:Tổng giá trị sản xuất qua các năm 200 8 1012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa (Trang 67 - 76)

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hậu lộc năm 2012.

Từ lợi thế về nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, đã góp phần nâng cao vị

trí, vai trị của ngành thuỷ sản đối với q trình phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Ngành thuỷ sản đã trở thành ngành kinh tế mủi nhọn, tạo việc làm thường xuyên cho cho 1200 lao động trong đó lao động hoạt động trực tiếp vào trong lĩnh vực khai thác hải sản là 600 lao động với mức thu nhập bình quân 4.300.000/ tháng và gần 1000 lao động thời vụ với mức thu nhập giao động từ 12.000.000 đến 15.000.000/năm, đảm bảo cho người dân tận dụng thời gian rảnh dỗi vào các công việc như đan lưới hay thu mua, phân phối và chế biến thơ, chính việc có cơng việc thường xun với mức thu nhập ổn định đã tạo ra tác động tích cực trở lại giúp ngư dân yên tâm hơn với việc bám biển cũng như đầu tư thêm cho ngư cụ và phương tiện để vươn khơi xa nâng cao hiệu quả và giá trị khai thác, từ đó nó tác động ngược trở lại tới thu hút lao động và giải quyết việc làm góp phần quan trọng vào xố đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

2.2.1.3. Ngành chế biến thủy sản

Đến nay, huyện có rất nhiều cơ sở chế biến thủy sản được tập trung tại các xã ven biển, những năm qua để nâng cao giá trị sản phẩm, hàng hóa các cơ sở này đã khơng ngừng nâng cấp, mở rộng qui mô sản xuất, cải tiến các thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm đa dạng hóa

các mặt hàng xuất khẩu. Sản lượng chế biến thủy sản thực hiện 5 năm 2008 – 2013 đạt 7.000 tấn, bình quân tăng 43%, kim ngạch xuất khẩu đạt 172 tỷ, bình quân tăng 41.92%, giải quyết cho hơn 1.148 lao động. Riêng năm 2009 chế biến được 1.000 tấn thành phẩm, đạt 94,5% kế hoạch 2009, tăng 16,3% so năm 2008; xuất khẩu được 1.000 tấn, kim ngạch 50 tỷ [23 ;24].

2.2.1.4. Về các ngành khác trong kinh tế biển ở Hậu Lộc

- Lâm nghiệp

Cơng tác trồng rừng và chăm sóc bảo vệ rừng được các cấp chính quyền rất quan tâm, diện tích rừng trồng mới theo dự án (WPDP) là 170 ha rừng tập trung. Lâm nghiệp đã tào việc làm cho 500 lao động/năm [23 ;24]. Tuy lâm nghiệp có vị trí khiêm tốn trong phát triển kinh tế của huyện, nhưng có vai trị quan trọng trong bảo vệ mơi trường, đa dạng sinh học và nhất là bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven biển và khu vực cửa sông. Trong những năm qua, huyện Hậu lộc đã có nhiều có gắng trong bảo vệ và phát triển thêm diện tích rừng, rừng ngập mặn ven biển từng bước được khôi phục thông qua việc chấn chỉnh lại việc hợp đồng trách nhiệm giao đất, giao rừng cho hộ dân và triển khai thực hiện các dự án trổng rừng theo chương trình 327, 773 của Chính phủ, dự án trồng rừng do Ngân hàng thế giới tài trợ. Theo dự án đầu tư xây dựng rừng ngập mặn phòng hộ ven biển tỉnh Thanh hóa xây dựng năm 2007 và Quyết định số 116/1999/QĐ-TTg ngày 03/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phân vùng khôi phục rừng ngập mặn. Đến nay, trên đất huy hoạch trồng rừng đã có hơn 500 ha rừng, với 129 chủ sử dụng đất rừng sản xuất, hình thành được một số tuyến rừng phịng hộ trên đất bãi bồi, đất động cát ở các xã ven biển, diện tích trồng rừng sinh thái được bảo quản tốt hơn, đã tiến hành thủ tục giao khoán đất cho các hộ dân quản lý bảo vệ, năm 2007 giao 103 ha, năm 2009 giao 139 ha [23 ;51-52], phong trào nhân dân trồng cây phân tán ở các xã vùng ven biển tiếp tục phát triển. Giá trị sản xuất lâm nghiệp gia tăng, nhân dân đã cùng nhà nước phát triển diện tích trồng rừng mới, cùng chăm sóc và bảo vệ.

