8. Bố cục của đề tài
1.3. Báo chí văn hó a văn nghệ 1930-1945 và sự ra đời của tạp chí Tao Đàn
Ở Việt Nam, vào nửa đầu thế kỷ XX, báo chí là diễn đàn cập nhật, cho phép mở ra các cuộc tranh luận, bút chiến bàn về thời cuộc hoặc những vấn đề văn học nghệ thuật. Báo chí là mảnh đất để ươm mầm, phát triển những cây bút về văn học nghệ thuật. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhìn lại tạp chí chun về văn chương, nghệ thuật, chúng ta thấy những đóng góp của các tạp chí: Đơng Dương tạp chí (1913 - 1917), Nam Phong tạp chí
(1917 - 1934), An Nam tạp chí (1926 - 1927, 1930 - 1933), Tân Thanh tạp chí (1931), Văn học Tạp chí (1932), Tân Thiếu niên (1934), Hà Nội báo
(1936), Tao Đàn (1939), Tri Tân (1941 – 1945), Thanh Nghị (1941 - 1945). Các tạp chí trước năm 1945 có thể kể: Đơng Dương tạp chí (1913 -
1917), ra đời ngày 15 - 5 - 1913 tại Hà Nội. Chủ bút là Nguyễn Văn Vĩnh. Tạp chí ra hàng tuần với các mục Sư phạm học khoa, Công văn tập, Quan báo trích lục, Tiểu thuyết Đại pháp diễn nơm, Bộ quốc sử, Tân học văn tập, Văn chương,.. nhằm mục đích “đem các thuật hay, nghề mới Thái Tây, mà dạy phổ thông cho người An Nam” [14, tr. 59]. Đơng Dương tạp chí là cơng
cụ của Pháp, phản ánh quan điểm của thực dân Pháp và bọn tay sai của chúng.
Nam Phong tạp chí (1917 - 1934), ra đời ngày 7 - 1917 tại Hà Nội. Chủ bút của tờ báo là Phạm Quỳnh. Tạp chí ra hàng tháng, gồm có các mục
Luận thuyết; Văn học; Triết học; Khoa học; Văn tuyển; Thời đàm;… Nam Phong tạp chí tuy theo đuổi mục đích phản động - phục vụ đắc lực cho âm
mưu chính trị phản động của Pháp, nhưng một phần bài vở của tạp chí, về khách quan, đã giúp người đọc Việt Nam tìm hiểu học thuật, văn học, văn hóa nước ngồi và ở nước ta.
An Nam tạp chí (1926 - 1927, 1930 - 1933) - tờ báo chuyên về văn
học, khơi dậy tinh thần yêu nước của đồng bào, ra được 22 số trong 5 năm nhưng đứt đoạn, thất thường, không đều kỳ, không liên tục “Tháng 3 - 1927,
báo chỉ ra được 10 số (lẽ ra phải 18 số). Do khó khăn về tài chính, báo phải tạm đình bản một thời gian. Tháng 7 - 1930, nó xuất bản lại sau khi Tản Đà trở về Hà Nội. Báo ra thêm được 3 số rồi lại ngừng. Tháng 4 - 1931, An Nam tạp chí được tái bản và in thêm được 9 số. Báo đình bản vĩnh viễn ngày 1-3- 1933” [14, tr. 119]
Tân Thanh tạp chí ra ngày 12 - 2 - 1931 phát hành vào thứ Năm mỗi
tuần. Mục tiêu của tờ báo nhằm cải tổ lại nền văn học nước nhà, truyền bá những tư tưởng mới của phương Tây, phát triển khoa học thực nghiệm, nghiên cứu nền văn học cổ điển... nhằm cứu vãn đất nước, nâng cao tinh thần của người dân Việt Nam.
Tiếp đến là Văn học Tạp chí của Dương Tụ Quán và Dương Bá Trạc. Đây là tờ nguyệt san, lần đầu tiên ra mắt độc giả vào tháng 5 - 1932, gồm những bài viết đề cập đến vấn đề văn học.
