Khảo sát địa phương

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN địa LÍ 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC (Trang 27 - 32)

Khái niệm

KSĐP là khảo sát, nghiên cứu nhằm giải thích những sự vật, hiện tượng và q trình địa lí hiện có hoặc đang xảy ra trong phạm vi địa phương.

Ý nghĩa của KSĐP

Thơng qua việc tiếp xúc, tìm tịi điều tra thực tế địa phương cung cấp cho học sinh các biểu tượng, khái niệm, các mối liên hệ nhân quả về các đối tượng địa lí mà các em đã, đang và sẽ học.

Giúp PTNL quan sát, tìm tịi thu thập, phân tích so sánh các đối tượng trong mơi trường thực tế, từ đó rút ra cái mới cho mình; tập dượt cho HS làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.

KSĐP tạo điều kiện để học sinh hiểu rõ thực tế địa phương (thuận lợi, khó khăn), phát triển thói quen thưởng thức sự hài hịa, tinh tế của tự nhiên. Vì vậy đây là phương pháp tốt nhất trong việc giáo dục môi trường cho HS, giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước, quan tâm đến môi trường xung quanh và muốn

làm một việc gì đó để bảo vệ, cải thiện mơi trường địa phương.

Việc khảo sát điều tra thực tế địa phương cịn nhằm vào thực hiện ngun lí “Học đi đôi với hành”, giúp học sinh vận dụng các kiến thức lý thuyết vào giải quyết các tình huống thực tiễn, cải thiện và làm phong phú nội dung học tập.

KSĐP cịn góp phần củng cố được mối quan hệ giữa nhà trường với xã hội, cải thiện quan hệ thầy – trò, trò- trò.

Cách thức thực hiện

Bước 1: Chọn đối tượng khảo sát

Bước 2: Xác định mục tiêu của cuộc khảo sát Bước 3: Lập kế hoạch khảo sát

Bước 4: Tiến hành khảo sát Bước 5: Tổng kết khảo sát

Ví dụ minh họa: Khảo sát các khu vực thường hay sạt lở ở địa phương

Bước 1: Chọn đối tượng khảo sát

Sau khi HS được tích hợp, lồng ghép các kiến thức về tiên tai và PCTT trong dạy học bài 10 - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo); Bài 15- Bảo vệ mơi trường và phòng chống thiên tai; Bài 35- Vấn đề phát triển kinh tế- xã hội ở Bắc Trung Bộ, để HS hiểu rõ hơn về đặc điểm tự nhiên, các thiên tai xảy ra ở địa phương và những hậu quả mà nó gây ra, GV tổ chức cho HS khảo sát các khu vực sạt lở ở địa phương.

Bước 2: Xác định mục tiêu của cuộc khảo sát

- Giúp HS hiểu biết thực tế về hiện tượng sạt lở ở các địa phương của các xã trên địa bàn trường đóng; Hiểu được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến môi trường, hoạt động kinh tế và đời sống của người dân tại các khu vực bị sạt lở.

- Rèn luyện cho HS các NL địa lí cơ bản như quan sát, lắng nghe, phân tích, tổng hợp, thu thập tư liệu, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự nghiên cứu.

- Nâng cao ý thức, thái độ và hành vi của HS đối với việc phịng chống thiên tai, hun đúc tình u thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

Bước 3: Lập kế hoạch khảo sát

- Xác định thành phần khảo sát: Do các điểm sạt lở bờ sông, suối, núi ở nhiều xã, nơi HS sinh sống. Nên GV cho HS tự khảo sát theo nhóm, mỗi nhóm 10 em.

- Thời gian khảo sát: các nhóm thực hiện trong 1 buổi; Phương tiện HS tự túc. - Địa điểm khảo sát: Các nhóm tự chọn các địa điểm sạt lở để khảo sát (yêu cầu những điểm khảo sát phải điển hình).

- Chuẩn bị: các nhóm tự chuẩn bị đồ dùng học tập như bút, sổ ghi chép, điện thoại có thể chụp hình và quay video, máy ghi âm, nước uống.

- Phổ biến cho HS những nội quy quan trọng của cuộc khảo sát để đảm bảo khảo sát có hiệu quả và an tồn.

- Xác định các nội dung chính của cuộc khảo sát và các hoạt động chính của HS, GV gợi ý cho các nhóm ở bảng sau:

Bảng 2.1. Bảng hướng dẫn nội dung và hoạt động khảo sát

Nhiệm vụ các

nhóm Cách làm Sản phẩm cần đạt

1. Xác định vị trí cụ thể của địa điểm khảo sát

Tìm hiểu địa danh của điểm đó, tên nơi xảy ra sạt lở.

Ghi rõ địa chỉ, nếu vẽ được sơ đồ càng tốt. 2. Tìm hiểu về thực

trạng của hiện tượng sạt lở.

Quan sát, trao đổi, phỏng vấn với người dân, với những người có trách nhiệm như tổ trưởng, người dân địa phương trong khu vực sạt lở.

Sổ ghi chép các nội dung làm tư liệu để viết báo cáo, đóng thành tập tư liệu.

