Chuẩn nghèo quốc gia được cập nhật theo biến động giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 57)

Thu nhập bình quân/người/tháng 1993-1995 1995 -1997 1997- 2000 2001-2005 2006 -2010 2011-2015 Đói Mọi vùng < 13kg gạo < 13kg gạo Thành thị < 13kg gạo Nông thôn < 8kg gạo Nghèo Thành thị

< 20kg gạo < 25kg gạo < 25kg gạo 150.000 đồng 260.000 đồng 500.000 đồng

Nông thôn

< 15kg gạo 200.000 đồng 400.000 đồng

Miền núi,

hải đảo < 15kg gạo < 15kg gạo 80.000 đồng

Đồng bằng, trung du

< 20kg gạo < 20kg gạo 100.000 đồng

Nguồn: Niêm giám thống kê của tổng cục thống kê 2011

Trên cơ sở chuẩn nghèo quốc gia của từng giai đoạn, trong các cuộc khảo sát về mức sống, tỷ lệ hộ nghèo được tính dựa vào số thu nhập bình quân đầu người một tháng của hộ được khảo sát. Chuẩn nghèo sau khi cập nhật giá được sử dụng để tính tỷ lệ hộ nghèo qua các năm.

Bảng 1.2. Chuẩn nghèo quốc gia được cập nhật theo biến động giáKhu vực Khu vực

Thu nhập bình quân/người/tháng (đồng)

Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008 Năm 2010

Thành thị 218.000 260.000 370.000 440.000

Nông thôn 168.000 200.000 290.000 350.000

Nguồn: Niên giám tổng cục thống kê 2011

Tổng cục Thống kê Việt Nam phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới (WB) xây dựng chuẩn nghèo từ năm 1993, được cập nhật theo sự biến động của giá ở các năm có khảo sát mức sống với mục tiêu đánh giá tác động của các chính sách xóa đói, giảm nghèo của quốc gia, đồng thời từng bước xây dựng chuẩn nghèo quốc gia tiệm cận dần với chuẩn nghèo khu vực và thế giới.

Điểm khác ở chuẩn nghèo do Tổng cục Thống kê và WB so với chuẩn nghèo quốc gia là: (i) chuẩn nghèo này chỉ có một mức cho cả hai khu vực thành thị và nông thôn, (ii) số liệu chi tiêu của các hộ gia đình được sử dụng để tính tỷ lệ người nghèo thay vì số liệu thu nhập, và (iii) tính tỷ lệ người nghèo, không phải hộ nghèo. Tỷ lệ người nghèo này được gọi là tỷ lệ nghèo chung hoặc tỷ lệ nghèo chi tiêu.

Bảng 1.3. Chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới qua các giai đoạn

Năm Chi tiêu bình quân/người/tháng (đồng)

1993 96.700 1998 149.000 2002 160.000 2004 173.000 2006 213.000 2008 280.000

Nguồn: Niên giám thống kê của tổng cục thống kê 2009

Chuẩn nghèo này được áp dụng cho các cuộc điều tra về mức sống hộ gia đình ở Việt Nam với sự hướng dẫn kỹ thuật của UNDP, WB và SIDA. Các hộ được coi là nghèo nếu mức thu nhập và chi tiêu không đủ đảm bảo yêu cầu trên. Tuy nhiên, tiêu chuẩn nghèo của Việt Nam còn cách quá xa so với chuẩn nghèo của WB đưa ra với ngưỡng 2 USD/người/ngày. Do đó, Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo để xây dựng chuẩn nghèo tiếp cận với chuẩn nghèo quốc tế.

Hiện nay ở nước ta, một số địa phương có nền kinh tế - xã hội phát triển đã áp dụng mức chuẩn nghèo cao hơn chuẩn nghèo chung của cả nước và chủ động điều chỉnh chuẩn nghèo khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao.

- Tỉnh Bình Dương: Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2008, khu vực thành thị 500.000 đồng/người/tháng, khu vực nông thôn 400.000

đồng/người/tháng; giai đoạn 2009 - 2010, khu vực thành thị 780.000 đồng/người/tháng, khu vực nông thôn 600.000 đồng/người/tháng.

- Tỉnh Khánh Hòa: Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2009 – 2010, khu vực miền núi, hải đảo 360.000 đồng/người/tháng, khu vực nông thôn 430.000 đồng/người/tháng, khu vực thành thị 500.000 đồng/người/tháng.

