Nhóm các giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa (Trang 93)

3.2.1 .Phương hướng phát triển kinh tế biển

3.3. Giải pháp phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững ở các xã ven

3.3.1. Nhóm các giải pháp chung

Kinh tế biển Hậu Lộc trong những năm gần đây đã đạt được những bước phát triển đáng kể đã thu hút hàng nghìn lao động tham gia làm nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, sản xuất muối, dịch vụ đóng sửa tàu thuyền, chế biến thủy sản góp phần tạo ra thêm nhiều nguồn thu nhập cho người dân qua đó đời sống người từng bước được nâng lên đáng kể, những kết quả đó đã có tác động rất tích cực đến các chương trình xóa đói giảm nghèo và đặc biệt thoát nghèo bền vững tại địa phương.

Tuy nhiên những kết quả trên mới chỉ là bước đầu, Chiến lược phát triển kinh tế biển chưa được quán triệt trong cả hệ thống chính trị, cộng đồng các doanh nghiệp và nông ngư dân. Việc phát triển kinh tế biển trong thời gian qua chưa quan tâm đầy đủ đến đào tạo nhân lực, chưa lồng ghép các chương trình phịng ngừa, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền an ninh biển. Nhiều địa phương, các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, cư dân ven biển còn thờ ơ với tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát triển kinh tế biển bền vững, chưa nhận thức đầy đủ: ngành kinh tế biển là ngành đầu tiên chịu sự thiệt hại nặng nề do biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Để kinh tế biển phát triển bền vững và thể hiện vai trị của nó nhiều hơn trong kế hoạch, chương trình giảm, thốt nghèo bền vững tại địa phương tơi cho rằng cần tập trung vào nhóm giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức cho người dân địa phương, đặc biệt là ngư dân vùng ven biển về chiến lược phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ, thích ứng với biến đổi khí hậu, xem đây là ba mặt của một vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau.

Hai là, xây dựng đề án tái cơ cấu ngành kinh tế biển, các cơ chế, chính sách nhằm phát huy quyền chủ động của các ngành, các cấp, các địa phương, có sự quản lý, tập trung của huyện, tạo nên bước đột phá về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại, theo chiều rộng và chiều sâu. Bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngành theo nội dung mới gắn phát triển kinh tế biển với phịng ngừa thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền biển đảo trên tất cả các lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, đóng tàu, giao thơng, khai thác ni trồng thủy hải sản, … đồng thời thúc đẩy liên kết hợp tác giữa các ngành, các địa phương, hiện đại hóa các doanh nghiệp, các hợp tác xã, xây dựng các thương hiệu biển quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài và đầu tư tư nhân vào phát triển kinh tế biển...

Ba là, khẩn trương xây dựng chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển, bảo vệ môi trường sinh thái, xác định và tiếp cận cho từng lĩnh vực như: đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn ni, … có sự tham gia của đại diện các cơ quan ở địa phương, các chuyên gia kỹ thuật, các tổ chức quần chúng, các hộ gia đình, lập bản đồ về các mối hiểm nguy, kế hoạch lưu giữ nước ngọt, áp dụng cách tiếp cận vùng để quản lý tài nguyên thiên nhiên ven biển dựa trên cộng đồng. Huy động cộng đồng tham gia vào việc kiên cố hóa đê điều, khơi phục và phát triển rừng phịng hộ ven biển tạo hành lang bảo vệ đê biển, ngăn ngừa nước biển dâng và nước mặn lấn sâu vào đồng ruộng. Tổ chức các tổ đoàn kết, hợp tác xã đánh bắt cá, ni trồng thủy hải sản, … để có điều kiện hỗ trợ nhau trong sản xuất ứng phó với bão tố, sóng thần...

Bốn là, tăng cường đầu tư xây dựng mới và củng cố hệ thống đê biển vững chắc, kiện tồn hệ thống thơng tin truyền thông, hệ thống cảnh báo sớm và dự báo thời tiết, phát triển hệ thống rừng và rừng ngập mặn, trước mắt triển khai sớm hệ thống đê biển ở vùng thấp và vùng ngập nước. Ưu tiên giải quyết di dời cơ sở hạ tầng, dân cư ở những vùng có nguy cơ ngập nước, bổ sung lực lượng lao động có chất lượng cho huyện đảo và quần đảo.

Năm là, đổi mới cơ cấu nghề nghiệp, phát triển các nghề mới thích ứng với các vùng mặn hóa, hạn hán, ngập nước...

