Hoạt động du lịch quốc tế tại các địa phương có cửa khẩu chính sang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 95 - 99)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.7. Nghiên cứu thị trƣờng cầu du lịch

2.7.3. Hoạt động du lịch quốc tế tại các địa phương có cửa khẩu chính sang

- Khách đoàn của các cơ quan, đoàn thể - Khách lẻ ghép đoàn.

Đối tượng khách đoàn thường là do các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đoàn thể… tổ chức cho cán bộ đi tham quan, khảo sát thị trường nước ngoài hoặc tổ chức các kỳ nghỉ cho cán bộ, nhân viên. Cơ quan sẽ đứng ra tổ chức chuyến đi, thực hiện ký kết hợp đồng với công ty du lịch và chi trả tồn bộ chi phí. Hình thức thanh tốn có thể bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản ngân hàng.

2.7.3. Hoạt động du lịch quốc tế tại các địa phương có cửa khẩu chính sang Quảng Tây, Trung Quốc. sang Quảng Tây, Trung Quốc.

* Tại Lạng Sơn qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan

Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị là cửa khẩu quốc tế của Việt Nam nằm trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc, đây là điểm nối tuyến đường cao tốc Nam

Ninh - Hà Nội, là cầu nối quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Việt Nam đã cắm cột mốc 1116 và phía Trung Quốc cắm cột mốc 1117.

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị là điểm bắt đầu của Quốc lộ 1A, nơi đặt cột mốc số 0, nằm cách thành phố Lạng Sơn 17km về phía Bắc, cách Hà Nội 171km về phía Đơng Bắc. Cửa khẩu thuộc địa phận thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Còn bên kia cột mốc chủ quyền là thị trấn Hữu Nghị, thành phố Bằng Tường, thành phố Sùng Tả, khu tự trị dân tộc Choang.

Thời gian làm việc phía Việt Nam là 7h00 - 19h00 giờ Hà Nội (hàng hóa xuất – nhập khẩu trước 16h30). Thời gian làm việc phía Trung Quốc là 8h00 - 20h00 giờ Bắc Kinh (hàng hóa xuất - nhập khẩu trước 17h30).

* Tại Quảng Ninh qua cửa khẩu Móng Cái- Đơng Hưng

Thời gian qua, thành phố Móng Cái đã nỗ lực với nhiều giải pháp tích cực để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có việc tạo lập mơi trường kinh doanh du lịch văn minh thông qua xây dựng thương hiệu gắn với “3T” đó là: Thân thiện -Tin cậy - Tiện lợi”; phát huy hiệu quả các sản phẩm du lịch đã thu hút được lượng lớn du khách tới tham quan. Mới đây, Móng Cái thí điểm tạm thời đón khách du lịch Trung Quốc sử dụng giấy thơng hành tham quan tại thành phố; đưa 3 tuyến và 12 điểm du lịch đi vào hoạt động.

Móng Cái cũng đã hoàn tất thủ tục tham mưu đề xuất xin ý kiến và tổ chức ký kết “Bản thỏa thuận về thiết lập quan hệ thành phố hữu nghị với thành

phố Đông Hưng (Trung Quốc)”; ký kết “Thỏa thuận hợp tác du lịch giữa Khu du lịch Trà Cổ (Móng Cái) và Khu du lịch Bạch Lãng Than (Trung Quốc)” để

không ngừng thu hút khách du lịch nước ngoài

* Tại Lào Cai qua cửa khẩu Hà Khẩu

Huyện tự trị người Dao Hà Khẩu là huyện cửa khẩu của Trung Quốc, thuộc Châu tự trị dân tộc Cáp Nê, Di Hồng Hà, phía nam của tỉnh Vân Nam,

giáp biên giới với tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Huyện có diện tích 1.313 km² và có 80.000 dân (thống kê năm 2002), được biết đến nhiều nhất như là huyện có đường xe lửa từ Cơn Minh đến Hà Nội.

Huyện lị là thị trấn Hà Khẩu (Hà Khẩu trấn), nhìn sang thành phố Lào Cai của Việt Nam.

2.8. Các điều kiện khác

Đây là một chương trình chưa có thực hiện ở Việt Nam. Do đó việc xây dựng hành trình cũng như tuyến du lịch cho chương trình này cịn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, hiện nay tình hình chính trị giữa Việt Nam với Trung Quốc còn gặp nhiều vấn đề bất cập, nhất là vấn đề tranh chấp trên biển Đơng.Do đó để có thể xây dựng một chương trình theo dấu chân Hồ Chí Minh thì cần rất nhiều sự quan tâm của chính phủ hai nước. Nhất là các chính sách xuất nhập cảnh, chính sách xúc tiến và chính sách giả cả.

Tiểu kết chƣơng 2

Thơng qua các hệ thống di tích lịch sử có liên quan đến nhà yêu nước Hồ Chí Minh tại Quảng Tây (Trung Quốc), có thể thấy rằng các hệ thống di tích này đang được nước bạn bảo tồn và giữ gìn rất tốt về mặt hiện vật cũng như về ý nghĩa lịch sử.

Điều này có thể thấy rằng, những dấu chân của Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây (Trung Quốc) khơng chỉ có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân Việt Nam mà đối với nước bạn đây cũng có thể coi là những hiện vật quý báu mà nước bạn trân trọng và nâng niu hơn nửa thế kỷ nay. Những di tích và địa điểm có liên quan đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng Tây (Trung Quốc) là tài sản văn hóa chung của hai dân tộc. Đó là di sản vơ giá về mối tình hữu nghị rất đặc biệt mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng và suốt đời vun đắp.

Do đó, sự kết nối các di tích và địa diểm có liên quan đến hoạt động của Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây (Trung Quốc) sẽ tạo nên một chương mới lạ và ý nghĩa. Mới lạ, ở chỗ đây là chương trình du lịch có sự kết hợp giữa các dấu tích lịch sử của Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây- Trung Quốc với các điểm du lịch cũng khác trên địa bàn Quảng Tây (Trung Quốc), kết hợp vừa tìm hiểu về hành trình tìm đường cứu nước của Người thơng qua các hệ thống di tích lại vừa có thể kết hợp tham quan các điểm du lịch nổi tiếng cũng như nền văn hóa đa dạng tại đây.

Để xây dựng được một chương trình du lịch lịch sử- văn hóa này thì điều quan trọng nhất là phải nắm rõ các địa điểm, hệ thống di tích cùng với ý nghĩa gắn với từng di tích, địa điểm đó, như vậy mới có thể truyền tải được cho khách du lịch ý nghĩa của các điểm đến trong hành trình du lịch.

Chƣơng 3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DU LỊCH THEO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)