Năm 1934, một tờ báo khác chuyên viết về văn học là tờ Tân Thiếu niên của Lê Tràng Kiều – một nhà báo chuyên nghiệp với sự hợp tác của một
số bạn thân của ông như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Nhược Pháp, Huy Thông.
Hà Nội báo ra ngày 1-1-1936 của Lê Cường (chủ bút: Lê Tràng Kiều). Hà Nội báo đăng tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng cũng gây tiếng
vang rất lớn trong nước thời ấy.
Tinh Hoa của Đồn Phú Tứ và Vũ Đình Liên ra ngày 13-3-1937. Báo
ra được 13 số, và gây được tiếng vang trong giới văn học đương thời.
Tạp chí Tri Tân (1941 – 1945) số đầu tiên ra ngày 3-6-1941. Tri Tân có khuynh hướng phục cổ “lần giở từng trang lịch sử bằng con mắt nhận chân và lạc quan. Tri Tân ngó rộng chân trời tri thức và đứng vào hàng ngũ công binh xây dựng lâu đài văn hóa Việt Nam.” [55, tr. 282].
Tạp chí Thanh Nghị (1941 - 1945), đại diện tiêu biểu cho khuynh
hướng tân học của lớp thanh niên tri thức mới. Tạp chí này có tính chất bách khoa, khảo cứu nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, hiến pháp, kinh tế, giáo dục, lịch sử, văn hóa.
Trong số những tạp chí kể trên, Tao Đàn có một vị trí mở đầu đặc biệt. Theo PGS.TS - Nhà báo Nguyễn Ngọc Thiện thì đầu thế kỷ XX, chỉ có hai tạp chí chun chú về văn học là An Nam tạp chí (chỉ có thơ văn) và Tao Đàn
(văn hóa - văn học nghệ thuật). Trước Tao Đàn, có An Nam tạp chí – tạp chí chuyên về văn học “Ra số đầu tiên ngày 1- 7 - 1926 tại Hà Nội. Chủ nhiệm
kiêm chủ bút là nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Đây là tờ báo chuyên về văn học.” [15, tr. 119].
Trong giai đoạn 1930 – 1945, nét đặc thù của báo chí Bắc kỳ là sự xuất hiện của các nhóm báo chí: Nhóm Tự lực văn đồn với hai tờ Phong hóa và
Ngày nay; Nhóm Tân Dân với Tiểu thuyết Thứ bảy (2-6-1934); tờ báo Ích hữu (25-2-1936), tờ báo Phổ Thơng bán nguyệt san phát hành đầu tiên ngày
1-12-1936, tờ tạp chí Tao Đàn ra hai kỳ mỗi tháng (1-3-1939); Nhóm Thanh Nghị với Tạp chí Thanh Nghị (tháng 6-1941); Nhóm Hàn Thuyên với Tạp chí
Văn mới (1941).
Đặc biệt, với nhóm Tân Dân do Vũ Đình Long đứng đầu. Ông từng
viết những vở kịch Quốc ngữ đầu tiên như: Chén thuốc độc, Tòa án lương tâm,..
Năm 1932, Vũ Đình Long mở hiệu sách và nhà xuất bản Tân Dân, chuyên in sách giáo khoa, nhất là kiếm hiệp, bi tình, chủ yếu dịch từ truyện Tàu. Tạp chí Tao Đàn ra đời rất phù hợp, làm cho nước ta trong giai đoạn đó có một cơ quan về văn hóa, khơng thiên về đảng phái nào, chỉ một mục đích là gây dựng lấy một nền văn hóa đặc biệt cho nước Việt.
