Cuộc tranh luận “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay Nghệ thuật vị nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề văn hóa dân tộc việt nam trên tạp chí tao đàn (1939) (Trang 49 - 62)

8. Bố cục của đề tài

2.3. Cuộc tranh luận “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay Nghệ thuật vị nhân

sinh?” trong giai đoạn cuối trên Tao Đàn

Cuộc tranh luận “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh” diễn ra trong giai đoạn 1935 – 1939 đã thu hút nhiều nhà lý luận, phê bình, nhà văn tham gia. Cuộc tranh luận giữa hai phái này đã kéo dài trong nhiều năm, đặt ra nhiều vấn đề lý luận như cái tôi của người nghệ sĩ, công chúng văn học, tính giai cấp, tính dân tộc, đặc biệt về vấn đề “Gây dựng nền văn hóa Việt Nam như thế nào?”.

Cuộc tranh luận “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay Nghệ thuật vị nhân sinh?” được chia thành ba màn tranh luận lớn. [62, tr. 35]. Màn thứ nhất nêu nguồn gốc của cuộc tranh luận giữa Thiếu Sơn và Hải Triều. Hai tác giả đã có những loạt bài đại diện cho những quan điểm nghệ thuật đối lập nhau, khơng thể dung hịa. Cuộc tranh luận chuyển sang giai đoạn hai với sự tham gia đông đảo của các ý kiến phát biểu và bất đồng trong các khía cạnh của hai quan điểm nghệ thuật. Màn thứ hai: Lực lượng tham gia bút chiến tập hợp

cùng các chiến hữu. Và màn thứ ba: Cuộc tranh luận tiếp tục và kết thúc trên tạp chí Tao Đàn, năm 1939.

Điều đáng nói, từ số 2, tạp chí Tao Đàn đã chủ động tổ chức cuộc trao đổi ý kiến xoay quanh chủ đề “Gây dựng nền văn hoá dân tộc Việt Nam như

thế nào? Phải chăng có một nền văn chương mn đời lấy lịng người dân làm căn bản? Giữa nghệ thuật và cuộc đời, cái nào là chính?”, lơi cuốn

được các cây bút của hai phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh” tham gia thảo luận sôi nổi.

Lan Khai trong bài viết “Cần một ông Trời” giải thích Trời là cái đặc tính tóm tắt của cả một dân tộc kể từ ngày đầu tiên đến lúc tận cùng. Khi ơng Trời khơng cịn giữ được cái tính cách bản thổ nữa thì chính lúc ấy, ơng trời sẽ khơng cịn mà các dân tộc cũng mất đi. Trong bài “Tính cách Việt Nam trong văn chương”, Lan Khai cũng thể hiện quan điểm tinh thần dân tộc là kết quả của sự gom góp tất cả các nết hay mà dân tộc ấy sẵn có. Ơng cũng nêu ra những đức tính của Việt Nam mà người Pháp phải ngợi khen. Và các văn sĩ cần phải biết làm rực rỡ cái tinh thần của chủng tộc trong sáng tác văn chương. Đó cũng là bước đầu tiên để đi tới gây dựng một nền văn hóa Việt Nam.

Phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” đại diện là Hoài Thanh, cho rằng sứ mệnh của nhà văn là làm sao giúp người đọc nhận biết được cái “chân tướng lộng lẫy” của văn chương, cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái lạ của thiên nhiên cũng như của lòng người, nâng cao nhận thức thẩm mỹ và trau dồi tình cảm cao đẹp trong con người. Phái “nghệ thuật vị nhân sinh” gồm nhiều cây bút sắc sảo như Hải Triều, Hải Thanh, Bùi Công Trừng. Hệ thống luận điểm họ đưa ra khẳng định: Văn chương chỉ tôn thờ cái đẹp, chủ nghĩa nghệ thuật tự do thơi thì chưa đủ; việc chú trọng bênh vực quyền lợi của những người lao khổ mới thực sự là mối quan tâm hàng đầu của nghệ thuật. Phái này cho

rằng “Khi nào vấn đề cơm áo giải quyết xong rồi thì miếng đất của chân nghệ thuật mới thành lập” (Hải Vân).

