8. Bố cục của đề tài
3.1. Phát huy truyền thống văn học dân tộc
3.1.1. Văn học dân gian
Khi nói đến vai trị làm nền của văn học dân gian trong lịch sử văn học dân tộc, chúng ta dễ nghĩ ngay đến bộ phận văn học dân gian ra đời có thể nói là cùng với sự ra đời của lịch sử dân tộc và tồn tại, phát triển trong một thời gian dài trước khi có văn học viết. Bộ phận văn học dân gian này bao gồm chủ yếu là các thể loại thần thoại, thần thoại pha truyền thuyết, truyền thuyết, truyền thuyết pha thần thoại, truyện cổ, dân ca cổ, ca dao tục ngữ cổ..
Đáng lưu ý trong khoảng thời gian năm 1939, Tao Đàn đăng tải những
sáng tác văn học dân gian của người Kinh và người dân tộc thiểu số.Văn học của các dân tộc thiểu số a là một bộ phận quan trọng trong di sản tinh thần của nền văn học dân tộc nói chung. Lâm Tuyền Khách (Lan Khai) với Những
người Tày) gồm có 3 phần: Phần một, nói về những câu hát vặt, những phong dao tục ngữ, những câu hát ru em, những câu hát chơi đùa của trẻ con. Phần hai, nói đến những câu hát về lễ giáo, những câu hát của các bà Then. Phần ba còn lại là các câu hát “cọi” – những câu hát về ái tình, tình u đơi lứa. Trên
Tao Đàn số 8, số 9+10, số 11, số 12 đã trích đăng lần lượt những câu hát xanh
I, II, III và IV.
Phan Khơi có bài Tục ngữ, phong dao và địa vị của nó trong văn học
đăng trên Tao Đàn số 9 + 10 và số 11. Phan Khơi giải thích và trình bày rõ về hai thể loại tục ngữ, phong dao và vị trí của nó trong nền văn học nước nhà. Ơng cho biết, tục ngữ, có ý nghĩa dạy về luân lý thông thường, do dân lưu truyền. Còn phong dao là những câu hát người ta thường hát trong khi làm cỏ, hái dâu, chèo đò, giã gạo, ru em. Phan Khơi cũng lược giải về tính chất của tục ngữ và phong dao. Hai thể loại này làm cho văn học đạt được lời ít mà ý nhiều trong một câu nói.
3.1.2. Văn học cổ điển và cổ sử
Văn học cổ điển trên Tao Đàn chủ yếu đề cập đến chữ Nôm và chữ Hán, xung quanh một số tác giả như: Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Trọng Thuật, Tảo Trang, Kinh Dinh.
Huỳnh Thúc Kháng có hai bài viết về Lê Tắc và quyển An Nam chí lược. Trên Tao Đàn số 1, với tiêu đề: “Về bài một nhà viết sử bán nước, một quyển sử nhục nhã đăng trên Tao Đàn tạp chí”, Huỳnh Thúc Kháng thẳng thắn cho
rằng “Cái mối ác cảm của tôi đối với hai bản sách cùng cái người Lê Tắc trong một bài báo mà vẽ rõ chân tướng như thế đã là rõ ràng, vì văn báo khơng phải viết văn sử.” [60, tr. 571]. An Nam chí lược là một bản sách của Lê Tắc – tên Việt gian đời Trần đầu hàng với quân xâm lược ngoại bang Hồ - Nguyên trong lúc quân Nguyên sang xâm lấn nước nhà”.
