Cách tổ chức việc phân tích

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược mobile marketing và xu hướng mobile marketing (Trang 45)

Khi bắt đầu phân tích chiến dịch mobile marketing, điều tối quan trọng là xác định mục tiêu của bạn. Điều này đã được chúng tôi đề cập ở trên. Sau đây là các quy tắc của một quá trình phân tích minh bạch và chất lượng cao:

- Điểm chuẩn: Chúng cho phép chúng ta tìm hiểu xem chiến dịch hiện tại hoạt động tốt như thế nào so với trước đây.

- Thông tin đầy đủ: Để phân tích được khách quan, bạn cần có tất cả các chi tiết trong bức tranh lớn: Chúng ta đang lấy số liệu từ những nguồn lưu lượng truy cập nào? Nước nào? Lưu lượng traffic?

- Tính phù hợp dữ liệu: Giả sử một nhóm sản phẩm có một tập hợp các chỉ số: IR, CPI, CR và CPA. Bây giờ ta có bốn số liệu, nhưng chúng không có nhiều ý nghĩa vì chúng ta không hiểu chúng được lấy từ những nguồn lưu lượng truy cập nào.

Ví dụ: Facebook, TikTok, Snapchat và Google Ads, tất cả đều có những đặc điểm riêng, đó là lý do tại sao nếu chạy một chiến dịch trên Facebook, doanh nghiệp phải xem xét các điểm chuẩn từ nguồn lưu lượng truy cập cụ thể đó. Điều này cũng giống với các quốc gia: Sẽ không chính xác nếu lấy dữ liệu trên toàn thế giới làm tiêu chuẩn cho một chiến dịch ở Việt Nam.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC CHIẾN DỊCH MOBILE MARKETING 4.1 Chiến dịch THAI AIRWAYS Stay Home Miles Exchange

4.1.1 Bối cảnh

Năm 2020, khi đại dịch Covid 19 bùng nổ trên đất nước Thái Lan, chính phủ thực hiện lệnh giãn cách xã hội. Các doanh nghiệp ở hầu hết ở mọi lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là ngành hàng không. Nhà nước lệnh ngừng dịch vụ di chuyển/vận chuyển bằng đường hàng không.

4.1.2 Thách thức

Trước ảnh hưởng của dịch bệnh, Thai Airways hãng hàng không quốc gia Thái Lan - đã phải tạm ngừng những chuyến bay của mình. Thách thức dành cho doanh nghiệp là dù không thể cung cấp dịch vụ di chuyển/vận chuyển cho khách hàng trong thời gian hiện tại nhưng vẫn phải khiến họ nhớ và tăng tình cảm với thương hiệu. Thai Airways vẫn hoạt động và hành động vì khách hàng.

4.1.3 Đối tượng mục tiêu & Insight

Đối tượng mục tiêu cho chiến dịch này là toàn thể người dân tại đất nước Thái Lan. Họ cảm thấy gò bó vì phải ở nhà, chưa thích nghi và làm quen được với giãn cách xã hội. Họ nhớ và mong muốn tận hưởng những chuyến đi chơi, du lịch trải nghiệm.

4.1.4 Chiến lược & thực thi

Thấu hiểu cảm giác của người tiêu dùng, Thai Airways thực hiện kế hoạch nhằm khuyến khích người dân ở nhà cách ly xã hội. Điều này không chỉ mang đến sự an toàn mà còn tặng cho họ phần thưởng vì đã thực hiện đúng theo lệnh giãn cách của chính phủ; cho họ hy vọng rằng những chuyến du lịch trong tương lai không còn quá xa vời. Thai Airways đã khởi chạy chiến dịch #StayHomeEarnMiles với một ứng dụng sử dụng định vị địa lý để theo dõi người dùng và thưởng cho họ số dặm bay miễn phí tương ứng với số giờ ở trong nhà để khuyến khích họ thực hiện lệnh giãn cách xã hội.

Hình 4.1: Ứng dụng THAI Stay Home Miles Exchange Nguồn: ttrweekly.com

● TVC quảng bá chiến dịch: https://www.youtube.com/watch?v=LQ1k9tb1E7o 4.1.5 Kết quả

Hình 4.2: Kết quả chiến dịch THAI AIRWAYS Stay Home Miles Exchange Nguồn: caples.org

Đây là một chiến dịch thành công trong việc thể hiện trách nhiệm xã hội và giữ chân khách hàng. Thai Airways đem đến người dân Thái Lan sự trấn an và niềm hy vọng về những chuyến bay sẽ sớm được cất cánh trở lại. Chiến dịch đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc cả về mặt truyền thông, thương hiệu và ý tưởng. Cụ thể:

+ 37.230 người đăng ký tham gia chương trình + 809.152 dặm bay miễn phí

+ 3.236.808 giờ ở trong nhà

+ Giải thưởng: BRONZE LION 2020/2021 Cannes Lions Liên hoan sáng tạo -

Quốc tế

4.2 Ứng dụng DUOLINGO Chiến lược Mobile Marketing giữ chân khách hàng-

4.2.1 Khách hàng mục tiêu & Insight

Người dùng ứng dụng Duolingo là những người mới bắt đầu, những người muốn duy trì kĩ năng ngôn ngữ hoặc những học viên có trình độ cao. Họ khá thụ động, chưa có nhiều động lực để học tập mỗi ngày.

