Du lịch danh nhân văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 25 - 27)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Một số khái niệm liên quan

1.1.3. Du lịch danh nhân văn hóa

Hiện nay, chưa có văn bản chính thức nào nêu rõ định nghĩa hay khái niệm về danh nhân văn hóa cũng như những tiêu chí để xác định tơn vinh là danh nhân văn hóa. Theo từ điển Tiếng Việt thì “danh nhân” là những người nổi tiếng, có nhiều cống hiến và được mọi người thừa nhận. Còn “Văn hóa” là lĩnh vực, phạm vi biểu trưng. Do đó, theo cách hiểu của chúng tơi có thể đưa ra khái niệm danh nhân văn hóa: “Là những con người, những nhân vật kiệt xuất có tiếng tăm, có

cống hiến lớn lao cho nền văn hóa dân tộc, được lịch sử, dân tộc biết đến, ghi nhận và đánh giá cao; đại diện, biểu trưng cho một nền văn hóa”.

Theo Hồ Sỹ Vịnh cho rằng: “Danh nhân văn hóa là nhân vật có phẩm

chất đạo đức trong sáng, chiều sâu về trí tuệ, chiều rộng về danh tiếng và uy tín để lại tấm gương cho hậu thế. Danh nhân văn hóa thường có 3 cấp độ: anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa tiêu biểu và danh nhân văn hóa”.

Theo Bách khoa tri thức thì: “Danh nhân văn hóa là những con người,

những nhân vật kiệt xuất có tiếng tăm có cống hiến lớn lao cho nền văn hóa dân tộc, được lịch sử, dân tộc, người dân biết đến, ghi nhận và đánh giá cao, đại diện, tiêu biểu, biểu trưng cho một nền văn hóa”.3

Cũng theo Bách khoa tri thức thì: “Danh nhân văn hóa thế giới là những

danh nhân văn hóa có tiếng tăm trên thế giới, những nhân vật có đóng góp xuất sắc khơng chỉ cho sự phát triển văn hóa dân tộc mà cịn cho sự phát triển văn hóa chung của nhân loại, là đại diện, biểu trưng cho một nền văn hóa thế giới đa bản sắc, vừa thấm đẫm văn hóa dân tộc, vừa thắm đượm tinh hoa văn hóa nhân loại”.

3Trích từ http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1705-1776-633438562631992500/100-loi-giai-dap-ve-

van-hoa-Viet-Nam/Danh-nhan-van-hoa-danh-nhan-van-hoa-the-gioi-Cac-danh-nhan-van-hoa-the-gioi-cua-Viet- Nam.htm

Mỗi một dân tộc, một nền văn hóa dân tộc có nhiều danh nhân văn hóa, song có rất ít người đạt tới tầm cỡ danh nhân văn hóa thế giới.

Sự cơng nhận danh nhân văn hóa thế giới này được thông qua Ủy ban Khoa học Giáo dục Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), là sự đánh giá cao nhất đối với con người như một biểu trưng văn hóa, con người văn hóa, nhân cách văn hóa.... ở tầm quốc tế.

Ở nước ta có 3 người được cơng nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Đó là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Hồ Chí Minh.

Do đó, khái niệm Du lịch danh nhân văn hóa là một khái niệm cịn khá mới mẻ, chưa thực sự được đề cập. Theo cách hiểu của chúng tôi, du lịch danh nhân văn hóa là loại hình du lịch tìm về cội nguồn cũng như dấu chân hoạt động của một danh nhân tiêu biểu nào đó.

Nổi bật trong loại hình du lịch này phải kể đến tỉnh Vĩnh Long- vùng đất

“địa linh nhân kiệt”, quê hương của nhiều danh nhân danh tướng nổi tiếng,

Vĩnh Long có nhiều tiềm năng phát triển du lịch gắn với tìm hiểu các di tích danh nhân trên địa bàn. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long, 6 tháng đầu năm 2015, trên 238.000 lượt khách tham quan các di tích và phịng truyền thống trên địa bàn tỉnh, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng đón 35.400 lượt, khu lưu niệm Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đón 45.000 lượt và khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đón hơn 1.000 lượt khách. Những con số này được dự báo là sẽ còn tăng trong thời gian tới, khi ngày càng nhiều công ty du lịch quan tâm, mở nhiều tour du lịch tại các điểm di tích này, như tour du lịch tham quan, học tập ngoại khóa tại khu tưởng niệm Phạm Hùng – khu du lịch Vinh Sang; hành trình về nguồn và tham quan du lịch sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long với chủ đề “Vĩnh Long – khu tưởng niệm Phạm Hùng – khu du lịch Vinh Sang”; chương trình du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và tham quan khu tưởng niệm, nhà thân sinh cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)