Điểm đến du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 37 - 38)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Một số khái niệm liên quan

1.1.7. Điểm đến du lịch

Điểm đến du lịch là một khái niệm rất rộng trong hoạt động kinh doanh du lịch, nó khơng chỉ bao gồm các tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mà bên cạnh đó nó cịn có các hoạt động kinh doanh du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cho cư dân địa phương và quốc gia. Khơng những thế điểm đến du lịch cịn là nơi thực hiện “xuất khẩu tại chỗ” các dịch vụ, hàng hóa của địa phương với mục đích lợi nhuận và tạo cơng ăn việc làm cho cư dân bản địa.

Theo Trần Đức Thanh thì:“Điểm đến du lịch là một nơi, một vùng hay

một đất nước có sức hấp dẫn đặc biệt đối với cư dân ngoài địa phương và có những thay đổi nhất định trong kinh tế do hoạt động du lịch gây nên”. [35,tr37].

Ngoài ra cũng cần phải phân biệt rõ điểm hấp dẫn du lịch (Atractive site) và điểm đến du lịch (Destination). Theo Trần Thị Minh Hịa thì:“Điểm hấp dẫn

du lịch ( Atractive site) là những điểm có tài nguyên du lịch nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách”. Tuy nhiên cũng theo tác giả Trần Thị Minh Hịa thì

điểm khác biệt lớn nhất giữa điểm hấp dẫn du lịch và điểm đến du lịch đó là ngồi những yếu tố đã nêu ở điểm hấp dẫn du lịch thì điểm đến cịn cần phải có các“hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững”.

[36,tr26]

Trên phương diện địa lý có thể thấy, điểm đến du lịch cịn được hiểu là phạm vi không gian lãnh thổ của một quốc gia, một vùng, một địa phương mà du khách thực hiện hành trình du lịch của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu mục đích chuyến đi. Điểm đến du lịch có thể phân biệt thành hai loại như sau :

+ Điểm đến trung gian hoặc là điểm thăm quan là địa điểm mà du khách dành thời gian ngắn để nghỉ ngơi qua đêm hoặc viếng thăm một điểm hấp dẫn.

+ Điểm đến cuối cùng: Thường là điểm xa nhất tính từ nơi cư trú thường xuyên của du khách đến điểm cuối cùng trong chuyến đi du lịch của mình. Đây cũng là điểm mà du khách dự định tiêu dùng phần lớn thời gian của mình trong chuyến đi du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)