8. Bố cục của đề tài
2.2. Nghị luận và Khảo cứu
Về phần Nghị luận - Khảo cứu, tạp chí Tao Đàn đăng tải các bài tiểu
luận khảo sát, giới thiệu tinh hoa văn hoá dân tộc qua văn học dân gian người Kinh và dân tộc thiểu số (các bài viết của Phan Khôi, Lâm Tuyền Khách - bút danh khác của Lan Khai); về văn học cổ điển viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (do Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Trọng Thuật, Ngô Tất Tố, Phú Hương...); về văn chương hiện đại (Trương Tửu, Hoài Thanh, Trần Thanh Mại, Trúc Đường).
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát về nội dung Nghị luận – Khảo cứu
Stt Số tạp chí Tên bài Tác giả Trang
1 I Khái luận về văn học chữ Hán ở nước ta (I)
Phan Khôi 13
2 I Văn chương Việt Nam hiện đại (Tổng luận)
Trương Tửu 23
3 I Nói về một vài lối thơ xưa Hoài Thanh 30
4 II Khái luận về văn học chữ Hán ở nước ta (II)
Phan Khôi 107
5 II Những xiềng xích của văn chương ngày xưa
Ngô Tất Tố 118
6 II Hội Tao Đàn học sĩ của vua Lê Thánh Tông
Nguyễn Trọng Thuật
185
7 II Cây hồng ở Tiên Điền L.T.L 187
8 II Cái đĩa mai hạc L. 188
9 III Người Việt Nam với óc khoa học (về sự phân loại)
Phan Khôi 193
10 III Nó... Hồi Thanh 242
11 IV Quốc túy Lưu Trọng Lư
293
12 IV Thư cho em gái L. 367
13 IV Thiên hạ cịn ai khóc Tố Như
Hội Thống 380
14 IV Sau khi xem bài ông Phan Khôi: tại sao quốc văn chậm phát triển?
Nguyễn Hữu Chương
15 V Với vấn đề phụ nữ Nguyễn Văn Tố
473
16 VI Cái nguy mất gốc (nhân đọc sách Sourires et Lamrmes d’une Jeunesse của ông
Nguyễn Mạnh Tường).
Lan Khai 481
17 IX+X Mấy cái lầm trên trang văn học Việt Nam
Hoa Bằng 858
18 XI Luân lý tư sản và ảnh hưởng của nó trong văn chương Việt Nam hiện đại.
Trương Tửu 865
19 XI Nhân xem quyển Việt Nam văn hóa sử cương của Đào
Duy Anh.
Hoài Thanh 878
20 XIII Vận ngữ với thơ Phan Khôi 1057
Nội dung các bài Nghị luận – Khảo cứu chủ yếu đề cập đến văn hóa
Việt Nam, văn chương – nghệ thuật
Hồi Thanh trong bài viết “Nói về một vài lối thơ xưa” [60, tr. 32] đã nghiên cứu từ bài thơ Cóc của Lê Thánh Tơng và chỉ ra một lối thơ vẫn lưu hành từ bao nhiêu thế kỷ trong thơ Tàu và thơ ta: Thơ cóc – lối thơ mà bao giờ cũng lấy mình làm tâm điểm cho mọi sự vật, nhìn đâu cũng chỉ thấy có mình. Cao hơn thơ cóc là lối thơ văn trong đó tác giả mượn chim mng, cây cỏ để nói con người. Hồi Thanh cũng thẳng thắn nhận định rằng văn chương hay khoa học đều gốc ở sự thốt ly ra ngồi đời sống của mình để sống cái đời bao la của vạn vật.
Ngơ Tất Tố đã có bài nghiên cứu cơng phu, cẩn thận “Những xiềng xích của văn chương ngày xưa”. Ơng chỉ ra chân tướng những xiềng xích của văn chương ngày xưa như “lưới trời lồng lộng”, đụng đâu là mắc tội đấy. Những xiềng xích quái gở trong lối văn khoa cử đã ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo của những người tập về nghề. Ngô Tất Tố đã dẫn ra nhiều ví dụ cụ thể khi viết lách khơng cẩn thận sẽ phạm vào rất nhiều tội như: tội khinh húy (tên mẹ vua, cha vua hay bà cô, ông chú của vua), trọng húy (tên vua), khiếm đài (đáng lẽ phải viết cao lên mà lại viết như lối thường), khiếm trang (thiếu sự kính trọng đối với nhà vua),... Ông đi đến kết luận: “Người ra thường trách các nhà văn học nước ta ngày xưa khơng phát minh được một điều gì để lại cho đời sau. Nhưng ở cái nước mà văn học bị nhiều xiềng xích đến vậy, con nhà văn tránh được khỏi tội đã là phúc lắm rồi, thì giờ đâu mà nghĩ đến chuyện phát minh.” [59, tr. 120].
