Tại Tĩnh Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 77 - 79)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.5.2. Tại Tĩnh Tây

Cuối năm 1940, Nguyễn Ái Quốc rời Quế Lâm, qua Điền Đông, rồi Nam Ninh- thủ phủ tỉnh Quảng Tây đến huyện biên giới giáp Việt Nam là huyện Tĩnh Tây để về nước. Những địa danh như bản Nậm Quang, thôn Linh Quang, xã Thiện Bàn, bản Ngàn Tấy, làng Tân Khư, làng Long Lâm, thôn Vinh Lao, xóm Pà Mơng, phố Đơng Mơn, Phố Tân Hoa hang Thông Phong trên núi Phong Nham ở xóm Pà Mơng..... những tên gọi rất thân quen của huyện Tĩnh Tây đều in dấu chân Người.

Huyện Tĩnh Tây thuộc tỉnh Quảng Tây giáp giới huyện Hà Quảng thuộc tỉnh Cao Bằng. Từ những năm 1930 của thế kỷ trước đã có một số nhà cách mạng Việt Nam như Lê Quảng Ba, Trần Sơn Hồng, Hoàng Quốc Vân hoạt động cách mạng chống Pháp ở vùng biên giới Việt- Trung. Họ thường vượt qua biên giới, vào đất Tĩnh Tây, kết bạn, làm quen với nhiều nông dân người dân tộc Choang ở Tĩnh Tây, xây dựng nên tình hữu nghị và tình bạn sâu sắc, đặt cơ sở tốt cho Hồ Chí Minh và các thành viên Ban chỉ huy ở ngoài về Tĩnh Tây hoạt động cách mạng. Do sự phát triển của tình hình và nhu cầu của cuộc đấu tranh, Hồ Chí Minh và ban chỉ huy ở ngoài của Đảng đã quyết định chuyển về

Tĩnh Tây hoạt động. Tại đây lưu giữ 6 di chỉ quan trọng trong hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. [39,tr25]

Địa điểm cũ biện sự xứ Việt Minh, nằm ở số 302 phố Tân Sinh huyện Tịnh Tây. Tháng 12/1940 và tháng 4/1941, các nhân sĩ của Đảng phái Việt Nam có hoạt động ở huyện Tịnh Tây, đã thành lập hai đoàn thể là ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam và Việt Nam Dân tộc Giải phóng đồng minh hội. Chính tại nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài hịch chiến đấu quan trọng là thư kính cáo đồng bào để quán triệt tinh thần Hội nghị lần VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng, kêu gọi nhân dân toàn quốc vươn lên chống chủ nghĩa đế quốc Nhật, Pháp, giành lại độc lập cho dân tộc.

Hang Hồ Chí Minh tại Ba Mơng nằm trên hịn núi Mơng Sơn phía đơng phố Ba Mơng thị trấn Cừ Dương. Nơi đây Hồ Chí Minh đã tiến hành hoạt động tại vùng biên giới Việt- Trung dưới sự giúp đỡ của Từ Vĩ Tam- người dân làng nơi đây.Hang Hồ Chí Minh Long Lâm nằm đối diện núi Tam Đài cách phái tây nam phố Long Lâm huyện Tịnh Tây 2km, là nơi ẩn thân của người anh em kết nghĩa với Hồ Chí Minh – Trương Đình Vi. Nửa đầu năm 1941, Hồ Chí Minh thường xuyên đi lại giữa Pác Pó Việt Nam và Tịnh Tây, Trương Đình Vi đã đưa Người và các chiến hữu chiến đấu tạm ở trong hang động này.

Ngơi nhà cũ xóm Niệm Quang có liên quan đến Hồ Chí Minh nằm ở số 15 xóm Niệm Quang. Tháng 01/ 1941 khi mở lớp huấn luyện cán bộ tại xóm Niệm Quang , Hồ Chí Minh đã từng ngủ trọ ở nơi đây.

Hang Hồ Chí Minh tại Mống Má nằm trên hịn núi Lộng Pha Văn Mống Má. Hang động này một phần nằm ở Mống Má Trung Quốc, phần khác thì nằm ở Pác Bó Việt Nam. Đây là nơi nghỉ ngơi của Bác và các chiến hữu trong những năm đầu 40 của thế kỷ XX.

Cột mốc số 108 Việt- Trung nằm ở Lộng Pha Văn Mạnh Ma.Tháng 06/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm nước cứu và sau 30 năm, Người từ Quế Lâm chuyển về Tịnh Tây để tiến hành những hoạt động cách mạng. Ngày 18/11/1941, Người từ chỗ cột mốc số 108 ở biên giới Tịnh Tây trở về Việt

Nam lãnh đạo sự nghiệp cách mạng. Cột mốc 108 đã trở thành di chỉ quan trọng và là nơi kỷ những hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)