4.2.2 Chiến lược và thực thi

● Ứng dụng Gamification Elements (yếu tố từ game):

- Để khuyến khích khách hàng quay lại sử dụng sản phẩm, các ứng dụng học tập thường yêu cầu họ bỏ tiền để nâng cấp lên gói premium. Duolingo thực hiệncác yếu tố mượn từ game như EXP, ligot (đơn vị tiền tệ trong ứng dụng bảng xếp hạng danh hiệu), , , streak (chuỗi hoàn thành mục tiêu), … để tạo một trải nghiệm hấp dẫn, là động lực để người dùng duy trì việc học.

- Quá trình học tập trên Duolingo có thể diễn ra như sau: Người dùng đặt ra daily goal và được thưởng “ligot” khi hoàn thành mục tiêu, sau đó dùng số tiền này để mua các tính năng mới. Điều này tương tự trong game khi người chơi được tặng thưởng sau khi hoàn thành một level. Để ứng dụng gamification thành công, Duolingo đã đánh vào các loại động lực của con người như:

+ Động lực loại 2 – Accomplishment: Các thành tựu như danh hiệu mới, thứ hạng cao, chuỗi ngày hoàn thành nhiệm vụ,...chính là động lực khiến người dùng quay lại Duolingo để tiếptục việc học.

+ Động lực loại 8 –Avoidance: Đến từ nỗi sợ mất mát và trường hợp xấu. Chuỗi hoàn thành nhiệm vụ dài và thứ hạng cao thì người học càng sợ đánh mất thành tích đó. Do đó, họ càng phải học thường xuyên hơn.

+ Động lực loại 4 – Ownership: Cung cấp các loại trang phục và bài học đặc biệt có thể mua bằng ligot.

+ Động lực loại 5 –Social Influence: Thông báo hoạt động của bạn bè.

+ Tổ chức giải đấu Duolingo Leagues: Duolingo dường như hiểu rằng động lực học tập của con người là cạnh tranh với người khác. Do đó, họ tăng thứ hạng của

người dùng dựa vào số điểm đạt được. Điều này khuyến khích người dùng dành nhiều thời gian học ngoại ngữ trên Duolingo.

+ Push notifications dồn dập: Giống nhiều ứng dụng giáo dục khác, Duolingo cũng sử dụng mobile app push notification để nhắc nhở người học trở lại ứng dụng. Tuy nhiên, các tin nhắn reminder của Duolingo lại đặc biệt hơn vì được cá nhân hóa với những câu nói thẳng thắn, gần gũi, khiến người dùng thích thú và vui vẻ “nghe lời”.

Hình 4.3: Thông báo của ứng dụng học ngôn ngữ Duolingo Nguồn: Internet

Hình tượng chú cú với những phát ngôn hùng hồn đã trở thành “nỗi khiếp sợ” của dân học ngoại ngữ năm nào:

Hình 4.4: Thông báo hùng hồn của chú cú xanh Nguồn: Internet

Độ nổi tiếng của meme chú cú màu xanh gắt gỏng là minh chứng cho một chiến lược mobile marketing thành công của Duolingo.

CHƯƠNG 5: TƯƠNG LAI MOBILE MARKETING 2022 5.1. Hành vi sử dụng thiết bị di động tại Việt Nam

● Theo Hootsuite Digital Report 2021 in Vietnam, người dùng Việt Nam có tỷ lệ

sử dụng các thiết bị di động cao hơn Laptop hoặc máy tính để bàn.Cụ thể:

Hình 5.1: Mức độ sử dụng các thiết bị tại Việt Nam

Desktop là thiết bị thường được dùng vào ban ngày, máy tính bảng và smartphone chiếm ưu thế vào buổi tối. Chính vì vậy, khi thực hiện các chiến dịch Mobile Marketing, các nhà tiếp thị nên hiểu rõ đối tượng và thời gian sử dụng thiết bị để tối ưu các hoạt động Marketing của doanh nghiệp.