Những hình ảnh, video tư liệu có liên quan hình ảnh, ghi âm, video.

3. Tìm hiểu những nguyên nhân dễ nhận thấy gây ra hiện tượng sạt lở.

Quan sát địa hình bờ sơng, bờ kè, khu vực núi, đồi sạt lở, các hoạt động quanh khu vực, …

Sổ ghi chép các nội dung, cho tập tư liệu, kèm hình ảnh, ghi âm, video.

4. Những thiệt hại do sạt lở đất gây ra.

Quan sát, tìm hiểu, trao đổi với người dân.

Ghi chép số liệu cụ thể về thiệt hại, đất đai, nhà cửa, tài sản, đường sá.

5. Những biện pháp mà người dân đã thực hiện để phòng chống sạt lở.

Tìm hiểu, trao đổi với người dân; Đánh giá hiệu quả của các biện pháp.

Ghi chép, chụp hình những cơng trình phịng chống sạt lở.

Bước 4: Tiến hành khảo sát

- Trước khi tiến hành khảo sát, GV nhắc lại nội quy để các nhóm thực hiện và nhắc các nhóm rà sốt lại đồ dùng HS đã chuẩn bị để phục vụ cho khảo sát.

- Các nhóm HS tiến hành khảo sát, quan sát, trao đổi, thu thập thông tin, ghi chép những vấn đề trọng tâm, nổi bật; Ghi âm, chụp hình, quay những đoạn video về những nội dung đã hướng dẫn để làm tư liệu viết báo cáo.

- Sau khi khảo sát, các thành viên trong nhóm trao đổi rà sốt lại các tư liệu đã thu thập, làm rõ các vấn đề, thống nhất các nội dung trình bày trong báo cáo.

Bước 5: Tổng kết khảo sát

- Các nhóm viết báo cáo thu hoạch khảo sát theo những nội dung đã hướng dẫn trong bảng, kèm theo các sản phẩm như hình ảnh, video.

- GV tổ chức thời gian để các nhóm báo cáo kết quả khảo sát trước lớp. - Đánh giá kết quả khảo sát. Các tiêu chí để đánh giá kết quả tham quan của các nhóm thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2. Các tiêu chí đánh giá kết quả khảo sát

ST T T

Tiêu chí Điểm cho

tiêu chí

Điểm đánh giá

1 Kiến thức

- Bố cục báo cáo hợp lí, trình bày đẹp.

- Nội dung đầy đủ, chính xác, sâu sắc thể hiện tính khoa học. - Có hình ảnh minh họa 30 1,0 1,5 0,5 2 Kỹ năng

- Có kỹ năng quan sát, trao đổi, thu thập thông tin

- Có kĩ năng trình bày, thuyết trình

- Kĩ năng sử dụng các phương tiện để thu thập thông tin 2,0 1,0 0,5 0,5 3 Thái độ 30 - Có trách nhiệm, nhiệt tình, tích cực 1,5 - Giúp đỡ, hỗ trợ các bạn trong nhóm 0,5 - Thực hiện đúng nội quy, quy định 1,0

4 Nhận xét, đánh giá lẫn nhau 2,0

- Nhận xét, đánh giá các thành viên nhóm 1,0 - Nhận xét, đánh giá các nhóm khác 1,0

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT ĐỊA PHƯƠNG

Ví dụ 2. Khảo sát về vấn đề dân số và phân bố dân cư địa phương (xã em ở)

Đây là một nội dung gắn với bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư. Tuy nhiên, để học sinh nắm rõ hơn về đặc điểm dân số và phân bố dân cư tại địa phương mình sinh sống, giáo viên đã tiến hành hướng dẫn học sinh các lớp 12 khảo sát tình hình thực tế địa phương.

- Mục tiêu:

+ Giúp học sinh hiểu được những đặc điểm cơ bản về đặc điểm dân số và phân bố dân cư trên địa bàn địa phương sinh sống.

+ Rèn luyện năng lực tự học, nghiên cứu, làm việc theo nhóm, thu thập, tổng hợp, xử lí thơng tin và số liệu, ứng dụng cơng nghệ thông tin trong học tập, ...

- Tổ chức thực hiện:

+ GV nói rõ mục tiêu, yêu cầu của buổi khảo sát.

+ GV hướng dẫn học sinh có thể thu thập số liệu từ các nguồn như: UBND xã nơi sinh sống, một số trang Web chính thống, hoặc điều tra thực tế địa phương.

+ Phân chia học sinh trong một lớp theo từng nhóm.

+ Học sinh tiến hành thu thập số liệu, khảo sát thực tế, tiến hành thảo luận và viết báo cáo theo nhóm với nội dung: “Đặc điểm dân số và phân bố dân cư trên địa bàn em sinh sống (xã) - Chiến lược phát triển dân số và phân bố dân cư địa phương”.

+ Giáo viên tiến hành chấm bài báo cáo, rút ra những đặc điểm cơ bản về dân số và phân bố dân cư địa phương, từ đó gợi mở, liên hệ với đặc điểm chung của đất nước để có hướng phù hợp.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN địa LÍ 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)