- Thành phố Hồ Chí Minh: Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2009 – 2015 là 12.000.000 đồng/người/năm (tương đương với 2 USD/người/ngày). - Thành phố Hà Nội: Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2009 – 2013, khu vực thành thị 500.000 đồng/người/tháng, khu vực nông thôn 330.000 đồng/người/tháng.

1.2.2. Quan điểm về thoát nghèo bền vững

Theo tác giả Trần Đình Thiên:

“Không thể giúp người nghèo bằng cách tặng nhà, tặng phương tiện sống...”[18;13]

Đây là cách giảm nghèo, xóa nghèo nhanh nhưng chỉ tức thời, không bền vững. Muốn giảm nghèo, xóa nghèo bền vững thì nhà nước, cơ quan chức năng cần phải cấp cho người nghèo một phương thức phát triển mới mà tự họ không thể tiếp cận và duy trì. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ, ngăn ngừa, loại trừ các yếu tố gây rủi ro chứ không chỉ là sự nỗ lực khắc phục hậu quả sau rủi ro. Đặc biệt, sự hỗ trợ giảm nghèo này phải được xác lập trên nguyên tắc ưu tiên cho các vùng có khả năng, điều kiện thoát nghèo nhanh và có thể lan tỏa sang các vùng lân cận. Tác giả luận văn cũng đồng ý với quan niệm trên về giảm nghèo bền vững.

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ bền vững

Để đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo, không thể chỉ đánh giá dựa trên số lượng người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo giảm xuống mà phải căn cứ trên nhiều tiêu chí khác nhau.

- Thu nhập thực tế của người nghèo, hộ nghèo được cải thiện, vượt qua được chuNn nghèo, hạn chế tối đa tình trạng tái nghèo về thu nhập. nếu gặp rủi ro hoặc sự thay đổi của chuNn nghèo.

- Được tạo cơ hội và có khả năng tiếp cận đầy đủ với các nguồn lực sản xuất được xã hội tạo ra, các dịch vụ hỗ trợ người nghèo và được quyền tham gia và có tiếng nói của mình đối với các hoạt động lập kế hoạch phát triển kinh tế, giảm nghèo cho bản thân và địa phương.

- Được trang bị một số điều kiện "tối thiểu" để có khả năng tránh được tình trạng tái nghèo khi gặp phải những rủi ro khách quan như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh… hoặc sự thay đổi của chuNn nghèo.

- Được đảm bảo tiếp cận bình đẳng về giáo dục dạy nghề và chăm sóc sức khoẻ để về lâu dài, người nghèo, người mới thoát nghèo và con em họ có được kiến thức, kinh nghiệm làm ăn, tay nghề nhằm tạo ra thu nhập ổn định trong cuộc sống.

1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới thoát nghèo bền vững

Hiệu quả và tính bền vững trong thực hiện giảm nghèo phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Trong đó có những nhân tố thuộc về phía người nghèo, nhân tố từ chính sách, chương trình giảm nghèo, điều kiện kinhh tế - xã hội và tác động của một số nhân tố khác.

Thứ nhất, về nhận thức.

Thứ hai, về nguồn lực đảm bảo thực hiện chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo.

Thứ ba, về công tác tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình giảm nghèo.

Sự cần thiết phải thoát nghèo bền vững trong quá trình phát triển kinh tế xã hội - Thoát nghèo bền vững góp phần ổn định chính trị và phát triển xã hội - Mối quan hệ giữa giảm nghèo bền vững với phát triển kinh tế

1.3. Vai trò của việc phát triển kinh tế biển với xóa đói, giảm nghèo.

1.3.1.1.Vai trò đóng góp vào ngân sách nhà nước

Vai trò kinh tế biển có vai trò hết sức to lớn đối với nền kinh tế quốc dân.Từ đây, rất nhiều ngành kinh tế được phát triển hết sức đa dạng và phong phú. Trước tiên, phải kể tới phát triển ngành kinh tế đánh bắt hải sản, với vùng biển rộng thì đây là ngành phát triển kinh tế chiến lược và cơ bản vì trữ lượng hải sản được đánh bắt giúp thay đổi đáng kể nền kinh tế của nhân dân trong vùng. Hơn nữa, ngành kinh tế biển phát triển phải kể đến sự vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đem lại lợi ích kinh tế cao. Khi vận chuyển bằng đường biển thì giảm thời gian vận chuyển nhanh và quãng đường vận chuyển ngắn hơn so với đường bộ vì đường biển thường là thẳng hơn so với đường bộ và không gây ách tắc đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Những người dân ven biển có thể tổ chức nuôi trồng thuỷ hải sản theo lồng ở gần bờ đem lại nguồn hải sản chủ động cho người dân và có thể tăng gia những loại hải sản cần thiết phục vụ cho đời sống của người dân trong khu vực và những vùng lân cận.