● Tỷ lệ truy cập Internet thông qua thiết bị di động tăng qua các năm

Tháng 01/2021 có 65.08 triệu ngườidùng Mobile Internet, dự kiến sẽ tăng lên 75 triệu

người vào năm 2022 và 82.15 triệu năm 2025.

Hình 5.3: Tỷ lệ người dùng truy cập Internet theo thiết bị

Thống kê cho thấy tỷ lệ người dùng truy cập Internet trên thiết bị di động chiếm 95%, mức độ sử dụng Mobile Internet trung bình 3 giờ 18 phút/ngày.

● Hành động chủ yếu trên thiết bị di động là Facetime (chiếm 56.2% tỷ lệ người dùng thiết bị di động), tiếp đến là Scan QR Code (chiếm 45.6% tỷ lệ người dùng thiết bị di động).

● Các ứng dụng được sử dụng nhiều trên thiết bị di động, đứng đầu là Chat Appschiếm 94.7%; 94.5% Social Networking Apps; 83.4% Entertainment and Video Apps; 58% Music Apps; 57.2% Game Apps.

● Doanh thu trên các thiết bị iOS có xu hướng tăng

Cụ thể: Mảng giải trí (+74,91%), du lịch (+22,68%), và mua sắm (+10,05%) cao hơn doanh thu của người dùng Android.

● 63% lưu lượng truy cập trên thiết bị di động là video

Người tiêu dùng ưa chuộng nội dung hình thức video, chính vì vậy các loại quảng cáo ở dạng video nhúng trong trình duyệt, ứng dụng, cộng với các dịch vụ chia sẻ và phát trực tuyến phổ biến nhanh chóng. Theo thống kê, lưu lượng truy cập trên thiết bị di động chủ yếu là dạng video, dự đoán sẽ tăng nhanh trong tương lai.

Kết luận:Với sự gia tăng số lượng người sử dụng các thiết bị di động, tầm quan trọng của nó trong mọi hoạt động trong cuộc sống cũng tăng lên. Những tiến bộ công nghệ giúp Mobile Marketing tiếp tục phát triển và trở thành cách tiếp thị đầy tiềm năng với các doanh nghiệp trong năm 2022, đặc biệt là các hình thức Mobile Internet.

5.2 Xu hướng Mobile Marketing 2022

5.2.1. Content Video

Năm 2022 video sẽ chiếm 80% lưu lượng truy cập internet

Dễ dàng nhận thấy người dùng Việt Nam hiện nay ưa chuộng và ưu tiên tiếp cận nội dung ở dạng video hơn là hình ảnh, âm thanh. Với một chiếc video kéo dài vài phút sẽ tìm thấy nhiều đối tượng hơn là một văn bản có nội dung tương tự. Lý do khá rõ ràng bởi video thú vị, hấp dẫn và có khả năng truyền tải dễ dàng hơn. Các chuyên gia tin rằng đến năm 2022 video sẽ chiếm 80% lưu lượng truy cập internet.

Chính vì vậy, khi phát triển chiến lược Mobile Marketing, doanh nghiệp nên cân nhắc đưa content video vào hoạt động tiếp thị, có thể video hướng dẫn hoặc đơn giản là một video trung thực kể câu chuyện về sản phẩm của bạn. Đây chắc chắn sẽ là cách để thương hiệu trò chuyện và tương tác với khách hàng hiệu quả.

5.2.2. Mobile Audio Marketing

77% khán giả podcast chọn không bỏ qua quảng cáo

Sử dụng âm thanh để tiếp thị đã bùng nổ bởi sự nổi lên của các ứng dụng podcasting và phát nhạc trong những năm gần đây như iTunes, Spotify, Soundcloud, OnMic,... Thêm vào đó là ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, “cơn sốt” nghe podcast đượcphổ biến rộng rãi ở nhiều nhóm độ tuổi tại Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ.

Nghiên cứu mới nhất về doanh thu quảng cáo IAB Podcast, cho thấy

doanh thu quảng cáo podcast ở Hoa Kỳ dự đoán sẽ vượt quá 1 tỷ đô trong năm 2021.

Các nhà tiếp thị nên hiểu biết và sử dụng ứng dụng podcasting như một nguồn tạo nội dung và là nền tảng để thực hiện chiến lược Audio Marketing. Xu hướng này giúp doanh nghiệp dễ dàng nhắm đúng khách hàng mục tiêu của mình theo từng nội dung, chủ đề; cho phép các công ty kể câu chuyện của mình ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Người dùng có thể nghe podcast trong khi đang tập thể dục hoặc lái xe. Podcast sẽ không khiến người nghe phải từ bỏ các hoạt động yêu thích hoặc bắt buộc của họ, nó làm các hoạt động đó thú vị hơn.

