Nghiên cứu và tiếp thu tư tưởng triết học Đông Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề văn hóa dân tộc việt nam trên tạp chí tao đàn (1939) (Trang 82 - 85)

8. Bố cục của đề tài

3.2. Đẩy mạnh giao lưu trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam

3.2.1. Nghiên cứu và tiếp thu tư tưởng triết học Đông Tây

Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa để làm cơ sở cho việc mở rộng giao lưu văn hóa Việt Nam ngày nay có ý nghĩa chiến lược lâu dài trên cơ sở, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tiếp nhận nền văn hóa phương Tây, nền văn hóa Việt Nam đã vượt ra khỏi phạm vi của nền văn hóa khu vực, từng bước đạt đến trình độ tiếp cận với nhân loại.

Tao Đàn có vai trị quan trọng trong giao lưu văn hóa. Tao Đàn phát

huy chức năng bộ lọc của văn hóa dân tộc, lựa chọn tiếp thu những yếu tố nhân bản, hợp lý, khoa học, tiến bộ của thế giới.

Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa có truyền thống mở cửa. Những tiến bộ của văn hóa Việt Nam trong truyền thống đạt tới sự phát triển phong phú, khơng tách rời q trình phát triển những mối giao lưu với văn hóa các nước xung quanh, đồng thời, tự khẳng định tính độc lập, tự chủ, cùng những phẩm chất cao đẹp của mình. Giao lưu văn hố với nước ngồi từng bước được mở rộng. Chúng ta có dịp tiếp xúc rộng rãi với những thành tựu văn hoá nhân loại, giới thiệu với nhân dân các nước những giá trị tốt đẹp, độc đáo của văn hoá Việt Nam. Tao Đàn tạo điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc kết hợp với tiếp thụ tinh hoa văn hoá thế giới.

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về Triết học

Stt Số tạp chí Tên bài Tác giả Trang

1 II Trạng Tử Hoài Thanh 115

2 III Khổng Phu Tử với cái vũ trụ quan duy vật

Ngô Văn Triện

210

3 VII Triết học Bergson (tiếp) Lê Chí Thiệp

593

4 VII Khổng Tử có vũ trụ quan duy vật hay duy tâm

Bùi Công Trừng

762

5 VIII Triết học Bergson (tiếp) Lê Chí Thiệp

685

6 VIII Tơi vẫn bảo cụ Khổng có vũ trụ quan duy vật

Ngô Văn Triện

764

8 XI Triết học Bergson (tiếp) Lê Chí Thiệp

910

9 XII Một cái vũ trụ quan còn mờ tối và yếu đuối: Khổng Tử chẳng duy vật mà cũng chẳng duy tâm.

Phan Khôi 961

10 XII Triết học Bergson (tiếp) Lê Chí Thiệp

1021

11 XIII Triết học Bergson (tiếp) Lê Chí Thiệp

1107

12 XIII Trả lời ông Phan Khôi về câu chuyện vũ trụ quan của Khổng Tử Ngô Văn Triện 1142 13 Số đặc biệt về Tản Đà

Tản Đà triết học Ngô Văn Triện

47

Những bài viết về vũ trụ quan duy vật và duy tâm của Khổng Tử, Trạng Tử, Tản Đà của các tác giả Hồi Thanh, Lê Chí Thiệp, Ngơ Văn Triện, Phan Khơi,... phát huy tinh hoa của tư tưởng Á Đông đã giới thiệu và phê bình các học thuyết cổ kim của Tây Âu từ đó dung hợp các tư tưởng, học thuyết.

Trong mỗi tác phẩm dịch, Tao Đàn đều phân tích, trích dẫn so sánh cụ thể nội dung chi tiết. Ở “Triết học Bergson” của Lê Chí Thiệp, Tao Đàn có lời dẫn: “Giáo sư Lê Chí Thiệp đã làm được một việc rất đáng khen: giới thiệu với đồng bào bằng một lối văn giản dị và sáng tạo, cái triết học nổi tiếng khắp thế giới. Đã đành rằng sự phát minh của Bergson: Trực giác, khơng phải là một cái gì mới lạ cho người phương Đông. Cổ nhân chúng ta

đã từng dùng sự hội ý để hiểu sự vật. Sự hội ý ấy tức là cái trực giác mà người ta tưởng Bergson đã phát minh. Có điều ta cứ thở hút khơng khí mà vẫn khơng hiểu rõ bản chất và cơng hiệu của khơng khí. Nay có người cho ta biết, ta há thờ ơ?”. Tao Đàn đã đăng tải trọn vẹn 5 chương tác phẩm này của Lê Chí Thiệp. Đây là một cơng trình cơng phu, suy ngẫm kỹ, có tác động lớn đến nhận thức và tư duy của người đọc.

Cùng với triết học Bergson, xung quanh vấn đề vũ trụ quan của Khổng Tử, Tao Đàn cho đăng một loạt bài viết: “Khổng Phu Tử với cái vũ trụ quan duy vật” của Ngô Văn Triện; “Khổng Tử có vũ trụ quan duy vật hay duy tâm” của Bùi Cơng Trừng; “Tơi vẫn bảo cụ Khổng có vũ trụ quan duy vật” của Ngô Văn Triện; “Một cái vũ trụ quan còn mờ tối và yếu đuối: Khổng Tử chẳng duy vật mà cũng chẳng duy tâm” của Phan Khơi,....

Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu thêm truyền thống văn hóa dân tộc. Phát triển kinh tế xã hội phải đặt trên nền tảng văn hóa mang bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu các giá trị tinh hoa của loài người. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngồi, Tao Đàn đã chắt lọc,

“gạn đục khơi trong” nhằm phát triển phù hợp với nhu cầu thời đại mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề văn hóa dân tộc việt nam trên tạp chí tao đàn (1939) (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)