Các biện pháp để kiểm tra sản phẩm của công ty lữ hành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 129 - 147)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.9. Kiểm tra vận hành thực tế và điều chỉnh chƣơng trình cho phù hợp

3.9.4. Các biện pháp để kiểm tra sản phẩm của công ty lữ hành

- Kiểm tra yếu tố đầu vào: Đảm bảo chất lượng của các nhà cung cấp,

chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, kiểm tra hệ thống phương tiện vật chất kỹ thuật có liên quan đến sản phẩm lữ hành.

- Kiểm tra trong q trình thực hiện: Thơng thường các nhân viên thực

hiện cơng việc gì thì phải chịu trách nhiệm về cơng việc đó. Để có đánh giá khách quan về công việc của mỗi cơng nhân viên thì các nhà quản lý phải tổ chức thành nhóm, hay cá nhân để tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình làm việc.

Sản phẩm của một chương trình du lịch được hình thành trong nhiều giai đoạn khác nhau, từ khâu thiết kế cho đến các giai đoạn trong quá trình thực hiện. Do vậy mật độ các cuộc kiểm tra là tùy thuộc vào chi phí của các lần kiểm tra và hậu quả xảy ra nếu không được kiểm tra.

Tiểu kết chƣơng 3

Chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây- Trung Quốc là một trong những chương trình du lịch hay và ý nghĩa nếu được áp dụng vào thực tiễn thì đây sẽ là một trong những chương trình du lịch góp phần rất lớn trong mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt- Trung đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của hai nước.

Hơn nữa, thơng qua chương trình du lịch này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về hệ thống các điểm, di tích lịch sử gắn liền với Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây (Trung Quốc) qua đó sẽ phân tích, đánh giá, tổng hợp thơng tin để xây dựng bản đồ chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh. Tiếp đến, ta cũng phải phân tích, đánh giá được thị trường cung cũng như nhu cầu du lịch của dòng khách Việt Nam khi đi du lịch ở Quảng Tây (Trung Quốc), đặc biệt là hoạt động du lịch quốc tế tại các địa phương có cửa khẩu chính sang Quảng Tây (Trung Quốc) như Hữu Nghị Quan, Đơng Hưng, Hà Khẩu....

Ngồi ra, trong quá trình nghiên cứu cần phải chú ý đến các chính sách của chính phủ Trung Quốc nhằm thu hút nguồn khách du lịch Việt Nam đặc biệt là chính sách xuất nhập cảnh, chính sách xúc tiến và chính sách giá cả.

Hơn nữa, với đặc thù là một chương trình du lịch mới và là chương trình du lịch lịch sử- văn hóa do đó khi chương trình du lịch này được đưa vào thực tiễn cịn u cầu một đội ngũ hướng dẫn viên ngồi các kiên thức chun mơn cịn cần có nhận thức đầy đủ về hệ thống các điểm, di tích lịch sử có liên quan đến Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, chương trình du lịch được sắp xếp có hay và tốt đến đâu nhưng hướng dẫn viên không nắm vững ý nghĩa của các điểm đến cũng như không thể truyền đạt được cho du khách ý nghĩa của các điểm đến trong hành trình du lịch thì cũng khơng thể coi là một chương trình du lịch thành cơng.

KẾT LUẬN

Ngày nay, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới. Du lịch không chỉ mang lại lợi nhuận lớn cho kinh tế quốc dân, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo mà cịn thúc đẩy hịa bình, giao lưu văn hóa trên tồn cầu. Trong sự phát triển đa dạng của các loại hình du lịch hiện nay, du lịch lịch sử- văn hóa được coi là loại hình du lịch có xu hướng phát triển phổ biến và mang tính bền vững của du lịch thế giới, trong đó có Việt Nam.