Trên con đường phát triển của báo chí, thành tố văn hóa, văn chương ngày càng được mở rộng, gia tăng. Trong bước đầu hình thành nền văn hóa Việt Nam hiện đại, cũng như hiện nay, báo chí có quan hệ khăng khít, máu thịt với văn hóa, văn chương theo hai chiều tương hỗ. Báo chí nhờ sức mạnh của văn chương mà lôi cuốn người đọc và ngược lại, văn hóa, văn chương nhờ báo chí mà đến được người đọc một cách phổ biến, rộng rãi.
nghệ thuật khơng những có vị trí đặc biệt mà cịn có những đóng góp mở đầu to lớn, quan trọng về tư tưởng lẫn học thuật.
Tao Đàn ra đều kỳ được 13 số (từ tháng 3 đến tháng 7 - 2 kỳ/1 tháng;
từ tháng 8 đến tháng 10 – 1 tháng/1 kỳ) và 2 số đặc biệt (về Tản Đà - tháng 7 – 134 trang; về Vũ Trọng Phụng - tháng 12/1939 - 88 trang), với tổng cộng 1.374 trang in. Cụ thể, ngày ra số Tao Đàn như sau:
Số Ra ngày Số trang 1 01/3/1939 96 2 16/3/1939 96 3 01/4/1939 96 4 16/4/1939 96 5 01/5/1939 96 6 16/5/1939 96 7 01/6/1939 96 8 16/6/1939 96 9-10 (ghép) 16/7/1939 96 11 16/8/1939 96 12 16/9/1939 96 13 16/10/1939 96 Tổng 13 số 1152 trang Các số đặc biệt: - Về Tản Đà: 1/7/1939 134 trang ruột - Về Vũ Trọng Phụng: 12/1939 88 trang ruột
Mục đích của Tao Đàn là tiếp tục cơng việc của các báo và tạp chí ra
đời và hoạt động trước nó, nhằm góp phần vào sự hồn thành cơng cuộc kiến thiết nền văn hóa dân tộc. Tạp chí chủ trương tránh biệt phái nhân danh cơ quan riêng của một văn phái, mà cố gắng trở thành một diễn đàn mở rộng, có
khả năng tập hợp và hội tụ các lực lượng tuy chính kiến có thể khác nhau, nhưng có chung một lập trường giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, khơng để rơi vào tình trạng mất gốc, tầm gửi vào các nền văn hóa ngoại lai.
Tạp chí Tao Đàn ra đời trong thời gian gọn một năm ấy “được xem là thời điểm bản lề của đời sống chính trị, văn hóa của mỗi quốc gia trên tồn cầu, được đánh dấu bằng sự bùng nổ của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, tháng 9/1939” (Nguyễn Ngọc Thiện).
1.4. Bộ biên tập tạp chí Tao Đàn
Bộ biên tập tạp chí Tao Đàn là những người chủ nhiệm và quản lý tạp chí. Bao gồm:
Thứ nhất, nhà văn, nhà báo Vũ Đình Long – Chủ nhiệm tạp chí. Ơng
đảm bảo tư cách pháp nhân của ấn phẩm.
Thứ hai, nhà văn, nhà báo Lan Khai – Tổng thư ký quản lý tạp chí từ
số 1 đến số 10. Ông vừa là người định hướng tổ chức bài vở của tạp chí trong mười số đầu, vừa là nhà sáng tác văn xuôi, một cây bút viết tùy bút, tiểu luận – phê bình. Ơng bỏ nhiều cơng sức vun đắp xây dựng tạp chí đi đúng theo lộ trình và mục đích đã xác định.
Thứ ba, nhà văn, nhà báo Nguyễn Triệu Luật – Quản lý tạp chí từ số 11 đến
số 13.