Ngành kinh tế biển phát triển đã đóng góp vào ngân sách nhà nước một lượng gía trị khá cao. Hiện nay, ngành thuỷ sản đang là ngành xuất khẩu chiếm vị trí cao trong hoạt động xuất khẩu của nước ta vì vậy gía trị mà ngành thuỷ sản đem lại từ phát triển ngành kinh tế biển là khá cao. Hơn nữa, trong nước nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thuỷ sản là rất lớn trên mọi miền của đất nước người dân thích tiêu dùng hàng thuỷ sản nhiều vì hàm lượng đạm trong cá, tôm, cua, ba ba… là rất tốt, hơn nữa hiện nay thuỷ sản còn là một trong những món ăn được ưa chuộng trong các món ăn của khách du lịch. Nước ta đã có những cải tạo đáng kể trong vấn đề bảo quản mặt hàng thuỷ hải sản, vì mặt hàng nay rất dễ bị ôi thiu cho nên bảo quản nó rất khó nhất là mỗi khi phải vận chuyển xa tới những vùng khác.

1.3.1.2. Vai trò đóng góp vào tăng trưởng kinh tế a) Vai trò trong giải quyết việc làm

Vấn đề giải quyết việc làm đang là vần đề hết sức nóng bỏng trong nền kinh tế thị trường. Để giải quết việc làm cần phát triển nhiều ngành nghề kinh tế trong đó có kinh tế biển và các hoạt động của nó. Hoạt động kinh tế biển mỗi năm thu hót được khoảng 2 triệu lao động, đây là con số rất lớn về lao động nước ta vì ngoài việc hơn 2 triệu lao động có việc làm kia còn có rất nhiều lao động không có việc làm và đang cần việc. Do đó phát triển kinh tế biển có thể coi là phương pháp khá hiệu quả trong giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động vùng ven biển.

b) Vai trò trong việc xoá đói giảm nghèo dân cư vùng ven biển

Như đã trình bày ở trên, phát triển kinh tế biển tao việc làm cho lao động, tạo thu nhập cho người lao động, người lao động có thu nhập sẽ tự cải thiện đời sống của mình, tạo cho đời sống ổn định. Còn đối với xã hội người lao động có việc làm thì xã hội bớt được một gánh nặng về trợ cấp xã hội, chánh được tệ nạn xã hội do tình trạnh thất nghiệp tạo gia cũng có nghĩa là làm cho tỷ lệ đói nghèo của nước ta giảm đi một phần. Cho nên có thể nói phát triển kinh tế biển có một vai trò rất quan trọng trong xoá đói giảm nghèo.

1.3.2. Phát triển kinh tế biển, tạo tiền đề thoát nghèo bền vững.

Với nhiều ngành kinh tế, kinh tế biển phát triển sẽ sử dụng và phát triển tối đa nguồn nhân lực tại địa phương. Những tư liệu sau đây ở Việt Nam đã minh chứng điều đó: Cả nước có khoảng 1/4 dân số sinh sống ven biển, trong đó 30% các hoạt động kinh tế liên quan đến biển. Các cộng đồng dân cư ven biển là một tiềm năng lao động dồi dào. Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản đã tạo việc làm cho hơn 100.000 lao động đánh cá trực tiếp và 50.000 lao động dịch vụ nghề cá [21; 82]. Nghề muối củng tạo việc làm hơn 2.500 lao động [21;29].

Hệ thống hậu cần nghề cá đã có những chuyển biến đáng kể, đặc biệt là hệ thống các cảng cá được xây dựng suốt dọc bờ biển. Đã triển khai các hoạt động nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản như cấp giấy phép khai

thác thuỷ sản; kiểm tra theo dõi giám sát các hoạt động nghề cá trên biển; kiểm tra giám sát an toàn cho người và phương tiện nghề cá trên biển. Mặt khác, quá trình kinh tế biển phát triển đã tạo ra các ngành nghề mới, nuôi trồng hải sản đặc sản, du lịch biển đang trong quá trình phát triển bước đầu thu hút nguồn nhân lực lớn.