Trong năm qua, thực hiện chương trình phát triển kinh tế biển. Huyện Hậu Lộc đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp có hiệu quả, từng bước tháo gỡ những khó khăn, năng cao hiệu quả nghề muối, cải thiện đời sống của nhân dân vùng muối.

Những dự án đã và đang được chỉ đạo thực hiện:

Dự án xây dựng mơ hình phát triển kinh tế xã hội nơng thơn vùng muối xã Hịa Lộc với tổng vốn đầu tư 2.748 triệu đồng, đến nay đã cơ bản hoàn thành đưa vào khai thác.

Dự án nâng cấp đường vận chuyển muối xã Hải Lộc với tổng số vốn đầu tư 2.728 triệu đồng, đã thực hiện cơ bản các hạng mục.

Các dự án đầu tư năng cấp hệ thống thủy lợi đồng muối đang được triển khai thực hiện với tổng số vốn do Tỉnh hỗ trợ 1.300 triệu đồng.

Sản lượng muối năm 2008 chỉ đạt 8,1%kế hoạch(13.700tấn). Tuy nhiên giá muối tiêu thụ cao và ổn định nên bình qn thu nhập của lao đơng muối đã tăng 43.000 đồng/ tháng so với năm 2007. Đời sống của nhân dân được cải thiện. Năm 2009 với việc những đầu tư ban đầu được đi vào hoạt động, sản lượng muối đã tăng đáng kể 14.750 tấn, bằng 114,3%kế hoạch và bằng 113,2% năm 2008. Đến năm 2010 huyện có 90 ha, chiếm 0,13% diện tích tự nhiên và bằng 0,11% diện tích đất nơng nghiệp, có 102 hộ gia đình và cá nhân làm muối, bình qn mỗi hộ có 0,61 ha. Tạo việc làm cho 600 lao động. Hàng năm nông dân sản xuất đạt sản lượng 15.000 tấn [23;56], do thị trường và giá cả tương đối hợp lý, nơng dân sản xuất muối có thu nhập khá, đồng thời đa số bà con đã kết hợp sản xuất muối muối vào mùa khô với nuôi tôm sú vào mùa mưa mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, đời sống được cải thiện.

2.2.1.5. Chuyển dịch cơ cấu ngành trong kinh tế biển

* Cơ cấu ngành: Quá trình phát triển kinh tế biển trong những năm

qua. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp từ 52,05% năm 2005 xuống còn 38,84% năm 2010, thuỷ sản từ 11,62% tăng lên 15,82% [23.49], góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, giải quyết ngày càng tốt hơn các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống nhân dân vùng kinh tế biển, an ninh quốc phòng ngày càng được củng cố và giữ vững, đời sống nhân dân vùng ven biển ngày càng được nâng, cơ sở

hạ tầng ngày càng được hoàn chỉnh, hệ thống điện lưới quốc gia đã kéo đến 100% trung tâm các xã, thị trấn, hệ thống thông tin liên lạc thông suốt.

* Cơ cấu thành phần kinh tế: Như trên chúng đã trình bày, thế mạnh

của kinh tế biển ở Hậu lộc là khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Trong những năm vừa qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, thực hiện nền kinh tế nhiều thành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế trở nên đa dạng, với nhiều hình thức sở hửu khác nhau tham gia nuôi trồng thuỷ sản. Kinh tế tư nhân ngày càng được mở rộng, tiềm lực của các thành phần kinh tế được phát huy tối đa. Nuôi trồng vùng ven biển ngập mặn và khai thác hải sản ở huyện Hậu lộc chủ yếu theo hình thức tổ hợp tác và hộ gia đình. Cụ thể là:

- Đối với khai thác thuỷ sản: Thành phần tổ hợp tác và hộ gia đình tham gia vào hoạt động khai thác thuỷ sản ngày càng tăng về số lượng và qui mô đánh bắt. Khai thác hải sản ở Hậu lộc năm 2005 có 215 tàu thuyền các loại thì đến năm 2010 tồn tỉnh có 296 tàu. Phần lớn vốn đầu tư cho đóng, sửa chửa tàu và mua trang thiết bị phục vụ cho đánh bắt là từ vốn của tư nhân. Từ năm 2005 đến năm 2010 tổng số vốn nhà nước cho vay đóng, sửa chửa tàu và mua trang thiết bị phục vụ cho khai thác đánh bắt 15 tỷ đồng, vốn tự có của các doanh nghiệp và ngư dân khoản 22 tỷ đồng [5 ;4]. Sản lượng khai thác năm 2005 là 2.000 tấn (chiếm 37,30% sản lượng tồn ngành), giá trị 25 tỷ đồng.

