Năm Hải Lộc Minh Lộc Đa Lộc Tổng
1997 20 5 10 35
2007 40 30 50 120
2012 202 65 76 343
Nguồn: Phịng nơng nghiệp huyện Hậu Lộc
Như vậy từ năm 2005 diện tích được mở rộng đáng kể, các hộ dân cư tại Hải Lộc, Minh Lộc, Đa Lộc nhận thấy hiệu quả kinh tế từ nuôi ngao rất cao nên nhiều hộ vay vốn, góp vốn thuê bãi triều ven biển để ni ngao. Đến năm 2010 tổng diện tích ni ngao tồn huyện lên tới hơn 400 ha.
- Hải Lộc: tổng diện tích ni ngao lớn nhất trong 3 xã, năm 2010 có 202 ha, phần lớn các đồng ni đều được cải tạo và nuôi thả trên 5 năm trở lại đây. Đến nay vùng ven triều sử dụng nuôi ngao gần như được khai thác hết vì đây là xã ni ngao sớm nhất trong huyện và phát triển mạnh nhất.
- Minh Lộc: tổng diện tích gần 70 ha (2009), đây là xã mới nổi lên trong nuôi ngao của huyện và tỉnh, năm 2010 năng suất trung bình đạt 10 tấn/ha. Cũng trong năm này thu nhập từ nuôi trồng thủy sản của xã đạt tới 5 tỉ đồng, trong đó chủ yếu là ngao. Năm 2011 với việc mở rộng và tạo thêm nhiều nguồn đầu tư vào ruộng nuôi xã đang phấn đấu giá trị thu được từ ngao tăng lên 10 tỉ đồng.
- Đa Lộc: giáp với Nga Sơn, đây là đồng nuôi ngao mới nên chất màu cũng phong phú hơn, diện tích vùng ni ngao được mở rộng nhanh, năm 2009: 76 ha, năm 2010 lên tới 140 ha.
- Năng suất:
Kể từ khi ni trồng tới nay năng suất ngao nhìn chung tăng liên tục, do thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc và quản lý mà các hộ ni đã học hỏi được. Năm 1995 năng suất chỉ đạt 5 tấn/ha, năm 2005 tăng lên 8 - 10 tấn/ha.
Đến nay năng suất đạt khoảng 15 - 20 tấn/ha. Đầu năm 2010 nguồn nước vùng triều bị ô nhiễm do chất thải của 12 trại lợn Minh Lộc theo sông đổ ra cửa biển nên một số nơi ngao bị chết làm năng suất ngao giảm. Tuy nhiên hiện tượng này nhanh chóng được khắc phục, và vụ thu hoạch cuối năm năng suất lại tăng lên.