Nguồn thu và cơ cấu nguồn thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa (Trang 80 - 81)

Chỉ tiêu

Bình Quân

Đa Lộc Ngư Lộc Hải Lộc

Thu nhập (đồng/hộ) Tỉ lệ % Thu nhập (đồng/hộ) Tỉ lệ % Thu nhập (đồng/hộ) Tỉ lệ % Thu nhập (đồng/hộ) Tỉ lệ % Tổng thu 18.636.528 100 22.053.333 100 25.579.166 100 21.759.319 100 Kinh tế biển 13.414.306 85,53 19.743.727 89,25 20.029.361 78,55 17.668.095 84,25 Trồng trọt/CN 3.210.521 13,47 0.19 0,09 3.574.306 13,97 2.749.627 8,46 Dịch vụ 820.742 1,00 2.319.464 10,66 1.912.500 7,48 1.846.762 7,29

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra của tác giả.

Qua bảng ta thấy, hầu hết các khoản thu nhập của hộ đều do kinh tế biển mang lại. Tổng thu nhập bình qn của nhóm hộ nghiên cứu năm 2010 là 21.759.319 đồng, trong đó thu nhập từ KTB là 17.668.095 đồng chiếm tới 84,25%, thu từ trồng trọt và chăn nuôi là 2.749.627 đồng chiếm 8,46% và thu từ hoạt động dịch vụ là 1.846.762 đồng chiếm 7,29%. Có thể nói, KTB là lĩnh vực sản xuất hết sức quan trọng, là lĩnh vực mang lại nguồn thu nhập chính cho các hộ. Trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập của hộ, mặc dù huyện đã thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa cho các hộ gia đình, song loại hình trồng trọt và chăn ni vẫn chưa thực sự gắn với kinh tế hộ. Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ của hộ chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng thu nhập của hộ, sự kém phát triển các hoạt động dịch vụ của địa phương là một trong những nguyên nhân gây hạn chế cơ hội tìm kiếm việc làm cho lao động dư thừa, lao động nông nghiệp trong những lúc nông nhàn, ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người dân. Điều này cũng phần nào phản ánh đúng thực trạng về sự yếu kém của loại hình dịch vụ mà trong đó bao gồm cả thực trạng của dịch vụ chế biến thủy hải sản. Qua đó cho thấy rằng KTB đã có những đóng góp to lớn trong phát triển kinh tế xã hội tại địa

phương, góp phần huy động được nguồn vốn trong dân vào đầu tư phát triển sản xuất, cải tiến được phương pháp đánh bắt, nuôi trồng và chế biến, đem lại hiệu quả cao hơn. Đây cũng chính là cơ sở để hình thành các vùng chuyên canh nuôi trồng và hợp tác xã ngư nghiệp tập trung, tạo cơng ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động ngay tại chính ngành nghề và quê hương. Phát triển KTB được coi là con đường quan trọng góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống cho các tầng lớp dân cư.

2.4.3. Tới phân bổ lao động trong các loại hình kinh tế

Với những lợi thế từ điều kiện thuận lợi cho phục vụ cho phát triển sản xuất, ngành KTB đã chiếm được ưu thế hơn hẳn các ngành kinh tế khác tại địa phương, với việc đem lại giá trị kinh tế cao và thu nhập tốt hơn so với các ngành kinh tế khác. Kinh tế biển đã minh chứng được vai trò của mình trong phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, qua đó chính những loại hình kinh tế biển đã và đang thu hút được các nguồn lực để đầu tư phát triển ngày một hiệu quả hơn trong đó nguồn lực lao động. Đã có một phần lớn nguồn lực lao động tham gia vào trong quá trình sản xuất, kinh doanh trong linh vực này bao gồm cả loại hình lao động tham gia là lao động thường xuyên và lao động mùa vụ. Chính từ sức hút này đã tạo ra sự dịch chuyển nguồn lực lao động ở các loại hình kinh tế trong đó KTB đang là tâm điểm của sự dịch chuyển lao động đến từ các loại hình khác như trồng trọt hay chăn nuôi vốn đang bị mất dần vị thế mà trước đây đang có phần lớn lao ddooongj gắn bó theo phương thức sản xuất truyền thống, điều này được biểu hiện cụ thể thông qua bảng biểu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)