Quảng Tây- nằm ở phía Nam Trung Quốc, nơi đây sở hữu nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như văn hóa đa dạng và phong phú. Với ưu thế về vị trí địa lý ven biển, ven sơng và ven biên giới, nằm ở chỗ giao nhau giữa vùng kinh tế Hoa Nam, vùng kinh tế Tây Nam và vùng kinh tế ASEAN, là con đường ra biển ngắn nhất cho vùng Tây Nam, thậm chí cả vùng Tây Bắc Trung Quốc, cũng là con đường trọng yếu liên kết Quảng Đơng, Hồng Kơng, Ma Cao với phía Tây. Đặc biệt là từ khi thành lập khu mậu dịch tự do Trung Quốc và ASEAN, Quảng Tây là đầu mối nối vùng Tây Nam, Hoa Nam, Trung Nam của Trung Quốc với thị trường ASEAN rộng lớn.

Quảng Tây có 3 khu phong cảnh,1 khu du lịch, 7 di tích lịch sử và 11 công viên cấp quốc gia. Nổi tiếng nhất có khu phong cảnh Ly giang nơi đây tập trung nhiều hang động đá vôi tuyệt đẹp, là một trong 4 danh thắng du lịch lớn nhất Trung Quốc.

Ngồi ra, cịn có các điểm du lịch nổi tiếng khác như: hồ ở Bách Sắc, bãi biển Bắc Hải, rừng núi Đại Dao…. Tiềm năng du lịch của Quảng Tây rất phong phú, đa dạng về mặt tự nhiên, giàu bản sắc dân tộc và văn hóa lịch sử. Với những điều kiện thuận lợi đó đủ để du lịch Quảng Tây phát triển với tất cả các loại hình du lịch khác nhau trong tương lai. Trong các tài nguyên nhân văn, các di tích lịch sử- văn hóa gắn liền với lịch sử văn hóa bản địa có sức hấp dẫn và lơi cuốn du khách hơn cả.

Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế phát triển của ngành du lịch Quảng Tây cho thấy sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, sự đầu tư, khai thác và phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy mà sản phẩm du lịch lịch sử- văn hóa chưa tạo được sức hấp dẫn đối với du khách khi đến với Quảng Tây.

Dựa trên thực tế đó, đề tài luận văn đã nghiên cứu tổng thể về các điều kiện phát triển cũng như đánh giá thực trạng phát triển du lịch Quảng Tây từ đó đề xuất ra chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh, mục đích lớn nhất của đề tài này vẫn là nắm bắt, hệ thống hóa q trình tìm đường cứu nước cùng với đó là các giá trị lịch sử văn hóa gắn liền với mảnh đất Quảng Tây, phát huy truyền thống yêu nước, trân trọng những giá trị mà ông cha ta đã để lại đồng thời phát huy mối quan hệ hữu nghị Việt- Trung được xây dựng từ ngàn đời từ đó kết nối việc phát triển du lịch xây dựng lên chương trình du lịch tìm về cội nguồn của mối quan hệ Việt- Trung. Bởi lẽ mỗi dấu chân của Người trên đất Trung Quốc đều gắn liền với những sự kiện quan trọng của cách mạng Việt Nam và ghi dấu ấn quan trọng trong mối quan hệ anh em thắm thiết nghĩa tình Việt- Trung. Việc xây dựng chương trình du lịch theo dấu chân nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây sẽ giúp thế hệ thanh thiếu niên trân trọng kế thừa và khơng ngừng phát huy tình hữu nghị Việt- Trung- tài sản quý giá của nhân dân hai nước

Tuy nhiên, khi xây dựng và bán một chương trình du lịch phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ và các nhà cung cấp sản phẩm du lịch. Đặc biệt là thái độ không hưởng ứng của khách hàng với những chương trình du lịch mới được xây dựng.