Thứ tư, nhà văn, nhà báo Lưu Trọng Lư – đảm nhiệm hai số đặc biệt
Vũ Đình Long Lan Khai
Nguyễn Triệu Luật Lƣu Trọng Lƣ
Hình 1: Hình ảnh chân dung những người chủ nhiệm và quản lý tạp chí Tao Đàn
Vũ Đình Long – chủ nhà xuất bản Tân Dân làm chủ nhiệm tạp chí Tao
bài vở của Tao Đàn. (Lan Khai (?-1946) là nhà văn Việt Nam, người tham
gia trực tiếp vào cuộc tranh luận về nghệ thuật giữa hai phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh”). Ông là tổng thư ký bộ biên tập kiêm quản lý từ số 1 đến số 10. Ba số cuối (Số 11, 12, 13) do Nguyễn Triệu Luật là người quản lý đảm nhiệm. Hai số đặc biệt do Lưu Trọng Lư tập hợp bài vở. Trong số ba nhà văn lần lượt đảm nhiệm cương vị trong tòa soạn tạp chí, Lan Khai là người bỏ nhiều cơng sức vun đắp xây dựng tạp chí đi theo đúng lộ trình và mục đích đã xác định.
* Tiểu kết
Ở chương 1, chúng tơi tìm hiểu khái niệm “tạp chí”; “văn hóa”; “bản sắc văn hóa dân tộc”; phân tích khái quát những biến động lịch sử - xã hội, văn hóa thời kỳ 1930 -1945; phác thảo diện mạo báo chí văn nghệ 1930 - 1945; sự xuất hiện của tạp chí Tao Đàn và trình bày đơi nét về bộ biên tập
tạp chí Tao Đàn. Theo chúng tơi, “văn hóa” là một thuật ngữ để chỉ một hiện tượng xã hội của con người. Văn hóa bao giờ cũng gắn với một dân tộc nhất định. Chính tính dân tộc tạo ra bản sắc dân tộc của một nền văn hóa. Sự hiện diện của Tao Đàn, về mặt thời gian là ngắn hơn so với các tạp chí cùng thời. Nhưng Tao Đàn lại là tờ tạp chí văn hóa – văn học nghệ thuật khơng những có vị trí đặc biệt mà cịn có những đóng góp mở đầu to lớn, quan trọng về tư tưởng lẫn học thuật.
Những vấn đề lí luận và thực tiễn này là cơ sở giúp chúng tôi phân loại vấn đề văn hóa dân tộc trong Tao Đàn, đối chiếu, so sánh, truy nguyên
các quan niệm văn hóa để phân tích các phương diện của văn hóa dân tộc trong tạp chí này. Tạp chí Tao Đàn khơng chỉ là nơi gặp gỡ của các trào lưu tư tưởng và các khuynh hướng nghệ thuật mà thật sự trở thành một diễn đàn mở rộng, chấp nhận mọi chính kiến có thể khác nhau miễn là có chung lập
Chƣơng 2
TINH THẦN DÂN TỘC VÀ TÍNH NHÂN VĂN CỦA NỀN VĂN HĨA VIỆT NAM TRÊN TẠP CHÍ TAO ĐÀN (1939)
Như đã phân tích ở chương 1, xã hội Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945 có nhiều biến động. Báo chí thời kỳ này được hình thành và phát triển với đặc thù riêng, gắn với sự nghiệp cách mạng giải phóng đất nước. Căn cứ vào quan điểm như vậy, chúng tơi chia vấn đề văn hóa dân tộc trên tạp chí Tao Đàn
thành hai phương diện: Tinh thần dân tộc, tính nhân văn; phát huy truyền thống và đẩy mạnh giao lưu văn hóa. Việc chia vấn đề văn hóa dân tộc trong
Tao Đàn thành hai nhóm có ý nghĩa thuận tiện cho việc nghiên cứu.
Chương 2 đi sâu phân tích, lý giải tinh thần dân tộc và tính nhân văn của nền văn hóa Việt Nam trên tạp chí Tao Đàn bằng việc tìm hiểu tun ngơn của tạp chí, các phần Nghị luận – Khảo cứu, cuộc tranh luận “Nghệ thuật vị nghệ
thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?”, trang sáng tác (thơ hiện đại, văn xi hiện đại, kịch nói). Vấn đề phát huy truyền thống văn hóa dân tộc đã được khơi dậy trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của văn hóa, văn học nghệ thuật. Tạp chí
Tao Đàn đề cập đến khá nhiều lĩnh vực. Nội dung gồm có các phần: Lý luận – khảo cứu; Phê bình; Sáng tác (thơ, truyện và ký, kịch). Trong 3 phần chính
yếu của tạp chí thì trọng tâm là các phần Nghị luận và khảo cứu; Sáng tác.
