Kết quả khảo sát về Ngôn ngữ tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề văn hóa dân tộc việt nam trên tạp chí tao đàn (1939) (Trang 78 - 83)

Stt Số tạp chí Tên bài Tác giả Trang

1 II Điển chế văn tự Nguyễn

Triệu Luật 102

2 IV Một ý kiến thô sơ về cách điển chế văn tự

Nguyễn

Triệu Luật 295

3 V Tiếng Nam phải giữ tinh thần

riêng của tiếng Nam Hoài Thanh 406

4 VI

Một cách để gây cho dân tộc ta một cái nguyên tắc tinh thần

Nguyễn

Triệu Luật 486

5 VII Phương pháp làm cuốn Mẹo tiếng Việt Nam

Nguyễn

Triệu Luật 584

6 VIII Luật Ngã – Hỏi (Lời phụ của P.K) Nguyễn Đình 702 7 XI Vấn đề cải cách chữ quốc ngữ Nguyễn Triệu Luật 888 8 XI

Một ý kiến về cải cách văn tự nước nhà: tước bỏ cái gạch nối liền

Kinh Dinh 898

9 XII

Để đi tới một bộ từ điển Việt Nam hoàn toàn: Bổ khuyết vào tập Việt Nam Tự điển do hội Khai trí tiến Đức khởi thảo

Tảo Trang 977

10 XII Những chỗ thiếu sót trong

11 XII Vấn đề cải cách chữ quốc ngữ (tiếp theo)

Nguyễn

Triệu Luật 988

12 XII Cho được thống nhất ngữ

ngôn văn tự nước nhà XXX 1051

13 XIII Vấn đề cải cách chữ quốc ngữ (tiếp theo và hết)

Nguyễn

Triệu Luật 1079

14 XIII Việt hóa một bài văn Tây:

Chân trời mặt bể lênh đênh

Nguyễn Triệu Luật 1117 15 Số đặc biệt về Tản Đà Tản Đà dịch văn Nguyễn Xuân Huy 62

Vấn đề truyền bá và phát huy những tính năng của chữ quốc ngữ, cải cách chữ quốc ngữ. Theo Lan Khai, đặc tính dân tộc nằm ở ngôn ngữ dân tộc, cách cảm, cách nghĩ dân tộc.

Ngôn ngữ là một phương diện của văn hóa. Ngơn ngữ là cái hồn của văn hóa. Dân tộc có văn hóa là phải có ngơn ngữ thống nhất trong cách phát âm, có văn hóa. Loạt bài của Từ Ngọc, Nguyễn Triệu Luật, Tảo Trang, Kinh Dinh bàn về ngôn ngữ dân tộc qua việc điển chế văn tự, cải cách chữ quốc ngữ là những bài viết công phu.

Tao Đàn là tạp chí tiếp tục các tờ báo, tạp chí trước đó trong việc

truyền bá và phát huy những tính năng của chữ quốc ngữ.

Sau này, Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 đã đề cập đến vấn đề này. Trong phần nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa mácxít Đơng Dương, ý thứ 3 của phần Công việc phải làm là “Tranh đấu về tiếng nói, chữ viết”. Cụ thể là: Thứ nhất, “Thống nhất và làm giàu thêm tiếng nói”; Thứ hai, “Ấn định mẹo vǎn ta”; Thứ ba, “Cải cách chữ quốc ngữ”. [3]. Như vậy, đề cương văn hóa Việt Nam ra đời sau đó ít lâu cũng đã đề cập đến vấn đề tiếng

Việt và chữ quốc ngữ. Có thể thấy, công lao của Tao Đàn về vấn đề này là

không nhỏ.

Tao Đàn nhận thức về vai trò của chữ quốc ngữ và sự cần thiết của

việc truyền bá nó: Bài “Tiếng Nam phải giữ tinh thần riêng của tiếng Nam” của Hoài Thanh (số 5), khẳng định tiếng ta trong bao nhiêu thế kỷ chịu ảnh hưởng chữ nho mà vẫn giữ được tinh thần của riêng nó. Hay “Một cách để gây cho dân tộc ra một cái nguyên tắc tinh thần” của Nguyễn Triệu Luật (số 6) cho thấy dân tộc Việt từ Bắc chí Nam cùng theo một phong tục, cùng nói một thứ tiếng, cùng giữ một kỷ niệm, một dân tộc thuần nhất hơn hết thảy các dân tộc khác.

Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ làm phương tiện của báo chí, đặc biệt là đề cao tầm quan trọng của nó là đóng góp quý báu của Tao Đàn. Một yếu tố

thành công của Tao Đàn nữa về vấn đề chữ quốc ngữ là sự xuất hiện các hình thức ngơn từ mới. Tao Đàn đã thúc đẩy q trình chuẩn hóa, hồn thiện tiếng Việt, đưa nó tiến tới ngơn ngữ hiện đại. Điều này được thể hiện qua hàng loạt những bài viết về cải cách ngôn ngữ: “Điển chế văn tự” của Nguyễn Triệu Luật (số 2, tr. 102); “Một ý kiến thô sơ về cách điển chế văn tự” – Nguyễn Triệu Luật (số 4, tr. 295); “Phương pháp làm cuốn “Mẹo tiếng Việt Nam” – Nguyễn Triệu Luật (số 7, tr. 584); “Dòng hay Giòng” – Từ Ngọc (số 5, tr. 479); “Cho được thống nhất văn tự nước nhà” (số 12, tr. 1051).