Hải Triều viết bài “Đi tới chủ nghĩa tả thực trong văn chương: những khuynh hướng trong tiểu thuyết”. Đây là một bài nhân phê bình cuốn Lầm than của Lan Khai mà Hải Triều bàn rộng ra vấn đề làm văn nghệ tranh đấu

do cách mạng vơ sản lãnh đạo. Ơng cho rằng văn nghệ của ta từ trước đến nay tồn mơ tả cuộc đời lãng mạn, ươn hèn của giai cấp trưởng giả. Cũng trên Tao Đàn số 2, Bùi Công Trừng trong bài viết “Tán thành sự gây dựng

nền văn hóa Việt Nam”. Cũng như Hải Triều, Bùi Công Trừng đi từ giọng

điệu quyết liệt tới một thái độ cởi mở hơn. Ơng thể hiện rõ quan điểm của mình đối với nền văn hóa dân tộc: “Chúng ta nung đúc lại với cái tinh thần phấn đấu của dân tộc chúng ta, để thích hợp với đời sống của chúng ta ngày nay, để nâng cao nó lên và để gây dựng lấy một nền văn hóa phong phú, tinh mỹ, góp vào gia tài chung của nhân loại” [60, tr. 189]. Theo ơng, nền văn hóa Việt Nam khơng thể chỉ cóp nhặt của Tàu, của Pháp mà cũng chẳng thể đóng khung trong cái gia tài nhỏ bé yếu hèn của địa phương. Nó cần mở rộng đón các trào lưu văn hóa hùng dũng của chủ nghĩa xã hội để làm cho nền văn hóa của ta đỡ mùi yếu đuối. Bùi Công Trừng cũng mong mỏi đội ngũ trí thức nước nhà có tác phẩm rung động được tâm hồn của triệu con người. Ông khẳng định đó chính là tán thành việc bồi bổ, xây dựng nền văn hóa Việt Nam.

Vì ở bài trên đây, Bùi Công Trừng yêu cầu tác phẩm văn học phải rung động được tâm hồn của hàng triệu con người đang tìm đường nâng cao nhân cách của con người. Nhưng vì chữ “con người” theo ý Bùi Công Trừng, là con người vô sản cho nên Lưu Trọng Lư lên tiếng phản đối. Lưu Trọng Lư viết bài “Đôi lời bàn thêm cùng ông Bùi Công Trừng” (Tao Đàn số 3), đồng

Theo Lưu Trọng Lư, nhà văn có nhiều khuynh hướng xã hội như Hugo vẫn đề cao “con người muôn thuở”, chống lại cái con người của một thời đại, một giai cấp. Lưu Trọng Lư và phái ”nghệ thuật vị nghệ thuật” đã bỏ qua cái gốc xuất phát: con người là tổng hịa giữa bản tính tự nhiên và bản chất xã hội: nó khơng thể thốt ly khỏi những mối quan hệ khách quan tác động và chi phối.

Ở bài viết khác, “Bàn qua về nghệ thuật” (Trả lời ông Lưu Trọng

Lưu), Bùi Công Trừng bác bỏ lời Lưu Trọng Lư rằng xưa nay trên thế giới chưa từng có một nền văn hóa khơng Đơng, khơng Tây, khơng kim, khơng cổ, một nền văn hóa mn đời. Ơng cho biết “khơng thể có thứ văn chương nghệ thuật mn đời khơng đổi thì khơng khác gì chúng ta nhận nghệ thuật văn chương tách ra ngồi luật tiến hóa chung của vũ trụ lồi người.” [60, tr. 567]. Lan Khai trong bài “Bàn qua về nghệ thuật” bác bỏ Bùi Công Trừng

cho rằng con người luôn luôn thay đổi, vin vào chỗ xưa kia tình yêu dựa vào bộ răng đen, bộ yếm đỏ, cịn ngày nay tình u dựa vào răng trắng, vào làn da nõn nà, hở hang. Lan Khai cho rằng tất cả các thứ Bùi Công Trừng chỉ ra chưa phải bản chất của tình yêu.

Tuy nhiên, Lưu Trọng Lư đã dựa vào nhà văn Gide để cơng kích phe duy vật trong bài “Con đường riêng của tri thức” (Tao Đàn số 5). Phe duy

vật trước kia từng ca ngợi Gide là nhà văn vô sản, vậy mà bây giờ Gide viết hai cuốn sách cơng kích Nga xơ làm cho các nhà văn xã hội bẽ bàng. Lưu Trọng Lư đã căn cứ vào thái độ của Gide mà biện minh cho thái độ cần phải độc lập, vô tư của văn sĩ, không nên mù quáng làm nô lệ cho bất cứ chủ nghĩa hay đảng phái nào.

Sứ mệnh cao quý của nhà văn được cả hai phía tơn vinh ở những mức độ khác nhau. Nếu như Hải Triều muốn nhấn mạnh nhà văn xã hội, nhà văn của giai cấp cần lao thì Hồi Thanh coi nhà văn là một người sống giữa xã hội, làm hết phận sự với xã hội. Cuộc tranh luận giữa hai phái “nghệ thuật vị

nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh” giữa các nhà phê bình: Thiếu Sơn, Hồi Thanh, Lê Tràng Kiều... với Hải Triều, Hải Khách, Lâm Mộng Quang, Bùi Công Trừng,... (một bên do Hải Triều đứng đầu, một bên do Hoài Thanh) diễn ra sôi nổi từ tháng 8 - 1935 đến 8 - 1936. Từ cuối năm 1936 kéo sang năm 1937 và 1938, cuộc tranh luận đột nhiên lắng xuống.

