Tham quan địa lí

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN địa LÍ 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC (Trang 32 - 34)

Khái niệm

- Tham quan là một hoạt động quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tựợng cần nghiên cứu ở trong môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội. Tham quan là một hình thức tổ chức dạy học bắt buộc (nội khóa) hoặc tự nguyện (ngoại khóa).

- Khác với tiết học trong lớp, tham quan thường được tiến hành ở ngoài nhà trường, trong thiên nhiên hoặc trong các cơ sở sản xuất, nhà bảo tàng, khu triển lãm, ...

Ý nghĩa của tham quan

- Tham quan giúp HS mở rộng hiểu biết thực tế, hoàn thiện tri thức, đối chiếu so sánh giữa kiến thức trong sách vở và ngoài thực tiễn, tạo điều kiện để HS vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Qua tham quan địa lí, HS cịn rèn luyện được các năng lực quan sát, tính tốn, phân tích, so sánh, sử dụng các phương tiện dạy học,... Đặc biệt phát triển

được các năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và các năng lực đặc thù của mơn Địa lí.

- Tham quan địa lí phát huy được tính chủ động, sáng tạo, óc thẩm mĩ, cũng như hứng thú học tập, hình thành được đạo đức, nhân cách HS như lịng yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, yêu con người lao động, tôn trọng những thành quả do con người tạo nên, biết tiết kiệm và bảo tồn những giá trị nhân văn.

Cách thức thực hiện

Bước 1: Chọn đúng đối tượng tham quan

- Để chọn đúng đối tượng tham quan, GV cần dựa vào nội dung GD để lựa chọn nội dung phù hợp. Khi lựa chọn nội dung cần đặt và trả lời các câu hỏi: Nội dung nào cần tham quan? Tham quan cái gì? Tham quan để làm gì? Tham quan trước hay sau khi nắm kiến thức lý thuyết?

- Đối tượng tham quan cần đạt các yêu cầu như: phải là một hiện tượng tự nhiên, kinh tế-xã hội nổi bật tại địa phương. Nội dung tham quan cũng phải có liên quan đến các kiến thức địa lí trong chương trình của mơn học, phải đảm bảo được những điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức tham quan.

- Sau khi xác định được đối tượng tham quan, GV tiến hành tiền trạm, tìm hiểu trước đối tượng để lập kế hoạch tham quan.

Bước 2: Lập kế hoạch tham quan

- Xác định mục tiêu của cuộc tham quan

- Xác định thành phần, thời gian, lộ trình, phương tiện, địa điểm tham quan và nghỉ ngơi cụ thể chi tiết.

- Chuẩn bị các cơ sở, vật chất phục vụ cho cuộc tham quan của HS

- Xác định các hình thức, phương pháp thực hiện tham quan (quan sát, phỏng vấn, quay phim, chụp ảnh, lấy mẫu vật...), kèm theo sự chuẩn bị về các dụng cụ như giấy, bút, máy ảnh, máy ghi âm, túi đựng hiện vật,...

- Phân công hoặc mời hướng dẫn viên và thuyết minh (nếu cần thiết).

- Xác định các nội dung chính của tham quan và các hoạt động chủ yếu của HS.

Bước 3: Tiến hành tham quan

- Trước khi cuộc tham quan bắt đầu, GV nhắc lại các nội dung tham quan, kiểm tra lại sự chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho việc học tập; phổ biến một số nội quy bắt buộc mà HS phải tuân thủ trong quá trình tham quan.

- HS tiến hành tham quan:

+ Chăm chú quan sát, lắng nghe hướng dẫn, thuyết minh, ghi chép thông tin, ghi âm, chụp ảnh, quay video để thu thập dữ liệu, minh chứng

+ Những vấn đề gì chưa rõ, chưa hiểu hoặc muốn tìm hiểu thêm, HS đặt câu hỏi, trao đổi với người hướng dẫn, người dân địa phương.

+ Cần quan tâm đến các yếu tố chủ yếu, nổi bật trong nội dung tham quan.

Bước 4: Tổng kết tham quan

- Kết thúc cuộc tham quan, GV cho HS rà soát lại các nội dung đã tham quan, các nhóm có thể trao đổi làm rõ những vấn đề còn thắc mắc và thống nhất nội dung.

- GV nhận xét buổi tham quan và giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả tham quan (có thể là bản báo cáo, có thể là bản thu hoạch kèm theo những sản phẩm thu được như tranh ảnh, video, mẫu vật,...).

- Việc đánh giá kết quả tham quan sẽ được thực hiện sau buổi báo cáo hoặc sau khi chấm bản thu hoạch.

Ví dụ cụ thể

THAM QUAN MƠ HÌNH SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP SẠCH I. Mục tiêu hoạt động I. Mục tiêu hoạt động

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN địa LÍ 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)