Các lĩnh vực đó trong Tao Đàn đều góp phần đắc lực phục vụ tôn chỉ mục
đích mà mình hướng tới.
2.1. Tun ngơn tạp chí Tao Đàn
Tuyên ngôn của tạp chí được thể hiện trong lời “Cùng bạn đọc” đăng trên trang đầu của số 1 tạp chí, bộ biên tập tạp chí đã nói rõ mục đích của Tao Đàn:
“Tao Đàn là tờ tạp chí khơng phải là cơ quan riêng của văn phái nào. Nó sẽ là nơi gặp gỡ của hết thảy mọi trào lưu tư tưởng và mọi khuynh hướng nghệ thuật, miễn là các trào lưu và khuynh hướng ấy cùng chung một mục đích: gây dựng một nền văn hóa Việt Nam.” [60, tr. 22].
Mục đích của Tao Đàn là tiếp tục công việc của các báo và tạp chí ra
đời, hoạt động trước đó, nhằm vào việc hồn thành cơng cuộc kiến thiết nền văn hóa dân tộc thông qua việc “gây ngay một phong trào quốc văn mạnh mẽ và rộng lớn từ trước đến nay”.
Nếu như trong Nam Phong tạp chí (7 - 1917) của chủ bút Phạm Quỳnh ra đời nhằm mục đích: “muốn gây lấy một nền văn học mới để thay vào cái
nho học cũ, cùng đề xướng lên một cái tư trào mới hợp với thời thế cùng trình độ nhân dân ta,... giúp cho sự mở mang tri thức, giữ gìn đạo đức trong quốc dân An Nam, truyền bá các khoa học của Thái tây, nhất là học thuật tư tưởng của nước Đại Pháp, bảo tồn cái quốc túy của nước Việt Nam ta” [15,
tr. 69]. Mục đích của Nam Phong là tuyên truyền cho chính sách khai hóa của thực dân Pháp mà An-be Xa-rơ – Thống đốc tồn quyền Đơng Dương lúc bấy giờ thi hành ở nước ta.
Cũng là tạp chí phản ánh quan điểm của thực dân Pháp, ngay trong số 1, Đơng Dương tạp chí nêu lên mục đích “đem các thuật hay, nghề mới Thái
tây mà dạy phổ thơng cho người An Nam”. Tạp chí này cũng nói rõ về cách
sắp xếp các bài trên mặt báo: “Mỗi kỳ có một bài tổng thuật các việc trong tuần, một bài đại luận về thời sự, các điện báo hồn cầu, các điều nên biết về việc bn bán.” [15, tr. 59] thì tạp chí Tao Đàn lại chủ trương tránh biệt phái,
mà cố gắng trở thành một diễn đàn mở rộng, có khả năng tập hợp và hội tụ các lực lượng tuy chính kiến có thể khác nhau, nhưng có chung lập trường giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, khơng để rơi vào tình trạng mất
giống anh tài chủng tộc, là nơi để bất cứ một cá tính nào cũng có thể phát triển đầy đủ về phương diện tư tưởng cũng như nghệ thuật. Nó sẽ là nơi tập trung tất cả mọi sự gắng công để đi tới sự hợp nhất và tiến bộ đến hồn tồn của ngơn ngữ Việt Nam và sau hết, để đi tới sự nhận chân cái bản thể nhân loại qua tâm hồn Việt Nam.” [60, tr. 22]
Rõ ràng, đó là mục đích cao đẹp mà Tao Đàn đặt ra, và quan trọng hơn là tạp chí đã nỗ lực để thực hiện trong suốt thời gian tồn tại. Trên thực tế