Trên Tao Đàn trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ số 1 (1-3-1939) đến số 8 (16-6-1939) đã dấy lên một hồi tranh luận nữa để rồi khép màn cho cuộc bút chiến về nghệ thuật kéo dài 5 năm.

Trong số đầu tiên ra mắt, Tao Đàn cho đăng bài Nghệ thuật với văn hóa của Thiều Quang Lê Quang Lộc, trong đó tác giả phản đối những người

chủ trương thuyết “nghệ thuật vị nhân sinh” vì phái này coi nhẹ phương diện tinh xảo, hồn mỹ có tính nghệ thuật của văn chương, “bắt nhà văn phải “thích thú” làm việc ra ngoài bản chất tự nhiên”, không được “thành thực với cảm xúc”, không được “hồn tồn tự do”, bởi vậy “chỉ có thể sản xuất ra một thứ văn chương giả dối” không “diễn tả được những tư tưởng phức tạp, trước các tình trạng xã hội” cũng như tả “những u uẩn của tâm tình”. Loại văn chương và nhà văn như thế “làm thế nào phụng sự được nhân sinh” cho tốt được?

Theo tác giả thì nhà văn phải “diễn tả được đầy đủ chỗ sâu sắc của con

người, ấy là nhà văn đã đi đến nghệ thuật đồng thời đã phụng sự được nhân

sinh”. Con người, ở đây như Lê Quang Lộc quan niệm “mặc dầu thuộc về

chủng tộc và giai cấp”, bao giờ cũng có bóng vang của cả nhân loại”. Và chính khi đi từ tâm hồn mình ra, nhà văn làm cho tác phẩm của mình có được tinh thần quốc gia chủng tộc và mang được bản chất nhân loại. Như vậy, khi nào nhà văn thực hiện mình một cách trọn vẹn và thành thực nhất trong tác phẩm, bản sắc cá nhân và cá tính của nghệ sĩ được bộc lộ tự do và thành thực,

thì đồng thời khi đó văn phẩm của anh ta cũng góp phần “phát triển được cái tinh hoa của chủng tộc”.

Qua bài này, chúng ta thấy Lê Quang Lộc đứng về phía “nghệ thuật vị nghệ thuật”, tiếp tục đề cao một chiều phương diện nghệ thuật biểu hiện của tác phẩm văn chương, xem nhà văn là tất cả - họ không dừng lại là con người của giai cấp mà cao hơn là con người của dân tộc, của nhân loại ở phần tinh hoa nhất, phổ quát nhất.

Trên Tao Đàn số 7, Hoài Thanh trong bài viết “Ý nghĩa và công dụng của văn chương” cho rằng văn chương là mơn trang trí làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn, vui tươi hơn, quên mệt nhọc, hận thù. “Cuộc sinh hoạt vật chất như một tấm màn đen ngăn tri giác người ta với thâm chân. Vén tấm mà đen ấy, tìm ra những cái hay, cái đẹp, cái lạ trong cảnh trí thiên nhiên và trong tâm linh người ta. Đó là nhiệm vụ của nghệ thuật và văn chương. Văn chương gây cho ta những tình cảm khơng có, luyện những tình cảm ta sẵn có” [60, tr. 775]. Cũng như vậy, trong bài “Thế nào là nội dung và hình thức một tác phẩm văn chương?”, theo như Hồi Thanh thì ở Truyện Kiều, cái luân lý, triết lý.. tất cả cái đó chỉ là hình thức, cịn cái nội dung thực sự phải là “tình, cảnh, hình tượng, âm điệu, văn chương”, vậy thì cái luân lý, cái lý thuyết là cái tùy sẽ bị lỗi thời, còn cái hay, cái đẹp, thuần túy, nghệ thuật, mới là cái vĩnh cửu. Đáp lại chủ trương của Tao Đàn, Bùi Công Trừng – một người của

phái “nghệ thuật vị nhân sinh” đã nắm lấy cơ hội này viết bài “Tán thành sự gây dựng nền văn hóa Việt Nam” [60, tr. 189]. Bài của Bùi Công Trừng đăng trên báo Đông phương. Khi Tao Đàn chọn đăng lại bài này trên số 3 của tạp chí mình với lời chú của tịa soạn là “về bài này, chúng tôi sẽ bàn thêm ở một số sau” và trước đó ở số 1, bài của Lê Quang Lộc đã ra mắt, thì tức là tạp chí đã chủ động mở ra và nối lại cuộc tranh luận đã qua. Dưới một khía cạnh khác: khơng dừng lại khía cạnh tính giai cấp của văn chương – vì có lẽ ở

phương diện này, phái “nghệ thuật vị nghệ thuật đã đuối sức và bị áp đảo trước lý lẽ và thực tế mà phái “nghệ thuật vị nhân sinh” đưa ra từ vài ba năm trước – để rẽ sang và đi vào một bình diện cao hơn: tính dân tộc và tính người, tính nhân loại phổ qt.