Thông qua cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số ứng dụng xây dựng tour du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây (Trung Quốc) dựa trên quan điểm của cá nhân với các tuyến điểm như:

(1) Tour du lịch từ Hà Nội- Hữu Nghị Quan- Bằng Tường- Nam Ninh- Liễu Châu- Quế Lâm 4 ngày 3 đêm

(2) Tour du lịch từ Hà Nội- Cao Bằng- Tĩnh Tây- Long Châu- Bằng Tường- Nam Ninh- Liễu Châu 4 ngày 3 đêm

(3) Tour du lịch từ Hà Nội- Móng Cái- Đơng Hưng- Phịng Thành Cảng- Nam Ninh- Liễu Châu- Quế Lâm 5 ngày 4 đêm

(4) Tour du lịch từ Hà Nội- Lào Cai- Hà Khẩu- Côn Minh- Liễu Châu- Nam Ninh- Quế Lâm 5 ngày 4 đêm

Những tour du lịch trên đây được xây dựng với ý tưởng của cá nhân tác giả, sau khi đã nắm được tương đối về mặt cơ sở lý luận cũng như thông qua thực tiễn của chuyến đi khảo sát. Mục đích của chương trình này nhằm phát triển các chương trình du lịch lịch sử- văn hóa theo dấu chân Hồ Chí Mính có sự gắn kết với các điểm đến du lịch danh lam thắng cảnh của địa phương sở tại.

Trong các chương trình này tác giả đã xây dựng được những mặt thuận lợi và điểm riêng biệt so với những tour du lịch khác ở chỗ:

- Phương tiện vận chuyển cho chuyến đi là ơtơ có máy lạnh nên khả năng kiểm soát khách du lịch của các doanh nghiệp lữ hành là cao nhất. Mặt khác khi đi ôtô chúng ta sẽ nắm quyền chủ động trên suốt cả chuyến hành trình. Chi phi đi ơtơ cũng rẻ hơn so với các phương tiện khác. Ngồi ra, vì điều kiện về mặt địa lý nên trong hành trình du lịch trên Quảng Tây, du khách cịn được sử dụng phương tiện tàu cao tốc giá thành phải chăng, thời gian tiết kiệm hơn rất nhiều so với các phương tiện khác, hơn nữa đem lại một cảm giác mới lạ cho du khách khi lần đầu tiên được ngồi tàu cao tốc.

- Ngày, giờ tham quan, điểm tham quan và địa điểm khá rõ ràng và hợp lý - Có sự kết hợp giữa những điểm đến của di tích Hồ Chí Minh với các điểm danh lam thắng cảnh của địa phương sở tại chứ không đơn thuần là du lịch lịch sử- văn hóa.

- Thời gian và giá thành hợp lý so với các tuyến du lịch hiện tại đi Trung Quốc.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Đây có thể coi là một chương trình du lịch lịch sử- văn hóa hoàn toàn mới vẫn chưa được xây dựng và bán cho khách du lịch do vậy để chương trình du lịch được đưa vào vận hành thực tiễn thì trước hết cần có sự giúp đỡ của chính phủ của hai nước Việt- Trung nói chung và ngành du lịch của hai nước nói riêng.

Để chương trình du lịch có thể được khách hàng biết đến và chấp nhận, không những cần sự cố gắng nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp mà còn cần đến sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của Sở Du lịch, Tổng cục Du lịch và nhà nước cũng như các cấp, các ngành liên quan về một số mặt sau:

- Đối với chính phủ hai nƣớc Việt- Trung: Hồn thiện các chính sách về xuất

nhập cảnh cho du khách của hai nước, tạo điều kiện cho khách du lịch của hai nước. Tăng cường biện pháp hành chính, củng cố an ninh trật tự xã hội, tạo môi trường lành mạnh tại điểm đến

- Nhà nƣớc và Tổng cục Du lịch hai nƣớc: Giúp đỡ các cơng ty lữ hành có

nguyện vọng và khả năng được đặt văn phòng đại diện du lịch ở một số thị trường trọng điểm tại nước sở tại. Ngoài ra Tổng cục Du lịch ở hai nước nên đưa ra các quy phạm pháp quy, định chế cụ thể rõ ràng, định hướng và tạo điều kiện cho ngành du lịch cả hai nước được phát triển bền vững cũng như các công ty, doanh nghiệp lữ hành ngày càng có nhiều sản phẩm, các chương trình du lịch mới lạ, hấp dẫn hơn nữa.

