Dự án ngoại khóa

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN địa LÍ 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC (Trang 38 - 43)

II. Quy trình tổ chức thực hiện

6. Dự án ngoại khóa

Khái niệm

Dự án ngoại khóa là một hình thức dạy học mà học sinh được học dưới sự điều khiển và giúp đỡ của các giáo viên, nhưng phải tự giải quyết nhiệm vụ học của mình, nó địi hỏi sự kết hợp cả về mặt lý thuyết và thực hành. Thơng qua q trình nó sẽ tạo ra những sản phẩm học tập.

Ý nghĩa của dự án

Dạy học theo dự án có ý nghĩa to lớn đối với người học:

- Kích thích động cơ và sự hứng thú học tập của HS; phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm trong học tập.

- Thơng qua hoạt động dự án rèn luyện nhiều kĩ năng như quan sát, thu thập tư liệu, sử dụng các phương tiện thiết bị để học tập, nghiên cứu; phát triển các năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT, năng lực sáng tạo, năng lực ngơn ngữ,...

- Q trình thực hiện và tạo ra sản phẩm của dự án có thể làm thay đổi thái độ học tập, niềm tin và hứng thú học tập, thay đổi phong cách học tập ở HS.

Bảng 2.5. Mối quan hệ giữa các hoạt động của dạy học dự án với việc hình thành và phát triển năng lực học sinh

Năng lực Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Năng lực tự học Năng lực giao tiếp Năng lực hợp tác Xây dựng nhóm học X Xác định kế hoạch X X X

Phân công nhiệm vụ X

Thực hiện kế hoạch X X X X

Báo cáo X X X

Đánh giá X X X X

Cách thức thực hiện

Quá trình tổ chức dạy học theo dự án được tiến hành theo các bước sau đây:

- Bước 1. Lựa chọn chủ đề dự án: GV tạo điều kiện để HS đề xuất chủ đề, xác

định mục tiêu dự án. Chủ đề khởi đầu bằng một ý tưởng có liên quan đến nội dung học tập của một môn học hoặc liên môn gắn với thực tiễn mà học sinh quan tâm/yêu thích. Xây dựng tiểu chủ đề và xác định các vấn đề nghiên cứu cụ thể.

- Bước 2. Lập kế hoạch: HS lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ. Trong giai

đoạn này, HS với sự hướng dẫn của GV xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Kế hoạch thực hiện dự án cần xây dựng theo bảng sau:

Bảng 2.6. Kế hoạch thực hiện dự án TT Nhiệm vụ Thời lượng thực hiện (ngày/buổi) Công cụ, phương tiện Sản phẩm Người thực hiện 1 Thu thập tài liệu Máy tính kết nối mạng, sách/ tài liệu trên thư viện,...

Các file tài liệu bản cứng, bản mềm.

2 Điều tra, khảo sát

Máy ảnh, máy ghi âm hoặc điện thoại thông minh, giấy, bút,...

Các file ảnh, video, ghi âm, ghi chép,... 3 Thảo luận thiết kế sản phẩm Máy tính, giấy, bút,... Bản thiết kế sản phẩm 4 Thực hiện sản phẩm Máy tính, giấy bút, các nguyên liệu, phương tiện liên quan,... Sản phẩm chính: báo cáo dạng PowerPoint, báo cáo word, video, tập san,... 5 Báo cáo Máy tính, máy chiếu, poster Bài trình bày báo cáo dạng PowerPoint, báo cáo word, video, tập san,...

6 Tuyên truyền

Poster, tập san, tờ rơi,...

- Bước 3. Thực hiện dự án: các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch

đã đề ra cho nhóm và cá nhân.

- Bước 4. Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: kết quả thực hiện dự án có

thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo,...

- Bước 5. Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả

cũng như kinh nghiệm đạt được.

Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án. Với những dạng dự án khác nhau có thể xây dựng cấu trúc chi tiết riêng phù hợp với nhiệm vụ dự án. Giai đoạn 4 và 5 cũng thường được mô tả chung thành một giai đoạn (giai đoạn kết thúc dự án).

Ví dụ 1

Bước 1: Lựa chọn chủ đề và xác định nội dung dự án

1. Tên chủ đề: Dự án bảo vệ bờ kênh thủy lợi Bản Mồng – Yên Hợp – Quỳ Hợp.

2. Nội dung dự án:

- Thực trạng kênh thủy lợi Bản Mồng.

- Nguyên nhân vấn đề sạt lở kênh thủy lợi Bản Mồng. - Hậu quả của sạt lở kênh thủy lợi Bản Mồng.