Với vai trò quan trọng trong việc gia tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho người lao động của mình các ngành kinh tế biển cũng góp một phần không nhỏ vào việc gia tăng mức sống cho người lao động và cũng góp một phần không nhỏ vào công tác xoá đói giảm nghèo của huyện. Với đặc điểm, đa số lao động hoạt động trong ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác muối đều là các hộ khó khăn, các hộ nghèo. Do đó việc phát triển mở ra một hướng đi đúng hướng góp một phần quan trọng vào việc giảm và tiến tới thoát nghèo.

Ngoài các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp trên tới sự phát triển kinh tế xã hội thì phát triển kinh tế biển còn có ý nghĩa rất lớn vào góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển, đảo.

Ngày nay trong phát triển kinh tế xây dựng đất nước, vùng này gắn liền với vùng thềm lục địa đang triển khai mạnh công nghiệp, thăm dò và khai thác dầu khí cùng với vùng đặc quyền kinh tế biển rộng lớn, chứa đựng nhiều nguy cơ tranh chấp quốc tế và âm mưu xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và đặc quyền kinh tế biển Việt Nam. Vì thế, việc phát triển kinh tế biển tại các xã ven biển cũng góp phần vào vào mục tiêu chung của cả nước nhằm bảo vệ an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ BIỂN VÀ THỰC TRẠNG NGHÈO TẠI HUYỆN HẬU LỘC THANH HÓA

2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hậu Lộc Thanh Hóa. Thanh Hóa.

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên huyện Hậu lộc. 2.1.1.1. Vị trí địa lý 2.1.1.1. Vị trí địa lý

Hậu lộc là huyện đồng bằng ven biển có tổng diện tích đất tự nhiên là 143,56 nằm ở phía Đông Bắc của xứ Thanh, cách thành phố Thanh Hóa điểm gần nhất (Cầu Sài - xã Thuần Lộc) chỉ hơn 10 km. Điểm xa nhất (Mõm Gãnh thuộc đồng cá Đa Tân - Đa Lộc) cũng chỉ hơn 50 km. Hậu Lộc là một trong những huyện ven biển nằm ở vùng cực bắc Trung Bộ, trên tuyến đường sắt xuyên Việt và trục đường quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội khoảng130 km về phía Đông Nam. Nhìn trên bản đồ, địa giới Hậu Lộc được phân định phù hợp với diên cách tự nhiên của sông núi. Ranh giới với các huyện như sau:

+ Phía Bắc: Hậu Lộc giáp huyện Hà Trung và Nga Sơn, ranh giới tiếp giáp là sông Lèn. Sông Lèn vốn là một nhánh của sông Mã, được tách ra từ ngã ba Bông (một địa danh mang tên “ngũ huyện kê “- nơi con gà trống gáy 5 huyện cùng nghe) chảy về cửa lạch Sung (còn gọi là cửa Bạch Câu).

+ Phía Tây và Nam giáp huyện Hoằng Hóa với đường ranh giới tự nhiên là núi Sơn Trang ở phía Tây, đồi Gai, sông Ấu ở giữa huyện và sông Lạch Trường ở phía Đông.

+ Phía Đông giáp biển Đông

Toàn huyện có 27 đơn vị hành chính (26 xã và 1 thị trấn huyện lỵ). Vị trí địa lý huyện Hậu Lộc được bao bọc bởi các sông: phía Bắc là sông Lèn, phía Nam là sông Trà Giang và sông Lạch Trường, phía Đông giáp biển Đông.

2.1.1.2. Địa hình

Hậu Lộc là huyện đồng bằng có tổng diện tích đất tự nhiên xếp thứ 19 trong huyện, thị của Thanh Hóa, nhưng cảnh quan rất đa dạng. Đây là nơi hội

tụ đầy đủ những dạng địa hình tương phản, dồn nén trong một diện tích không lớn: có đồi núi, đồng bằng, sông biển và hải đảo.

Với địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam có thể chia ra 3 vùng địa hình: vùng đồi núi phía Tây, vùng đồng ruộng giữa huyện, vùng ven biển (đất cát phía Đông)

- Vùng đồi:

Nằm ở phía Tây Bắc của huyện gồm các xã: Châu Lộc,Triệu Lộc, Đại Lộc, với diện tích là 2166,32 ha, chiếm 15,2 % diện tích tự nhiên toàn huyện. Đây là vùng đồi thoải, bên dưới là đất ruộng lúa nước bằng phẳng. Thuận lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển để thoát nghèo bền vững tại các xã ven biển huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)