Chữ quốc ngữ trong buổi ban đầu còn nhiều điểm khác với chữ viết hiện nay. Một đặc trưng dễ nhận thấy nhất là những dấu “-” gạch nối liền giữa hai chữ mà trong chính Tao Đàn sử dụng. Và cũng chính Tao Đàn lần đầu tiên lên tiếng bàn việc tước bỏ nó. “Một ý kiến về cải cách văn tự nước nhà: tước bỏ cái gạch nối liền” của Kinh Dinh, (số 11, tr. 898) khẳng định trong việc tài bồi văn tự ngữ ngôn nước nhà, cái gì thiếu thốn tất nhiên phải bồi bổ, cái gì thừa, rườm rà, phiền phức nền văn, trở ngại cho việc viết văn thì cố nhiên phải tước bỏ, có nhiều bất tiện do gạch nối liền gây ra và cần

11, 12, 13. Đây là một cơng trình nghiên cứu rất cơng phu, chu đáo về việc cải cách chữ quốc ngữ cho phù hợp, dễ sử dụng với người Việt. Cải cách phải chú trọng vào âm thanh, âm trước nhất, không nên để ý vào dáng chữ, phải theo luật trong, đục, cứng, mềm của các thanh và luật hiệp âm của các âm. Bài “Việt hóa một bài văn Tây” – Nguyễn Triệu Luật trên số 13 cũng tương tự.

Tao Đàn thúc đẩy q trình chuẩn hóa, hồn thiện tiếng Việt, đưa nó

tiến tới ngơn ngữ hiện đại qua các bài viết: “Cho được thống nhất ngữ ngôn văn tự nước nhà” – số 12; “Tại sao quốc văn chậm phát triển?” – Nguyễn Hữu Chương, số 4.

Tảo Trang trong bài viết, “Bổ khuyết vào tập Việt Nam tự điển do hội

Khai trí tiến đức khởi thảo” [61, tr. 977] nhận định đây là bộ từ điển tiếng Việt đầy đủ nhất, rõ ràng nhất từ trước đến giờ. Ông cũng chỉ ra những chỗ thiếu sót trong Việt Nam tự điển tập 38 từ chữ Tranh đến chữ Trú.

Trong vòng một năm nhưng tiếng Việt và chữ quốc ngữ đã tiến triển, đi được những bước dài, trong đó có sự đóng góp của sáng tác văn học về mặt ngôn ngữ là rất lớn. Ngơn ngữ và văn hóa có mối quan hệ gắn bó với nhau, ngơn ngữ khơng chỉ là phương tiện giao tiếp, không chỉ là công cụ của con người mà cịn là quan niệm của chính con người với tư cách là chủ thể tiếp nhận. Tao Đàn đã khơng ngừng duy trì tiếng nói và chữ viết dân tộc, vì trong đó chứa đựng gốc rễ của nền tảng văn hóa dân tộc, quốc hồn, quốc túy kết tinh từ mấy ngàn năm lịch sử.

3.2. Đẩy mạnh giao lƣu trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam

3.2.1. Nghiên cứu và tiếp thu tư tưởng triết học Đông Tây

Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa để làm cơ sở cho việc mở rộng giao lưu văn hóa Việt Nam ngày nay có ý nghĩa chiến lược lâu dài trên cơ sở, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tiếp nhận nền văn hóa phương Tây, nền văn hóa Việt Nam đã vượt ra khỏi phạm vi của nền văn hóa khu vực, từng bước đạt đến trình độ tiếp cận với nhân loại.

Tao Đàn có vai trị quan trọng trong giao lưu văn hóa. Tao Đàn phát

huy chức năng bộ lọc của văn hóa dân tộc, lựa chọn tiếp thu những yếu tố nhân bản, hợp lý, khoa học, tiến bộ của thế giới.

Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa có truyền thống mở cửa. Những tiến bộ của văn hóa Việt Nam trong truyền thống đạt tới sự phát triển phong phú, khơng tách rời q trình phát triển những mối giao lưu với văn hóa các nước xung quanh, đồng thời, tự khẳng định tính độc lập, tự chủ, cùng những phẩm chất cao đẹp của mình. Giao lưu văn hố với nước ngồi từng bước được mở rộng. Chúng ta có dịp tiếp xúc rộng rãi với những thành tựu văn hoá nhân loại, giới thiệu với nhân dân các nước những giá trị tốt đẹp, độc đáo của văn hoá Việt Nam. Tao Đàn tạo điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc kết hợp với tiếp thụ tinh hoa văn hoá thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề văn hóa dân tộc việt nam trên tạp chí tao đàn (1939) (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)