Tiềm năng du lịch vàđịnh hướng phát triển không gian du ịch của Quảng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 80 - 82)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.6. Nghiên cứu thị trƣờng cung

2.6.1. Tiềm năng du lịch vàđịnh hướng phát triển không gian du ịch của Quảng

của Quảng Tây, Trung Quốc.

Quảng Tây có ưu thế về vị trí địa lý ven biển, ven sơng và ven biên giới, nằm ở chỗ giao nhau giữa vùng kinh tế Hoa Nam, vùng kinh tế Tây Nam và vùng kinh tế ASEAN, là con đường ra biển ngắn nhất cho vùng Tây Nam, thậm chí cả vùng Tây Bắc Trung Quốc, cũng là con đường trọng yếu liên kết Quảng Đông, Hồng Kơng, Ma Cao với phía Tây. Đặc biệt là từ khi thành lập khu mậu dịch tự do Trung Quốc và ASEAN, Quảng Tây là đầu mối nối vùng Tây Nam, Hoa Nam, Trung Nam của Trung Quốc với thị trường ASEAN rộng lớn.

- Ưu thế ven biển: Quảng Tây có 21 cảng biển lớn nhỏ, trong đó có 5 cảng có

năng lực cập bến từ một vạn tấn trở lên là Phòng Thành, Khâm Châu, Bắc Hải, Trân Châu và Thiết Sơn. Những cảng biển Quảng Tây có những đặc điểm tự nhiên là nước sâu, tránh gió tốt, sóng nhỏ, gần các cảng biển khu vực Đông Nam Á, Hồng Kông và Ma Cao: cảng Bắc Hải cách cảng Hồng Kông 425 hải lý; cảng Khâm Châu cách cảng Singapore 1.338 hải lý; cảng Phòng Thành cách cảng Hải Phòng 151 hải lý, cách Bangkok 1.439 hải lý.

- Ưu thế ven biên giới: 8 huyện của Quảng Tây giáp với Việt Nam, hiện

nay có 12 cửa khẩu biên giới, trong đó có 5 cửa khẩu cấp 1 quốc gia là Đông Hưng, Bằng Tường, Hữu Nghị Quan, Thủy Khẩu, Long Bang, ngồi ra cịn có 25 điểm giao dịch giữa nhân dân vùng biên giới. Đường sắt Tương Quế (Hồ Nam – Quảng Tây) nối liền với hệ thống đường sắt của Việt Nam, theo đường liên vận nối từ Bắc Kinh đến Hà Nội.

Quảng Tây có 3 khu phong cảnh, 1 khu du lịch, 7 di tích lịch sử và 11 công viên cấp quốc gia. Nổi tiếng nhất có khu phong cảnh Ly Giang, đoạn từ Quế Lâm đến Dương Sóc, tập trung nhiều hang động đá vôi tuyệt đẹp, là một trong 4 danh thắng du lịch lớn nhất Trung Quốc. Ngồi ra, cịn có các điểm du lịch nổi tiếng khác như: hố trời ở Bách Sắc, bãi biển Bắc Hải, rừng núi Đại Dao. Tiềm năng du lịch của Quảng Tây rất phong phú, đa dạng về mặt tự nhiên, giàu bản sắc dân tộc và văn hóa lịch sử. Với những điều kiện thuận lợi đó đủ để du lịch Quảng Tây phát triển với tất cả các loại hình du lịch khách nhau trong tương lai. Trong các tài ngun nhân văn, các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với lịch sử văn hóa bản địa có sức hấp đẫn và lôi cuốn du khách.

Trung Quốc thực hiện chiến lược “Đại khai phát miền Tây”, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) và thành lập khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN, đã đem lại cho Quảng Tây những cơ hội tốt để phát triển hơn nữa. Quảng Tây hiện đang đẩy mạnh tăng cường hợp tác kinh tế với vùng Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao, chủ động hội nhập vào vùng kinh tế ven biển,

vùng kinh tế tam giác Chu Giang, đồng thời, tăng cường hợp tác giao lưu toàn diện với các nước Đông Nam Á, phát huy đầy đủ tác dụng vai trò cầu nối giữa Trung Quốc với khối ASEAN, đưa sự phát triển phồn vinh và mở cửa hội nhập quốc tế của Quảng Tây lên tầm cao mới.

Hơn nữa, Trung Quốc là nước láng giềng, có vị trí địa lý thuận lợi trong việc thu hút khách Việt Nam bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không (với các đường bay ngắn, tần suất lớn nối nhiều thành phố của Trung Quốc với Việt Nam), khách du lịch Việt Nam sang Trung Quốc có thể sử dụng hộ chiếu (đường hàng không và đường bộ); giấy thông hành (theo đường bộ, đường biển). Không những thế Trung Quốc và Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao trên 60 năm. Quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa. Trung Quốc là đối tác lớn của Việt Nam trên nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)