Vì chủ động khơi gợi vấn đề về tính dân tộc và tính nhân loại của văn chương dưới chủ đề “Gây dựng nền văn chương Việt Nam”, và sẵn có phương tiện ngơn luận tập hợp những người đồng điệu, Tao Đàn đã liên tục cho đăng các bài viết của Lưu Trọng Lư, Lan Khai, Hòai Thanh với số lượng lớn, nối tiếp nhau (gần 20 bài) trong khi phía bên kia trước sau chỉ có Bùi Cơng Trừng và Hải Triều, với vẻn vẹn 3 bài.

Hải Triều trong bài “Đi tới chủ nghĩa tả thực trong văn chương – những khuynh hướng trong tiểu thuyết” cho rằng linh hồn của một dân tộc, của nhân loại sau này, sáng suốt hay ngu đần, tiến tới hay giật lùi, chính là do trách nhiệm của nhà văn – những kỹ sư tâm hồn. Ông cũng lý giải, một tác phẩm hay khơng những vì nó đã đi đúng với cái thị hiếu đương thời của độc giả, mà có cịn hay ở cách sắp xếp, trình bày của tác giả nhẹ nhàng, kín đáo, đẹp đẽ. Quan niệm của tác giả tự bộc lộ ra, chứ khơng cần phải tun bố.

Hồi Thanh cũng bàn luận về một vài lối thơ in sâu vào trí não người mình hồi xưa như lối thơ con cóc, lối mượn chim mng, cây cỏ để nói người trong bài “Nói về một vài lối thơ xưa”. Trong “Thành thực và tự do trong văn chương” (Tao Đàn số 6), Hoài Thanh phủ định lại chủ trương nhà nước can thiệp vào văn chương làm cho nó mất tự do và thiếu thành thực thì tất nhiên văn chương sẽ giả tạo, nghèo nàn. Ông cho rằng văn chương ta từ trước tới nay vì bó buộc q đỗi nên ln ln đi bên cạnh sự giả dối, bịa đặt. Nhà văn chỉ lo viết thế nào cho đúng với địi hỏi của xã hội mà khơng cần đúng với sự thật tự nhiên. Ông cũng thể hiện rõ quan điểm rằng, ngày nay ta phải nhất

thiết ly dị với cái xu hướng giả dối đó. Hai chữ “thành thực” sẽ cho tác phẩm của ta một địa vị danh dự.

Có tất cả 22 bài viết của các tác giả tham gia tranh luận trên Tao Đàn. Để bạn đọc có thể hình dung về tồn bộ cuộc tranh luận này, tác giả Nguyễn Ngọc Thiện đã dày công sưu tầm và biên soạn cuốn Nhìn lại cuộc tranh luận

nghệ thuật 1935 - 1939, nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 1996. Lần đầu

tiên, cơng trình này tập hợp tư liệu, nghiên cứu, giới thiệu khá đầy đủ những khuôn mặt tác giả với những bài viết cuốn sách đã từng tham gia vào cuộc tranh luận.

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về Cuộc tranh luận “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay Nghệ thuật vị nhân sinh?”

Stt Số tạp

chí Tên bài Tác giả Trang

1 I Nghệ thuật với văn hóa Lê Quang Lộc 6

2 I Nói về một vài lối thơ xưa Hoài Thanh 30

3 II Một nền văn chương Việt

Nam Lưu Trọng Lư 97

4 II

Đi tới chủ nghĩa tả thực trong văn chương: Những khuynh hướng trong tiểu thuyết

Hải Triều

125

5 II Tán thành sự gây dựng nền

văn hóa Việt Nam Bùi Công Trừng

188

6 III Cần một ông trời Lan Khai 275

7 III Đôi lời bàn thêm cùng ông

8 IV Tính cách Việt Nam trong

văn chương Lan Khai

289

9 IV Quốc túy Lưu Trọng Lư 293

10 IV Đỗ Phủ Hoài Thanh 303

11 V Thiên chức của văn sĩ Việt

Nam Lan Khai

385

12 VI Cái nguy mất gốc Lan Khai 481

13 VI Thành thực và tự do trong

văn chương Hoài Thanh

501

14 VI Con đường riêng của trí

thức Lưu Trọng Lư 505

15 VI

Thế nào là nội dung và hình thức một tác phẩm văn chương

Hoài Thanh

566

16 VI Bàn qua về nghệ thuật Bùi Công Trừng 567

17 VII Một lịng tin cần phải có Lan Khai 577

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề văn hóa dân tộc việt nam trên tạp chí tao đàn (1939) (Trang 49 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)