Sáu là, gấp rút đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu quản lý các ngành kinh tế biển và cộng đồng cư dân ven biển khơng những có trình độ chun mơn mà cịn có kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

3.3.2. Nhóm giải pháp cụ thể cho từng loại hình KTB huyện Hậu Lộc

3.3.2.1. Đối với loại hình ni trồng ngao và tôm sú a) Quy hoạch diện tích ni mang tính chun canh

Hiện nay ngao thịt đã được nuôi ở 3 xã ven biển huyện Hậu Lộc là: Hải Lộc, Minh Lộc và Đa Lộc với tổng diện tích ruộng ni trên 400 ha (2009). Qua nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá đặc điểm tự nhiên vùng triều tôi nhận thấy diện tích ni ngao thương phẩm có thể mở rộng. Sau đây là sơ đồ quy hoạch vùng triều của huyện

Như vậy vùng triều Hậu Lộc phần lớn đã được khai thác và sử dụng cho các mục đích như: trồng rừng sú vẹt, làm bãi neo đậu tàu thuyền, và ni trồng đánh bắt thủy hải sản, trong đó diện tích ni ngao chiếm hơn 400 ha.(2009). Quy hoạch cụ thể và khả năng mở rộng vùng triều ở các xã như sau:

- Tại Hải Lộc

Hải Lộc là xã nuôi ngao và tơm sú đầu tiên và có diện tích ni lớn nhất của huyện Hậu Lộc. Do vậy diện tích vùng triều có khả năng ni ngao và tơm sú của xã hầu như đã sử dụng hết. Vấn đề đặt ra là quy hoạch cụ thể lạch ra vào vùng ni ngao, tơm. Theo quy hoạch tổng diện tích đất mặt nước

ven biển ni trồng của xã là 2159857 m2, trong đó đất trồng sú vẹt 86559 m2, và quy hoạch 50000m2 dùng cho giao thơng. Diện tích đất làm lạch nước trong khu nuôi là 586472 m2.

Hiện nay, để phát triển vùng nuôi tại Hải Lộc cần áp dụng các biện pháp quản lý và chăm sóc phù hợp, bởi khả năng mở rộng diện tích hạn chế.

- Tại Đa Lộc

Diện tích đất mặt nước biển ni tại Đa Lộc là diện tích vùng triều cách bờ kè khoảng 2km. Tổng diện tích đất mặt nước thích hợp ni ngao và tơm là 1415296 m2, trong đó đất mặt nước đã có chủ đăng kí sử dụng ni trồng là 758586 m2 (gần 76 ha). Như vậy diện tích bãi có thể đăng ký th là rất lớn, (gần hơn 65 ha) việc mở rộng diện tích này sẽ tạo thêm việc làm, thu nhập cho người dân trong xã. Chúng ta cũng cần quy hoạch cụ thể diện tích dùng cho giao thơng và diện tích đất làm lạch nước trong khu ni.

- Tại Minh Lộc

Năm 2009 tổng diện tích phục vụ ni là 660306 m2 , trong đó sử dụng 10000 m2 làm lạch nước trong khu ni. Như vậy tổng diện tích ruộng ni là 650306 m2 . Qua nghiên cứu, đánh gía thấy diện tích có khả năng mở rộng lên tới 206890 m2 (gần 21 ha). Diện tích đất chưa sử dụng này được đánh giá rất thích hợp, là đất bãi triều có tỉ lệ cát đáy bãi, độ mặn, thời gian phơi bãi cũng như nguồn thức ăn khá phong phú. Vì vậy cần nhanh chóng đưa vào phát triển kinh tế.

- Tại Hưng Lộc

Tại Hưng Lộc, tồn bộ diện tích vùng triều chưa được khai thác sử dụng để ni ngao, tơm sú. Tổng diện tích bãi triều có thể ni ở đây rất nhiều tiềm năng, lên tới hàng trăm ha, thuộc nơi tiếp giáp với bãi triều Đa Lộc. Do hiện nay chưa được đưa vào sử dụng nên nguồn thức ăn từ sinh vật phù du rất phong phú. Vùng biển này hứa hẹn nhiều cơ hội làm giàu cho những ngư dân nơi đây. Chính vì thế cần có sự quy hoạch cụ thể để đưa vào sử dụng, tạo thuận lợi cho các hộ dân cư thuê bãi làm.