Lưu Trọng Lư trong bài Quốc túy [60, tr. 293] phủ nhận Quốc túy
khơng phải là cái phần hình thức, cái áo phủ trên thân mình. Ơng cho rằng chúng ta nên mượn phương pháp của người phương Tây để phát triển những cái gì sâu xa và thuần túy của dân tộc. Lưu Trọng Lư cũng mong rằng: “Văn chương Việt Nam, gạn lọc hết những tinh hoa của xứ sở sẽ là một sức mạnh, một sự chiến đấu vơ hồi. Chiến đấu cho cái gì chưa có sẽ phải có, cái gì đã có rồi, sẽ có mãi. Chiến đấu cho nước Việt Nam sẽ tồn tại mãi ở trong tư tưởng, một nước Việt Nam phát huy đến cái khả năng sau chót.”
Nguyễn Triệu Luật là tác giả đề cập sát nhất đến nền văn hóa Việt Nam. Trong bài “Làm sao mà gây dựng được một nền văn hóa riêng cho dân tộc Việt Nam”, ông theo quan điểm của Buffon mà cho rằng: “Văn hóa là văn hóa chung, nhưng sau khi đã đem phô diễn bằng văn tự, ngôn ngữ một nước nào thì tiện thi hành một văn hóa riêng cho nước ấy, dân tộc ấy. Phải học
tiếng Việt trong trường học, và có thể lấy văn dịch mà làm giàu nền văn của ta” [60, tr. 388].
Nhân nhận được Phụ nữ Tạp chí số đầu xuất bản, Nguyễn Văn Tố có
bài khảo luận “Với vấn đề phụ nữ” [60, tr. 474]. Theo ý Nguyễn Văn Tố, phái nam và phái nữ phải có sự bình đẳng. Muốn chiếm phần lớn thì phái kia phải nâng cao trình độ học vấn, thì mới thốt khỏi sự lợi dụng của người ích kỷ. Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Tố cũng mong từ quyển tạp chí này, phụ nữ của nước nhà sẽ có một tinh thần tiến thủ, mạnh bạo và chính đáng hơn trước.
Qua bài viết “Nhân xem quyển Việt Nam văn hóa sử cương của Đào
Duy Anh”, Hoài Thanh đã thuật lại đại ý nội dung quyển sách. Ông kiến giải một quyển lịch sử văn hóa phải bàn qua tất cả những vấn đề có liên quan đến quá khứ và hiện tại của dân tộc. Do vậy, ông đánh giá cao sự cơng phu của Đào Duy Anh vì đây là tác phẩm đầu tiên về lịch sử văn hóa. Bên cạnh đó, ơng cũng thẳng thắn chỉ ra trong lối viết và nhất là trong sự in ấn cịn nhiều chỗ cẩu thả, có đơi đoạn như đoạn nói về thuế đinh cùng đoạn nói về quan chế, dẫn nhiều chi tiết vụn vặt mà không vạch ra những nguyên tắc chung. Điều đáng lưu ý, Hoài Thanh cho hay, quyển sách này của Đào Duy Anh ra đời, dư luận lại hết sức lạnh lùng, dửng dưng như không khi công chúng xứ ta “thực phù phiếm” khi chỉ muốn xem những thứ gì khơng cần phải nghiền ngẫm, suy nghĩ. Họ chỉ xem để giết thì giờ, để giải trí mà khơng có mục đích gì khác.
Phan Khơi trong chuỗi bài “Khái luận về văn học chữ Hán ở nước ta” đã lý giải chữ Hán khơng đủ dịch hết tiếng nói An Nam, khơng đủ ghi hết sự vật trong xã hội An Nam. “Hơn một ngàn năm học chữ Hán, vẫn có nhờ nó lập cho ta một nền văn hóa khả quan, nhưng chưa chắc đã lập nên thứ chữ ấy một nền văn hóa xứng đáng.” [60, tr. 107]. Ông kêu gọi người Việt Nam trở về với quốc văn. Phan Khơi cũng có bài nghiên cứu “Vận ngữ với thơ” khi
nói về tập Nhàn ngâm của ông Tùng Thành Nguyễn Nhún. [61, tr. 1057].
Phan Khơi cho rằng những bài trong đó khơng phải là thơ, đó là những câu nói chỉ theo đúng vần, đúng điệu mà khơng có ý cảnh nên thơ. Phan Khơi trích dẫn nhiều bài trong tập Nhàn ngâm để chứng tỏ các bài viết tồn theo
lối cũ, từ ngũ ngơn cho đến lục bát, song thất lục bát.
Như vậy, trong phần Nghị luận – Khảo cứu, các tác giả bàn luận,
trao đổi và đưa ra những bài nghiên cứu thể hiện được bản sắc dân tộc ta, tinh thần dân tộc ta, văn hóa Việt Nam khơng thể lẫn với các nền văn hóa khác. Đa số các cây bút đều kêu gọi nhân dân An Nam hãy giữ gìn bản sắc của dân tộc.