Với bài thứ hai “Lại một lần nữa buộc tội nhắc đến cái tên Lê Tắc và bản sách An nam chí lược” trên Tao Đàn số 7, Huỳnh Thúc Kháng tiếp tục khẳng định: “Bài viết của tôi là một bài báo, không phải làm chuyện tên Lê Tắc, cũng không phải tơi dịch bản An Nam chí lược của y, nên tơi chỉ nói tư cách đê hèn của tên văn sĩ mãi quốc cùng tính chất dua nịnh của bản sách ấy, dẫu ai chưa nghe chuyện tên ấy chưa thấy bản sách kia, đọc bài tôi cũng hiểu đại khái là thế nào.” [61, tr. 670]
Đồng quan điểm với Huỳnh Thúc Kháng, ơng Trần Thanh Mại có loạt bài “Một nhà viết sử bán nước - một bản sử nhục nhã: Lê Tắc và quyển An Nam
chí lược của y” ở số 3 và số 6 trên Tao Đàn. Tuy nhiên, Trần Thanh Mại tỏ ý
tiếc vì Huỳnh Thúc Kháng có nhắc đến cái tên Lê Tắc và quyển sách của y với một giọng khinh bỉ, nhưng khơng chịu nói rõ Lê Tắc là người như thế nào và bản sách kia chép những gì.
Bên cạnh hai tác giả trên, Nguyễn Văn Tố cũng đề cập đến ngày cần phải làm tài liệu sử trong bài viết “Đã đến ngày viết lại quyển Nam bằng sử chưa?”. Nguyễn Văn Tố cho rằng muốn viết một bộ sử kí hồn chỉnh, cần phải khảo cứu về mọi phương diện. “Đọc qua thiên kinh vạn quyển chưa chắc đã tả được hết cái hình ảnh về cuộc đời dĩ vãng, tất phải nhờ đến sự khảo cứu của những nhà chuyên mơn. Vậy xin kết rằng, chưa có đủ tài liệu mà viết lại quyển sử Việt Nam.” [60, tr. 22]
Như vậy, có thể thấy Tao Đàn đã chú ý đến văn học cổ điển và cổ sử mà trước đó hầu như chúng ta đã chưa thấy có. Rõ ràng, Tao Đàn đã rất có ý thức trong việc xây dựng một nền văn học vốn làm cho tờ tạp chí này ngay từ đầu đã mang đậm tính chất tinh hoa của văn hóa, văn học dân tộc. Đó là một điểm mạnh mà báo chí đương thời hồi đầu thế kỷ XX còn chưa sâu sắc.
3.1.3. Văn học hiện đại
Về văn học hiện đại, nổi bật nhất là hai số đặc biệt về sự nghiệp của tác giả Tản Đà và Vũ Trọng Phụng.
Trong số đặc biệt về Tản Đà, Tao Đàn cho đăng nhiều bài viết xung
quanh sự nghiệp của ông. Đáng chú ý như: “Ảnh hưởng Tản Đà đối với nhà văn lớp sau” (Nguyễn Triệu Luật); “Một vài kỷ niệm về yêu thơ Tản Đà” (Xuân Diệu); “Tản Đà, một kiếm khách” (Nguyễn Tuân); “Ông Tản Đà đi bàn việc để tái bản An Nam tạp chí”, “Ơng soát vé xe lửa với thi sĩ Tản Đà” (Nguyễn Công Hoan);..
Trong số đặc biệt về Tản Đà, Trương Tửu có bài viết “Thưởng thức văn chương – Những cái hay của thơ Tản Đà” [60, tr. 968]. Đọc lại các bài thơ của Tản Đà, ông cho biết Tản Đà làm thơ rất công phu, rất An Nam ở cách dùng chữ, nõ sẽ còn mãi với thời gian. Trong thưởng thức văn chương Tản Đà – một ảo thuật gia về chữ, âm thanh, nhạc điệu, Trương Tửu gọi Tản Đà là người kỹ sư điều khiển cái máy từ ngữ Việt Nam.