- Giải pháp bảo vệ bờ kênh chống xói mịn sạt lở cũng như việc tạo mỹ quan chung khu vực bờ kênh Bản Mồng, đảm bảo sự ổn định dân cư ven kênh.

3. Ý nghĩa xây dựng dự án:

- Xây dựng dự án giúp HS học tập nắm được thực trạng kênh thủy lợi Bản Mồng, nghiên cứu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp bảo vệ bờ kênh thủy lợi Bản Mồng. Ngồi ra dự án cịn hướng dẫn HS tìm hiểu về việc tạo mỹ quan khu vực kênh thủy lợi Bản Mồng.

- Giáo dục kỹ năng sống: giao tiếp, ứng xử, ý thức trách nhiệm của HS với việc bảo vệ bờ kênh thủy lợi Bản Mồng nói riêng cũng như các cơng trình xã hội khác.

Bước 2. Lập kế hoạch thực hiện dự án

a. Mục tiêu của dự án: - Về kiến thức

+ Biết được ý nghĩa của việc xây dựng bờ kênh thủy lợi Bản Mồng. + Cách tạo mỹ quan chung cho khu vực.

- Về kĩ năng: Nhận xét, phân tích biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu. - Về thái độ

+ Có nhận thức đúng đắn về vấn đề xây dựng bờ kênh thủy lợi Bản Mồng. + Có ý thức tích cực học tập, rèn luyện để có thể đáp ứng được yêu cầu của việc làm trong tương lai.

- Định hướng các năng lực chính được hình thành: + Năng lực sử dụng cơng nghệ thơng tin trong học tập. + Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh.

+ Năng lực hợp tác làm việc theo nhóm. + Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. + Năng lực tự học; năng lực ngôn ngữ.

+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê; toán học. - Chuẩn bị của GV

+ Soạn kế hoạch dạy học, xây dựng các nội dung cần thiết cho chủ đề. + Một số tài liệu có liên quan, …

- Chuẩn bị của HS:

+ Các hình ảnh, video liên quan đến dự án kênh thủy lợi Bản Mồng. + Thiết kế và hoàn thiện bài dự án ở nhà trên giấy và Powerpoint. b. Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm

GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 tiểu dự án: - Nhóm 1: Tìm hiểu thực trạng kênh thủy lợi Bản Mồng.

- Nhóm 2: Tìm hiểu ngun nhân vấn đề sạt lở kênh thủy lợi Bản Mồng. - Nhóm 3: Tìm hiểu hậu quả của sạt lở kênh thủy lợi Bản Mồng.

- Nhóm 4: Tìm các giải pháp bảo vệ bờ kênh chống xói mịn sạt lở cũng như việc tạo mỹ quan chung khu vực bờ kênh, đảm bảo sự ổn định dân cư ven kênh.

c. Các nhóm lập kế hoạch thực hiện dự án

* Những việc cần làm

- Các nhóm họp bàn xác định những việc cần làm, cần nghiên cứu.

- Phân công cụ thể từng cơng việc cho các thành viên trong nhóm: Tìm và thu thập thơng tin liên quan đến nội dung; Thu thập hình ảnh, minh chứng; Tổng hợp thông tin và sắp xếp theo từng nội dung; Viết báo cáo tóm tắt và báo cáo tồn văn; Trình bày trên PowerPoint; Thuyết trình.

- Xác định thời gian thu thập và hồn thành cho mỗi cơng việc.

- Xác định các nguồn thông tin và thu thập thông tin từ các nguồn: Internet, sách, báo; các trang web về tài nguyên, môi trường địa phương, thực tế tại thực địa, ...

- Họp nhóm để đánh giá, sắp xếp, tập hợp nguồn tư liệu và xử lí tư liệu. - Viết báo cáo, xây dựng sản phẩm.

* Thời gian thực hiện dự án: các nhóm thực hiện dự án trong 2 tuần.

Bước 3: Thực hiện dự án

Các nhóm thực hiện các cơng việc theo sự phân công trong kế hoạch.

- Từng thành viên trong các nhóm theo kế hoạch đã lập, đã phân công để thực hiện. Thu thập các tư liệu liên quan đến dự án.

- Thảo luận giữa đợt, giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết các vấn đề khó khăn và kiểm tra tiến độ.

- Thảo luận cuối đợt để xây dựng báo cáo và sản phẩm: tập hợp, kiểm duyệt các kết quả thành một sản phẩm cuối cùng.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN địa LÍ 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC (Trang 38 - 43)