4.1.1 Bối cảnh
Năm 2020, khi đại dịch Covid 19 bùng nổ trên đất nước Thái Lan, chính phủ thực hiện lệnh giãn cách xã hội. Các doanh nghiệp ở hầu hết ở mọi lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là ngành hàng không. Nhà nước lệnh ngừng dịch vụ di chuyển/vận chuyển bằng đường hàng không.
4.1.2 Thách thức
Trước ảnh hưởng của dịch bệnh, Thai Airways hãng hàng không quốc gia Thái Lan - đã phải tạm ngừng những chuyến bay của mình. Thách thức dành cho doanh nghiệp là dù không thể cung cấp dịch vụ di chuyển/vận chuyển cho khách hàng trong thời gian hiện tại nhưng vẫn phải khiến họ nhớ và tăng tình cảm với thương hiệu. Thai Airways vẫn hoạt động và hành động vì khách hàng.
4.1.3 Đối tượng mục tiêu & Insight
Đối tượng mục tiêu cho chiến dịch này là toàn thể người dân tại đất nước Thái Lan. Họ cảm thấy gị bó vì phải ở nhà, chưa thích nghi và làm quen được với giãn cách xã hội. Họ nhớ và mong muốn tận hưởng những chuyến đi chơi, du lịch trải nghiệm.
4.1.4 Chiến lược & thực thi
Thấu hiểu cảm giác của người tiêu dùng, Thai Airways thực hiện kế hoạch nhằm khuyến khích người dân ở nhà cách ly xã hội. Điều này không chỉ mang đến sự an tồn mà cịn tặng cho họ phần thưởng vì đã thực hiện đúng theo lệnh giãn cách của chính phủ; cho họ hy vọng rằng những chuyến du lịch trong tương lai khơng cịn quá xa vời. Thai Airways đã khởi chạy chiến dịch #StayHomeEarnMiles với một ứng dụng sử dụng định vị địa lý để theo dõi người dùng và thưởng cho họ số dặm bay miễn phí tương ứng với số giờ ở trong nhà để khuyến khích họ thực hiện lệnh giãn cách xã hội.
Hình 4.1: Ứng dụng THAI Stay Home Miles Exchange Nguồn: ttrweekly.com Nguồn: ttrweekly.com
● TVC quảng bá chiến dịch: https://www.youtube.com/watch?v=LQ1k9tb1E7o
4.1.5 Kết quả
Hình 4.2: Kết quả chiến dịch THAI AIRWAYS Stay Home Miles Exchange Nguồn: caples.org Nguồn: caples.org
Đây là một chiến dịch thành công trong việc thể hiện trách nhiệm xã hội và giữ chân khách hàng. Thai Airways đem đến người dân Thái Lan sự trấn an và niềm hy vọng về những chuyến bay sẽ sớm được cất cánh trở lại. Chiến dịch đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc cả về mặt truyền thông, thương hiệu và ý tưởng. Cụ thể:
+ 37.230 người đăng ký tham gia chương trình + 809.152 dặm bay miễn phí
+ 3.236.808 giờ ở trong nhà
+ Giải thưởng: BRONZE LION 2020/2021 Cannes Lions Liên hoan sáng tạo -
Quốc tế
4.2 Ứng dụng DUOLINGO Chiến lược Mobile Marketing giữ chân khách hàng-
4.2.1 Khách hàng mục tiêu & Insight
Người dùng ứng dụng Duolingo là những người mới bắt đầu, những người muốn duy trì kĩ năng ngơn ngữ hoặc những học viên có trình độ cao. Họ khá thụ động, chưa có nhiều động lực để học tập mỗi ngày.
4.2.2 Chiến lược và thực thi
● Ứng dụng Gamification Elements (yếu tố từ game):
- Để khuyến khích khách hàng quay lại sử dụng sản phẩm, các ứng dụng học tập thường yêu cầu họ bỏ tiền để nâng cấp lên gói premium. Duolingo thực hiện các yếu tố mượn từ game như EXP, ligot (đơn vị tiền tệ trong ứng dụng bảng xếp hạng danh hiệu), , , streak (chuỗi hoàn thành mục tiêu), … để tạo một trải nghiệm hấp dẫn, là động lực để người dùng duy trì việc học.
- Quá trình học tập trên Duolingo có thể diễn ra như sau: Người dùng đặt ra daily goal và được thưởng “ligot” khi hồn thành mục tiêu, sau đó dùng số tiền này để mua các tính năng mới. Điều này tương tự trong game khi người chơi được tặng thưởng sau khi hoàn thành một level. Để ứng dụng gamification thành công, Duolingo đã đánh vào các loại động lực của con người như:
+ Động lực loại 2 – Accomplishment: Các thành tựu như danh hiệu mới, thứ hạng cao, chuỗi ngày hồn thành nhiệm vụ,...chính là động lực khiến người dùng quay lại Duolingo để tiếp tục việc học.
+ Động lực loại 8 – Avoidance: Đến từ nỗi sợ mất mát và trường hợp xấu. Chuỗi hoàn thành nhiệm vụ dài và thứ hạng cao thì người học càng sợ đánh mất thành tích đó. Do đó, họ càng phải học thường xuyên hơn.
+ Động lực loại 4 – Ownership: Cung cấp các loại trang phục và bài học đặc biệt có thể mua bằng ligot.
+ Động lực loại 5 – Social Influence: Thông báo hoạt động của bạn bè.
+ Tổ chức giải đấu Duolingo Leagues: Duolingo dường như hiểu rằng động lực học tập của con người là cạnh tranh với người khác. Do đó, họ tăng thứ hạng của
người dùng dựa vào số điểm đạt được. Điều này khuyến khích người dùng dành nhiều thời gian học ngoại ngữ trên Duolingo.
+ Push notifications dồn dập: Giống nhiều ứng dụng giáo dục khác, Duolingo cũng sử dụng mobile app push notification để nhắc nhở người học trở lại ứng dụng. Tuy nhiên, các tin nhắn reminder của Duolingo lại đặc biệt hơn vì được cá nhân hóa với những câu nói thẳng thắn, gần gũi, khiến người dùng thích thú và vui vẻ “nghe lời”.
Hình 4.3: Thơng báo của ứng dụng học ngơn ngữ Duolingo Nguồn: Internet
Hình tượng chú cú với những phát ngơn hùng hồn đã trở thành “nỗi khiếp sợ” của dân học ngoại ngữ năm nào:
Hình 4.4: Thơng báo hùng hồn của chú cú xanh Nguồn: Internet Nguồn: Internet
Độ nổi tiếng của meme chú cú màu xanh gắt gỏng là minh chứng cho một chiến lược mobile marketing thành công của Duolingo.