Hoài Thanh trong “Nhân xem quyển Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh” [61, tr. 878] cho rằng văn hóa gồm những tư tưởng và học thuật của một dân tộc. Văn hóa Việt Nam lấy nông nghiệp là cơ sở nền tảng trong xã hội, gia tộc là nguyên tố trọng yếu. Hoài Thanh cũng nghiên cứu tác gia văn học hiện đại: ông Phan Khắc Khoan – một người mới bước vào lãng thơ mà có nhiều tác phẩm đáng để suy ngẫm (Một nhà thơ nhiều hi vọng: Ông Phan Khắc Khoan).
Xuất phát từ một ý thức khao khát tạo dựng, một thái độ bền bỉ, nhiệt tình,
Tao Đàn đã có những bài viết thực sự có giá trị học thuật, về phương diện lý
luận, khoa học. Trong suốt thời gian tồn tại, Tao Đàn đã có cơng gây dựng và phát huy nền văn xuôi quốc ngữ nước nhà. Tao Đàn đã dẫn dắt, định hướng
3.1.4. Thống nhất ngôn ngữ tiếng Việt và cải cách chữ quốc ngữ
Tiếng nói là cơng cụ đầu tiên để con người có thể tạo nên những lời văn, những câu chuyện kể. Tiếng nói của cộng đồng là một thành tố quan trọng tạo nên chất văn hóa cộng đồng. Hồn của văn hóa nằm ngay trong tiếng nói. Tiếng Việt là một tài sản vô giá mà cả cộng đồng người Việt đã gây dựng, giữ gìn và phát triển. Tiếng Việt là tài sản quý giá tạo nên chất văn hóa Việt độc đáo.
Trong đường lối văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, Đảng ta đã ý thức rất rõ về giữ gìn tinh hoa của văn hóa Việt Nam.
“Tiếng nói và chữ viết vừa là bộ phận quan trọng của văn hóa dân tộc, vừa là cơng cụ, phương tiện để xây dựng, phát huy văn hóa dân tộc. Nói đến văn hóa của một dân tộc khơng thể khơng nói đến tiếng nói và chữ viết của dân tộc đó.” [30, tr. 19]
Ngơn ngữ khơng chỉ có vị trí hàng đầu trong các hợp tố tạo thành nền văn hóa của một cộng đồng, ngơn ngữ cịn có vai trị quan trọng trong q trình làm nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Ngơn ngữ dân tộc là nhân tố góp phần quan trọng và quyết định vào việc hình thành và phát triển dân tộc, quốc gia. Ngôn ngữ dân tộc là một phương diện cho thấy đặc sắc riêng của văn hóa mỗi dân tộc. Ngơn ngữ dân tộc thể hiện qua tiếng nói và chữ viết của dân tộc ấy là thước đo minh chứng về sự tồn tại và bền vững của dân tộc và quốc gia.
Bản sắc dân tộc thể hiện trong ngơn ngữ là tiếng nói dân tộc. Ngơn ngữ tiếng Việt với tư cách vừa là công cụ - một phương tiện truyền đạt giao tiếp mang tính bao trùm lại vừa là tiếng nói tự thân bộc lộ tâm tình. Tao Đàn đã dành nhiều trang nói về ngơn ngữ tiếng Việt và chữ quốc ngữ:
Stt Số tạp chí Tên bài Tác giả Trang
1 II Điển chế văn tự Nguyễn
Triệu Luật 102
2 IV Một ý kiến thô sơ về cách điển chế văn tự
Nguyễn
Triệu Luật 295
3 V Tiếng Nam phải giữ tinh thần