- Tại Ngư Lộc

Hai xã Ngư Lộc do diện tích đất mặt nước vùng triều được quy hoạch làm bãi neo đậu tàu thuyền nên ít khả năng mở rộng đồng ni ngao thịt. Nhưng qua nghiên cứu có thể quy hoạch để ni ngao một phần đất bãi triều Ngư Lộc nơi tiếp giáp với Minh Lộc. Hiện nay vấn đề tranh chấp mốc giới vùng triều của các hộ cư dân hai xã rất phức tạp. Sự mở rộng này địi hỏi phải có sự đồng ý của các cấp ban ngành ở chính quyền xã, huyện.

Như vậy, tính đến nay hầu hết ở các xã ven biển Hậu Lộc đều có khả năng mở rộng diện tích đồng ni. Tổng diện tích có thể mở rộng lên tới trên 200 ha, trong đó nhiều nhất là ở hai xã Hưng Lộc và Đa Lộc, Xuân Lộc. Việc mở rộng diện tích này sẽ làm sản lượng tăng lên rất nhiều, thúc đẩy sự phát triển nghề nuôi ngao và tôm sú trong huyện. Đồng thời tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân.

Giải pháp chung đưa ra để mở rộng diện tích như sau:

- Ban quản lý vùng triều tại các xã Hưng Lộc, Đa Lộc, Minh Lộc, Ngư Lộc, Xuân Lộc cần phối hợp với ủy ban nhân dân xã huyện tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thuê, và có chính sách hỗ trợ vay vốn. Đồng thời phối hợp với các lực lượng biên phòng đảm bảo an ninh vùng triều

- Tại Hải Lộc cần quy hoạch cụ thể lạch ra vào của đồng nuôi, cụ thể mốc giới trên bãi triều, các hộ chủ đồng áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và quản lý nhằm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế.

b) Đầu tư vốn và áp dụng khoa học kỹ thuật để cải tạo và đảm bảo khi nuôi - Chuyển đổi bãi nuôi theo từng giai đoạn

Giải pháp này xuất phát từ yêu cầu về mật độ ngao thịt/m2. Nếu thả ngao đồng loạt một lần với một mật độ nhất định thì nếu khi thu hoạch mật độ vừa thì khi nhỏ mật độ thưa. Hơn nữa sau 15 tháng tuổi, tức là hơn một năm mới có thể thu hoạch được. Đối với tơm sú cần thực hiện xen canh nuôn cùng các loại hải sản khác như cua và các loại cá nước lợ để tận dụng vùng nuôi và đa dạng sản phẩm. Biện pháp đưa ra là tiến hành luân canh, chuyển đổi bãi

nuôi khi ngao và tôm ở các giai đoạn khác nhau. Đối với ngao khi nhỏ ta sẽ thả ở mật độ dày hơn, khi lớn ở một mức độ nhất định ta chuyển bớt sang ruộng ni khác đã thu hoạch ngao. Có thể tiến hành chuyển đổi bãi và thả ngao giống làm nhiều đợt trong năm (chú ý tới yếu tố thời tiết), như vậy ta có thể chọn ngao to bán trước, khi mật độ thưa lại thả thêm ngao mới. Theo cách này thì một tháng người dân có thể có 2 lần thu ngao xuất khẩu, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. So với thu hoạch 1 lần trong năm thì cách ni này hiệu quả hơn nhiều, vừa tận dụng được diện tích, mật độ ngao ni lại thích hợp trong từng giai đoạn phát triển, nên ngao nhanh lớn hơn.

- Áp dụng kỹ thuật chăm sóc và quản lý

Ngao là động vật nhuyễn thể có khả năng cho năng suất hiệu quả cao, tốn ít cơng chăm sóc, nhưng các bước quản lý chăm sóc có vai trị quan trọng bởi tính chất phụ thuộc vào tự nhiên. Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá mức độ thích nghi của ngao đối với điều kiện địa lý huyện Hậu Lộc tôi đưa ra một số giải pháp sau.

- Độ mặn: theo kết quả đánh giá độ mặn của nguồn nước vùng triều nhìn chung rất thích hợp cho sự phát triển của ngao, nhưng vào mùa mưa, có những năm lượng nước lũ quá lớn gây giảm độ mặn xuống 16%o, để không ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của ngao ta có các giải pháp sau:

+ Thu hoạch ngao trước mùa mưa lũ, thời điểm này trùng vào mùa thu cũng rất thích hợp cho bảo quản sản phẩm.

