về việc sử dụng báo chí vào cơng cuộc xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam, vào nửa đầu thế kỷ XX, báo chí là diễn đàn cập nhật, cho phép mở ra các cuộc tranh luận, bút chiến bàn về thời cuộc hoặc những vấn đề về văn hóa, văn học - nghệ thuật.

Trên con đường phát triển của báo chí, thành tố văn hóa, văn nghệ ngày càng được mở rộng, gia tăng. Trong bước đầu hình thành nền văn hóa Việt Nam hiện đại, cũng như hiện nay, báo chí có quan hệ khăng khít, máu thịt với văn hóa, văn nghệ theo hai chiều tương hỗ. Báo chí nhờ sức mạnh của văn chương mà lôi cuốn người đọc và ngược lại, văn hóa, văn chương nhờ báo chí mà đến được người đọc một cách phổ biến, rộng rãi. Việt Nam đang tiếp tục xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới, theo quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam trong Nghị quyết T.Ư V,

trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người ở Việt Nam và tiếp thu tinh hoa của văn hóa nước ngồi.

Báo chí có vai trị quan trọng trong việc tham gia giải quyết các vấn đề liên quan tới nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.

Về nhận thức, báo chí tác động tới cơng chúng bằng việc tuyên truyền,

phổ biến, các quan điểm, chủ trương, đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước về xây dựng, quản lí, phát triển văn hóa. Báo chí tun truyền, giáo dục cơng chúng thấy được vai trị của văn hóa là nền tảng của đời sống xã hội; thấy được vai trị chủ thể xây dựng nền văn hóa là của nhân dân; vai trị giám sát của nhân dân trong xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển văn hóa.

Về thái độ, báo chí vừa cung cấp thơng tin, phản ánh thực trạng, vừa

hướng dẫn, định hướng công chúng về thái độ ứng xử của cơng chúng với văn hóa, cụ thể là với các vấn đề về văn hóa và liên quan tới văn hóa. Đó là thái độ tơn trọng, kế thừa những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống, của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay.

Về hành vi, báo chí hướng dẫn, định hướng cho cơng chúng, cung cấp

những mơ hình, hình mẫu văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để công chúng học tập, làm theo dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Từ vấn đề văn hóa dân tộc trên tạp chí Tao Đàn, soi chiếu vào thực tiễn báo chí hơm nay, chúng ta nhận thấy một số vấn đề thiết yếu nhằm nâng cao chất lượng tờ báo, góp phần giữ gìn và xây dựng nền văn hóa dân tộc Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề văn hóa dân tộc việt nam trên tạp chí tao đàn (1939) (Trang 86 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)