riêng của tiếng Nam Hoài Thanh 406
4 VI
Một cách để gây cho dân tộc ta một cái nguyên tắc tinh thần
Nguyễn
Triệu Luật 486
5 VII Phương pháp làm cuốn Mẹo tiếng Việt Nam
Nguyễn
Triệu Luật 584
6 VIII Luật Ngã – Hỏi (Lời phụ của P.K) Nguyễn Đình 702 7 XI Vấn đề cải cách chữ quốc ngữ Nguyễn Triệu Luật 888 8 XI
Một ý kiến về cải cách văn tự nước nhà: tước bỏ cái gạch nối liền
Kinh Dinh 898
9 XII
Để đi tới một bộ từ điển Việt Nam hoàn toàn: Bổ khuyết vào tập Việt Nam Tự điển do hội Khai trí tiến Đức khởi thảo
Tảo Trang 977
10 XII Những chỗ thiếu sót trong
11 XII Vấn đề cải cách chữ quốc ngữ (tiếp theo)
Nguyễn
Triệu Luật 988
12 XII Cho được thống nhất ngữ
ngôn văn tự nước nhà XXX 1051
13 XIII Vấn đề cải cách chữ quốc ngữ (tiếp theo và hết)
Nguyễn
Triệu Luật 1079
14 XIII Việt hóa một bài văn Tây:
Chân trời mặt bể lênh đênh
Nguyễn Triệu Luật 1117 15 Số đặc biệt về Tản Đà Tản Đà dịch văn Nguyễn Xuân Huy 62
Vấn đề truyền bá và phát huy những tính năng của chữ quốc ngữ, cải cách chữ quốc ngữ. Theo Lan Khai, đặc tính dân tộc nằm ở ngôn ngữ dân tộc, cách cảm, cách nghĩ dân tộc.
Ngơn ngữ là một phương diện của văn hóa. Ngơn ngữ là cái hồn của văn hóa. Dân tộc có văn hóa là phải có ngơn ngữ thống nhất trong cách phát âm, có văn hóa. Loạt bài của Từ Ngọc, Nguyễn Triệu Luật, Tảo Trang, Kinh Dinh bàn về ngôn ngữ dân tộc qua việc điển chế văn tự, cải cách chữ quốc ngữ là những bài viết công phu.
Tao Đàn là tạp chí tiếp tục các tờ báo, tạp chí trước đó trong việc
truyền bá và phát huy những tính năng của chữ quốc ngữ.
Sau này, Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 đã đề cập đến vấn đề này. Trong phần nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa mácxít Đơng Dương, ý thứ 3 của phần Công việc phải làm là “Tranh đấu về tiếng nói, chữ viết”. Cụ thể là: Thứ nhất, “Thống nhất và làm giàu thêm tiếng nói”; Thứ hai, “Ấn định mẹo vǎn ta”; Thứ ba, “Cải cách chữ quốc ngữ”. [3]. Như vậy, đề cương văn hóa Việt Nam ra đời sau đó ít lâu cũng đã đề cập đến vấn đề tiếng
Việt và chữ quốc ngữ. Có thể thấy, cơng lao của Tao Đàn về vấn đề này là
không nhỏ.
Tao Đàn nhận thức về vai trò của chữ quốc ngữ và sự cần thiết của
việc truyền bá nó: Bài “Tiếng Nam phải giữ tinh thần riêng của tiếng Nam” của Hoài Thanh (số 5), khẳng định tiếng ta trong bao nhiêu thế kỷ chịu ảnh hưởng chữ nho mà vẫn giữ được tinh thần của riêng nó. Hay “Một cách để gây cho dân tộc ra một cái nguyên tắc tinh thần” của Nguyễn Triệu Luật (số 6) cho thấy dân tộc Việt từ Bắc chí Nam cùng theo một phong tục, cùng nói một thứ tiếng, cùng giữ một kỷ niệm, một dân tộc thuần nhất hơn hết thảy các dân tộc khác.
Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ làm phương tiện của báo chí, đặc biệt là đề cao tầm quan trọng của nó là đóng góp quý báu của Tao Đàn. Một yếu tố
thành công của Tao Đàn nữa về vấn đề chữ quốc ngữ là sự xuất hiện các hình thức ngơn từ mới. Tao Đàn đã thúc đẩy q trình chuẩn hóa, hồn thiện tiếng Việt, đưa nó tiến tới ngơn ngữ hiện đại. Điều này được thể hiện qua hàng loạt những bài viết về cải cách ngôn ngữ: “Điển chế văn tự” của Nguyễn Triệu Luật (số 2, tr. 102); “Một ý kiến thô sơ về cách điển chế văn tự” – Nguyễn Triệu Luật (số 4, tr. 295); “Phương pháp làm cuốn “Mẹo tiếng Việt Nam” – Nguyễn Triệu Luật (số 7, tr. 584); “Dòng hay Giòng” – Từ Ngọc (số 5, tr. 479); “Cho được thống nhất văn tự nước nhà” (số 12, tr. 1051).
Chữ quốc ngữ trong buổi ban đầu còn nhiều điểm khác với chữ viết hiện nay. Một đặc trưng dễ nhận thấy nhất là những dấu “-” gạch nối liền giữa hai chữ mà trong chính Tao Đàn sử dụng. Và cũng chính Tao Đàn lần đầu tiên lên tiếng bàn việc tước bỏ nó. “Một ý kiến về cải cách văn tự nước nhà: tước bỏ cái gạch nối liền” của Kinh Dinh, (số 11, tr. 898) khẳng định trong việc tài bồi văn tự ngữ ngơn nước nhà, cái gì thiếu thốn tất nhiên phải bồi bổ, cái gì thừa, rườm rà, phiền phức nền văn, trở ngại cho việc viết văn thì cố nhiên phải tước bỏ, có nhiều bất tiện do gạch nối liền gây ra và cần
11, 12, 13. Đây là một cơng trình nghiên cứu rất cơng phu, chu đáo về việc cải cách chữ quốc ngữ cho phù hợp, dễ sử dụng với người Việt. Cải cách phải chú trọng vào âm thanh, âm trước nhất, không nên để ý vào dáng chữ, phải theo luật trong, đục, cứng, mềm của các thanh và luật hiệp âm của các âm. Bài “Việt hóa một bài văn Tây” – Nguyễn Triệu Luật trên số 13 cũng tương tự.
Tao Đàn thúc đẩy q trình chuẩn hóa, hồn thiện tiếng Việt, đưa nó
tiến tới ngơn ngữ hiện đại qua các bài viết: “Cho được thống nhất ngữ ngôn văn tự nước nhà” – số 12; “Tại sao quốc văn chậm phát triển?” – Nguyễn Hữu Chương, số 4.
Tảo Trang trong bài viết, “Bổ khuyết vào tập Việt Nam tự điển do hội
Khai trí tiến đức khởi thảo” [61, tr. 977] nhận định đây là bộ từ điển tiếng Việt đầy đủ nhất, rõ ràng nhất từ trước đến giờ. Ông cũng chỉ ra những chỗ thiếu sót trong Việt Nam tự điển tập 38 từ chữ Tranh đến chữ Trú.
Trong vòng một năm nhưng tiếng Việt và chữ quốc ngữ đã tiến triển, đi được những bước dài, trong đó có sự đóng góp của sáng tác văn học về mặt ngơn ngữ là rất lớn. Ngơn ngữ và văn hóa có mối quan hệ gắn bó với nhau, ngơn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp, không chỉ là công cụ của con người mà cịn là quan niệm của chính con người với tư cách là chủ thể tiếp nhận. Tao Đàn đã khơng ngừng duy trì tiếng nói và chữ viết dân tộc, vì trong đó chứa đựng gốc rễ của nền tảng văn hóa dân tộc, quốc hồn, quốc túy kết tinh từ mấy ngàn năm lịch sử.
3.2. Đẩy mạnh giao lƣu trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam
3.2.1. Nghiên cứu và tiếp thu tư tưởng triết học Đông Tây
Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa để làm cơ sở cho việc mở rộng giao lưu văn hóa Việt Nam ngày nay có ý nghĩa chiến lược lâu dài trên cơ sở, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tiếp nhận nền văn hóa