- Các cấp chính quyền địa phƣơng sở tại của điểm đến du lịch: Có trách

nhiệm đảm bảo an tồn cho du khách khi tới tham quan điểm đến du lịch của địa phương bởi lẽ chính quyền địa phương đã thu lợi từ các điểm đến du lịch thì phải có trách nhiệm với người mang lại lợi ích cho mình, đề ra các chính sách, hỗ trợ hạ tầng, cấp giấy phép cho khách nước ngoài....

- Các doanh nghiệp lữ hành: Tuân thủ và chấp hành đầy đủ các quy định pháp

định của các điểm đến du lịch. Ngồi ra, các cơng ty lữ hành cần phải có sự cố gắng nỗ lực trong chiến lược xây dựng các chương trình du lịch. Nên phân chia các cơng đoạn tiến hành theo từng bộ phận chức năng. Bộ phận Marketing cũng như bộ phận điều hành phải được hoạt động với cường độ nhanh nhạy tối đa và hiệu quả. Dựa vào nhu cầu của khách và những tour du lịch sẵn có của mình, các doanh nghiệp có thể tiến hành ghép tour, cắt bỏ phần chương trình du lịch mà khách khơng ưng ý, không đem lại hiệu quả cho cả hai phía hay những chương trình nào có nhiều điểm du lịch mà thời gian ngắn thì nên dãn thời gian dài ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch (19/06/2012), trích đề án Đẩy mạnh thu

hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2012-2015.

2. Bùi Thị Hải Yến (2007) Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội 3. Bùi Thị Hải Yến (2005), Tuyến điểm du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Chính phủ nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa, Chính phủ nước Cộng

hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành về Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ

thuật giữa Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhân dân Trung Hoa ngày 16/10/2003.

5. Hà Văn Tấn (2007) Một số vấn đề lý luận sử học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr.31

6. HaNoi Red Tour (2003) Tài liệu hướng dẫn tuyến du lịch Trung Quốc. 7. Hiếu Giang (2003) Về giá trị văn hóa phi vật thể Thăng Long- Hà Nội,

Tạp chí Di sản Văn hóa số 3, tr90-92.

8. Hồng Phê (2005) Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr 254

9. Luật di sản Văn hóa và nghị định hướng dẫn thi hành (2002), Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Minh Hương Trích tập hồ sơ Một số di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở

Liễu Châu- Trung Quốc. Thơng tin thư viện của Bảo tàng Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Ái Quốc, Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia- Sự Thật, Hà Nội. 12. Nguyễn Hữu Viên và Trịnh Xuân Dũng (2001), Luật kinh doanh Du

lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

13. Nguyễn Huy Quý và Nguyễn Gia Phu (2012), Lịch sử Trung Quốc, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Tình (2010), Dấu tích hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh

trên đất Quảng Tây (trang 34-41), Bảo tàng Hồ Chí Minh- Đặc san thơng

tin tư liệu số 29- 12/2010 (Tr34-41).

15. Phạm Hồng Chương (2003) Luận án Tiến sĩ Kinh tế Khai thác và mở rộng thị trường du lịch Quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội.

16. Phạm Trung Lương (2000) Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, chủ biên (2005), Luật du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Thủ tướng Chính phủ (1992) Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ Nhân dân Trung Hoa.

19. Tổng cục Du lịch (2005) Văn bản pháp luật về du lịch của một số quốc

gia.

20. Tổng cục du lịch (2005), Văn bản pháp luật về du lịch của một số quốc

gia.

21. Tổng cục Du lịch Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,

tầm nhìn 2030.

22. Trần Quốc Vượng (2012) Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.

23. Trần Thị Mai (2006), Giáo trình Tổng quan du lịch, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

24. Trần Thị Minh Hòa (2011), Bài giảng Marketing điểm đến du lịch chủ

biên.

25. Trường Đại học Văn hóa (1993), Giáo trình Bảo tồn Di tích Lịch sử Văn

hóa, Nxb Trung tâm thơng tin Khoa học kỹ thuật Quân sự.

27. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: Nâng quan hệ Việt- Trung lên tầm cao mới, ngày 30/10/2005.

28. Hồ Chí Minh (2006) Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 29. Hồ Chí Minh (2008) Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 129 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)