- Ni trồng thuỷ sản vùng ngập mặn ven biển là thế mạnh của huyện. Phần lớn nuôi trồng thuỷ sản ở vùng ngập mặn ven biển là hộ gia đình, năm 2006 số hộ tham gia nuôi trồng thuỷ sản là 274 hộ, trong đó có 95 trang trại, 03 hợp tác xã và 07 tổ hợp tác. Nguồn vốn đầu tư cho ngành thuỷ sản năm 2007 là 77 tỷ đồng (trong đó: vốn ngân sách là 34 tỷ đồng; vốn từ dân là 35

tỷ đồng; vốn tín dụng là 8 tỷ đồng). Với những số liệu trên cho chúng ta thấy

nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển ngập mặn chủ yếu là hộ nơng dân, vai trị của hộ nơng dân trong q trình ni trồng thuỷ sản vùng ven biển ngập mặn là vô cùng to lớn.

* Các ngành phụ trợ cho kinh tế biển: Tồn huyện chỉ có 3 cơ sở đóng

tàu thuyền và điểm sửa chữa cơ khí nhỏ phục vụ nghề cá. Khả năng đóng mới và nâng cấp hàng năm khoảng 15-20 chiếc với tổng công suất 15.000 cv cho các loại tàu 60-600 cv. Có khả năng sửa chữa 20-50 chiếc với tổng công suất 12.500-15.000 cv cho các loại tàu thuyền máy từ 60-600 cv. Năng lực cơ khí thuỷ sản của huyện chủ yếu là cơ khí sửa nhỏ, tính chuyên nghiệp thấp, phân bố thiếu tập trung. Cơ khí đóng tàu thuyền chủ yếu do các thành phần kinh tế tư nhân đảm nhiệm. Nhìn chung năng lực cơ khí thuỷ sản tạm đáp ứng được nhu cầu về tàu thuyền khai thác của huyện trong hiện tại. Tổng số lao động cơ khí, hậu cần dịch vụ khai thác thuỷ sản, tính đến năm 2006 ước khoảng 200 người [5 ;11]. Lao động tập trung nhiều trong đan vá lưới, đóng sửa tàu, dịch vụ khác và sản xuất nước đá, phần lớn là lao động thủ cộng.

2.3. Thực trạng đói, nghèo và thốt nghèo thiếu bềnvững ở huyện Hậu Lộc vững ở huyện Hậu Lộc

2.3.1. Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo

giai đoạn 2006 – 2010.

2.3.1.1. Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo

Cơng tác xóa đói, giảm nghèo ln được Đảng bộ và chính quyền địa phương coi trọng, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hằng năm, trong các nghị quyết, chương trình phát riển – kinh tế xã hội, cơng tác xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập và đảm bảo an sinh xã hội cho người nghèo được đặc biệt chú trọng.

Huyện ủy đã ban hành quyết định phân công các thành viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành trực tiếp theo dõi các xã để phối hợp với đảng ủy, chính quyền, các ban, ngành và tổ chức đồn thể cơ sở triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo nói riêng. Ủy ban nhân dân huyện giao cho phịng Lao động – Thương binh và xã hội là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân huyện xây dựng

và triển khai Chương trình giảm nghèo giai đoạn 20106 – 2010; hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi các các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch giảm nghèo và đăng ký hộ nghèo hằng năm. Kịp thời tham mưu đề xuất các giải pháp với Ủy ban nhân dân huyện tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở để đảm cho người nghèo tiếp cận và thụ hưởng nhanh nhất những lợi ích các chính sách xóa đói, giảm nghèo. Phối hợp có hiệu quả với các cơ quan liên quan như phòng Lao động - Thương binh và xã hội, phịng Tài chính – Kế hoạch, phịng Nơng Nghiệp và Phát triển nơng thơn, Ngân hành Chính sách – Xã hội, Ban Quản lý dự án và Đầu tư xây dựng, các tổ chức đoàn thể trong việc lồng ghép các chương trình giảm nghèo. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình giảm nghèo ở cơ sở.

