Tuyên ngôn tạp chí Tao Đàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề văn hóa dân tộc việt nam trên tạp chí tao đàn (1939) (Trang 42 - 44)

8. Bố cục của đề tài

2.1. Tuyên ngôn tạp chí Tao Đàn

Tuyên ngôn của tạp chí được thể hiện trong lời “Cùng bạn đọc” đăng trên trang đầu của số 1 tạp chí, bộ biên tập tạp chí đã nói rõ mục đích của Tao Đàn:

Tao Đàn là tờ tạp chí không phải là cơ quan riêng của văn phái nào. Nó sẽ là nơi gặp gỡ của hết thảy mọi trào lưu tư tưởng và mọi khuynh hướng nghệ thuật, miễn là các trào lưu và khuynh hướng ấy cùng chung một mục đích: gây dựng một nền văn hóa Việt Nam.” [60, tr. 22].

Mục đích của Tao Đàn là tiếp tục công việc của các báo và tạp chí ra đời, hoạt động trước đó, nhằm vào việc hoàn thành công cuộc kiến thiết nền văn hóa dân tộc thông qua việc “gây ngay một phong trào quốc văn mạnh mẽ và rộng lớn từ trước đến nay”.

Nếu như trong Nam Phong tạp chí (7 - 1917) của chủ bút Phạm Quỳnh ra đời nhằm mục đích: “muốn gây lấy một nền văn học mới để thay vào cái nho học cũ, cùng đề xướng lên một cái tư trào mới hợp với thời thế cùng trình độ nhân dân ta,... giúp cho sự mở mang tri thức, giữ gìn đạo đức trong quốc dân An Nam, truyền bá các khoa học của Thái tây, nhất là học thuật tư tưởng của nước Đại Pháp, bảo tồn cái quốc túy của nước Việt Nam ta” [15, tr. 69]. Mục đích của Nam Phong là tuyên truyền cho chính sách khai hóa của thực dân Pháp mà An-be Xa-rô – Thống đốc toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ thi hành ở nước ta.

Cũng là tạp chí phản ánh quan điểm của thực dân Pháp, ngay trong số 1, Đông Dương tạp chí nêu lên mục đích “đem các thuật hay, nghề mới Thái tây mà dạy phổ thông cho người An Nam”. Tạp chí này cũng nói rõ về cách sắp xếp các bài trên mặt báo: “Mỗi kỳ có một bài tổng thuật các việc trong tuần, một bài đại luận về thời sự, các điện báo hoàn cầu, các điều nên biết về việc buôn bán.” [15, tr. 59] thì tạp chí Tao Đàn lại chủ trương tránh biệt phái, mà cố gắng trở thành một diễn đàn mở rộng, có khả năng tập hợp và hội tụ các lực lượng tuy chính kiến có thể khác nhau, nhưng có chung lập trường giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, không để rơi vào tình trạng mất

giống anh tài chủng tộc, là nơi để bất cứ một cá tính nào cũng có thể phát triển đầy đủ về phương diện tư tưởng cũng như nghệ thuật. Nó sẽ là nơi tập trung tất cả mọi sự gắng công để đi tới sự hợp nhất và tiến bộ đến hoàn toàn của ngôn ngữ Việt Nam và sau hết, để đi tới sự nhận chân cái bản thể nhân loại qua tâm hồn Việt Nam.” [60, tr. 22]

Rõ ràng, đó là mục đích cao đẹp mà Tao Đàn đặt ra, và quan trọng hơn là tạp chí đã nỗ lực để thực hiện trong suốt thời gian tồn tại. Trên thực tế đúng như tuyên ngôn đặt ra, Tao Đàn đã có đóng góp lớn cho làng báo Việt Nam cũng như cho nền văn hóa dân tộc.

Chủ trương và nỗ lực của Tao Đàn là: xây dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho văn hóa nước nhà không bị “hòa tan” theo lối mất gốc mà vẫn tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại. Đây là một chủ trương đúng đắn, đến nay vẫn giữ được ý nghĩa tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề văn hóa dân tộc việt nam trên tạp chí tao đàn (1939) (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)