.Chủ trương của Đảng và nhà nước đối với xóa đói, giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa (Trang 86 - 88)

3.1.1. Mục tiêu tổng quát của chương trình quốc gia về xố đói giảm nghèo

3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát

Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đảm bảo đến năm 2020, đời sống của người

nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ các huyện nghèo phát triển sản xuất nơng, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nơng thơn ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc; dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2020, thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng lên 3,5 lần, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn. Điều kiện sống của hộ nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản. [6;27]

Đối với các huyện nghèo thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ:

- Mục tiêu đến năm 2015: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của tỉnh. Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các cơng trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mơ nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi; lao động nơng nghiệp cịn dưới 60% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 40%. [6;27]

- Mục tiêu đến năm 2020: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của khu vực. Giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống của dân cư ở các huyện nghèo gấp 5 - 6 lần so với hiện nay. Lao động nơng nghiệp cịn khoảng 50% lao động xã hội, tỷ lệ lao động

nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.[6;33] Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thuỷ lợi bảo đảm tưới tiêu chủ động cho tồn bộ diện tích đất lúa có thể trồng 2 vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, cây cơng nghiệp; bảo đảm giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ơ tơ tới các thôn, bản đã được quy hoạch; cung cấpđiện sinh hoạt cho hầu hết dân cư; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc.

3.1.1.3. Các chỉ tiêu của Đảng và nhà nước về XĐNG tới năm 2015

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa X) về thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015 đã xác định mục tiêu công tác giảm nghèo của huyện cần đạt được đến năm 2015 là: [11;32-34]

Một là: Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới từ 32,13%

năm 2010 xuống cịn 7 - 8% vào năm 2015 (bình qn giảm 5%/năm); giảm hộ cận nghèo từ 16,93% năm 2010 xuống còn 3 - 5% vào năm 2015 (bình quân giảm 3%/năm).

Hai là: Mỗi năm giải quyết việc làm cho 800-1.000 lao động; tỷ lệ người

lao động qua đào tạo nghề đến năm 2015 đạt 35%.

Ba là: 100% dân thị trấn, 95% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Bốn là: Phấn đấu đến năm 2015, phát triển đàn trâu, bò đạt 150.000 con

(tính cả lượng xuất bán), đàn lợn 210.000 con; bình quân lương thực đầu người đạt 720kg/người/năm.

Năm là: 85% số xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

Sáu là: 31% số xã thốt khỏi diện khó khăn (4/13 xã). Bảy là: 35% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

3.2. Phương hướng và quan điểm phát triển kinh tế biển để thoát nghèo

bền vững ở các xã ven biển huyện Hậu lộc, Thanh hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)