2.3.1.2. Thực hiện các chính sách, dự án xóa đói, giảm nghèo.

Chính sách hỗ trợ sản xuất: Hỗ trợ 19,5 ha đất sản xuất theo Quyết định số 167 của Chính phủ cho 542 hộ với tổng số vốn 98,932 triệu đồng. Nhằm hõ trợ về con giống và kỹ thuật cho các xã Hải Lộc, Minh Lộc, Đa Lộc phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản từ tháng 9/2012. Ngân hàng Chính sách – Xã hội huyện đã cho 10.088 lượt hộ nghèo vay 139,423 tỷ đồng với lãi xuất ưu đãi và đã có 1.850 hộ được vay vốn đã thốt nghèo [13;5]. Chính sách hỗ trợ về y tế: Số người nghèo được khám, chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập là 128.672 lượt người. Cấp 202.094 thẻ Bảo hiểm Y tế cho người nghèo là dân tộc thiểu số. Tổng kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế là 6,488 tỷ đồng [13;8].

Chính sách hỗ trợ về giáo dục: Năm học 2009 – 2010, đã hỗ trợ 9.075 học sinh theo Quyết định 112 và Quy định 101 của Chính phủ với tổng kinh phí là 5,008 tỷ đồng. Miễn giảm học phí cho học sinh thuộc hộ nghèo giai đoạn 2010 – 2014 là 36.441 lượt học sinh [13;9]. Chính sách hỗ trợ người nghèo về đất ở và nước sinh hoạt: Trong 5 năm, huyện đã hỗ trợ đất ở cho 930 hộ với tổng số vốn là 4,46 tỷ đồng. Đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch sinh

hoạt cho 1.339 hộ phân tán với tổng kinh phí là 551,85 triệu đồng; nước sinh hoạt tập trung với tổng kinh phí là 6,145 tỷ đồng [13;11].

Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo: Tổ chức được 145 buổi tuyên truyền với 6.082 lượt người nghe. Hỗ trợ thành lập được 15 câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý với tổng kinh phí 30 triệu đồng (2 triệu đồng/1 câu lạc bộ) [13;16].

Chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho người nghèo: Huyện đã tổ chức dạy nghề miễn phí cho 365 học viên là người nghèo theo Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo với kinh phí 356 triệu đồng; 153 học viên là thanh niên dân tộc thiểu số theo Chương trình 135 giai đoạn II với kinh phí 153 triệu đồng; 56 học viên là người nghèo theo Chương trình Nghị quyết 30ª của Chính phủ với kinh phí 100 triệu đồng. Hỗ trợ và đưa được 388 người đi xuất khẩu lao động [13;18].

Chính sách nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo: Huyện đã tổ chức được 17 lớp tập huấn với 700 lượt cán bộ làm cơng tác xóa đói, giảm nghèo tham gia.

Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo: Thực hiện hỗ trợ cho 346 hộ ghèo làm nhà ở với tổng kinh phí 12,282 tỷ đồng.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, Chương trình 135 giai đoạn II và hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, cơng tác xóa đói, giảm nghèo của Hậu Lộc đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 8,31%/năm, đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo từng bước được cải thiện; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống từng bước được đầu tư đồng bộ. Theo tiêu chuẩn hộ nghèo ban hành cho giai đoạn 2006 – 2010 của Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 69,44% (tương ứng với 6.629 hộ) năm 2006 xuống còn 27,88% (tương ứng với 2.976 hộ) năm 2010 [13;18]. Để đạt được kết quả trên, huyện Hậu Lộc đã thực hiện đồng bộ các chính sách, chương trình và dự án xóa đói, giảm nghèo cùng với sự vào

cuộc của các cấp, ngành đã huy động mọi nguồn lực phục cho cơng tác xóa đói, giảm nghèo của địa phương.

Biểu đồ 2.10. Đồ thị Tỷ lệ hộ nghèo huyện Hậu Lộc và tỉnh Thanh Hóa giai đoạn

2006 - 1010

Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Qua bảng 2.11. ta nhận thấy, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm. Đây là một thành công vượt bậc của huyện Hậu Lộc. Tuy nhiên, tại một số xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)