+ Tăng độ mặn bằng cách rải thêm một lượng muối vừa đủ lên bãi khi triều rút. Khi triều lên muối thấm xuống đáy bãi nên độ măn tăng lên.

Tuy nhiên việc độ mặn giảm quá so vơi u cầu của ngao rất ít xảy ra, nhìn chung nó vẫn nằm trong giới hạn thích nghi.

- Nhiệt độ: có 2 tháng nhiệt độ trung bình thấp hơn so với nhiệt độ thích hợp để ngao sinh trưởng và phát triển tốt nhất, là tháng 1 (-1,70C )và tháng 2 (- 0,60C), tuy vẫn nằm trong giới hạn phát triển của ngao nhưng đây là

thời gian đầu xuân, nền nhiệt độ thấp rất thích hợp cho bảo quản sản phẩm, cũng đúng vào thời kì sinh sản của ngao, nên chất lượng sản phẩm tốt. Giải pháp đưa ra là thu hoạch ngao thịt vào mùa này, vừa dễ bảo quản, chất lượng sản phẩm lại cao.

- Thời gian tháng 6, 7, 8 nhiệt độ trung bình cao nên ta khơng nên thả giống vào mùa này, rất dễ bị chết hàng loạt do con giống lúc này cịn yếu.

Ngồi ra ta còn bắt gặp hiện tượng ngao di chuyển hàng loạt khi có sự thay đổi bất thường của môi trường. Giải pháp chung về kỹ thuật giúp ngao sinh trưởng tốt và tránh hiện tượng ngao di chuyển hàng loạt là:

+ Thả giống và thu hoạch đúng thời vụ. + Thả ngao với mật độ vừa phải.

+ Thường xuyên kiểm tra nguồn nước, độ mặn vào mùa lũ, mùa nắng nóng để có biện pháp kịp thời xử lý.

c) Giải pháp về con giống

Hiện nay nguồn giống chủ yếu là vận chuyển từ các tỉnh khác, chủ yếu là lấy ngao giống trong Bến Tre. Để khắc phục khó khăn này cần:

+ Phát triển các cơ sở ương ngao giống tại huyện nhằm thay thế nguồn giống tự nhiên, và hạn chế nhập khẩu giống từ các tỉnh khác, vừa giảm chi phí vận chuyển lại đáp ứng được yêu cầu của người dân.

+ Liên hệ với các cở sở sản xuất ngao giống ở các tỉnh khác nằm hỗ trở thêm nguồn giống ương trong huyện.

d) Xác định giải pháp về vốn và thị trường, cam kết về chất lượng cho đầu ra sản phẩm.....

- Giải pháp về vốn

Hạn chế về nguồn vốn là khó khăn lớn nhất trong phát triển nghề ni ngao thương phẩm trong huyện. Hiện nay nguồn vốn đang được thu hút nhưng còn rất hạn chế. Chủ yếu là các hộ dân đi vay vốn ngân hàng và tụ góp vốn ni trồng, nhiều hộ thiếu vốn nên không thực hiện được ước mơ làm giàu từ ngao.

Trong khi đó khả năng thu hút vốn đầu tư cịn rất lớn, huyện hồn tồn chưa thu hút được nguồn vốn từ các tổ chức lớn trong nước, đặc biệt là nguồn vốn từ nước ngoài: Nhật Bản, Trung Quốc..Vì vậy giải pháp đưa ra là:

+ UBND huyện cần có chính sách hỗ trợ cho nhân dân vay vốn tín dụng từ ngân hàng huyện.

+ Vận động các cá nhân, tập thể cùng góp vốn sản xuất.

+ Tăng cường thu hút nguồn vốn từ các dự án đầu tư nước ngoài: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…

- Giải pháp về thị trường

Ngao là hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, được ưa chuộng trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường các nước Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam một số vùng nuôi ngao đã xuất khẩu sản phẩm sang Châu

Âu như ngao Giao Thủy (Nam Định), riêng năm 2010 đã xuất khẩu sang Châu Âu 3000 tấn ngao sạch. Năm 2004 EU đã công nhận đây là vùng ni ngao an tồn thưc phẩm cấp độ B. Đồng thời một số vùng nuôi ngao đã xây dựng được thương hiệu riêng của mình. Ngồi sản phẩm ngao thơ, hiện nay trên thị trường cịn xuất hiện sản phẩm ngao đơng lạnh. Nhật Bản là thị trường thu mua chính đối với ngao đông lạnh. Tuy nhiên ngao ở Hậu Lộc chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)