5.2.3. Thanh toán di động

Thanh toán thông qua các ví điện tử như Momo, Viettel Pay, Zalo Pay đã trở nên cực kỳ phổ biến đối với người tiêu dùng. Năm 2020, có 50% ví điện tửtại Việt Nam cho biết số lượng khách hàng tăng trưởng từ 100-300%so với cùng kỳ năm ngoái. Vì vậy, để bắt kịp xu hướng hiện tại, các doanh nghiệp nên trang bị thiết bị POS có công nghệ NFC cho phép thanh toán bằng ứng dụng ví di động.

Thanh toán di động mang lại lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Nó nhanh hơn nhiều so với việc lấy thẻ ra khỏi ví. Do đó, nhiều khoản thanh toán có thể được thực hiện trong thời gian ngắn hơn. Khi chúng ta nói về khách hàng, ít thời gian hơn có nghĩa là sự hài lòng của khách hàng nhiều hơn. Điều này cóthể sẽ dẫn đến dịch vụ khách hàng tốt hơn và tăng lòng trung thành.

5.2.4. Augmented Reality (Thực tế tăng cường)

Thực tế tăng cường (AR) cho phép khách hàng “thử trước khi mua” bằng cách mô phỏng việc sử dụng sản phẩm trong nhà hoặc các môi trường khác. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng mô tả sản phẩm, giúp họ dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn mặt hàng phù hợp, tăng trải nghiệm của khách hàng.

Ví dụ về các thương hiệu sử dụng thực tế tăng cường trong tiếp thị bao gồm:

Ứng dụng Ikea Place cho phép mọi người chụp ảnh bất kỳ đồ nội thất nào mà họ nhìn thấy. Sau đó, ứng dụng sẽ tìm các sản phẩm IKEA tương tự hoặc phù hợp để mua.

Hình 5.4: Trải nghiệm đi chợ nội thất thông qua ứng dụng Ikea Place Nguồn: Internet

Ứng dụng ColorSnap Visualizer của Sherwin Williams cho phép khách hàng xem hơn 1500 màu sơn sẽ trông như thế nào trong nhà của họ trước khi mua.

Hình 5.5: Ứng dụng ColorSnap Visualizer Nguồn: Internet

Modiface tạo ra công nghệ AR cho các thương hiệu làmđẹp, bao gồm các ứng dụng dành cho trang điểm và chăm sóc da.

Hình 5.6: Ứng dụng trang điểm và làm đẹp Nguồn: Internet

5.2.5. Voice Search

Nhắc đến âm thanh, doanh nghiệp đã bao giờ cân nhắc việc tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói chưa? Các nghiên cứu cho thấy rằng tìm kiếm bằng giọng nói sẽ tăng 9,7% lên 122,7 triệu người dùng vào năm 2021.

Thực tế, người tiêu dùng thường xuyên sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói như Google hay Siri trên thiết bị di động của mình để tra cứu thông tin. Vì vậy, trong tương lai các marketer cần thực hiện chiến lược tối ưu từ khóa khi tìm kiếm bằng giọng nói vào kế hoạch tiếp thị của mình trên Mobile, nhắm mục tiêu các từ khóa dài, nắm bắt phong cách trò chuyện thay vì đánh máy.

5.3 Dự đoán xu hướng Mobile Marketing dịp Tết Nhâm Dần 2022

5.3.1 Phân tích xu hướng mobile marketing Tết 2021

Năm 2021 là một năm đáng nhớ vì chúng ta phải tìm cách chống chọi với đại dịch COVID, và cũng là năm đầu tiên Apple ra mắt APP Tracking Transparency framework (tạm dịch: tính năng chống ứng dụng theo dõi người dùng). Với khả năng dịch bệnh sẽ còn kéo dài đến mùng 1 Tết năm nay, việc phân tích xu hướng mobile marketing Tết 2021 sẽ là tiền đề có giá trị để các marketer xây dựng chiến lược cho dịp Tết sắp tới.

Điểm qua những kết quả đáng chú ý:

● Lượt cài đặt ứng dụng game đạt mức cao nhất, ứng dụng tài chính và F&B giảm mạnh

- Những ngày nghỉ Tết, lượt cài đặt qua hoạt động tiếp thị trả phí (non-organic install) và tổng lượt cài đặt của ứng dụng gametăng vọt. Các ứng dụng mua sắm cũng có xu hướng tương tự. Chính vì vậy, đây là thời điểm để đẩy mạnh thu hút người dùng mới.

Hình 5.7: Mức độ tải ứng dụng theo các mảng giai đoạn Trước - Trong - Sau Tết Nguồn: Internet

- Ngược lại, ở mảng Tài chính, số lượt NOI và tổng lượt cài đặt giảm mạnh, nhưng lại khá ổn định trong những tuần trước và sau Tết. Trong khi đó, số lượt NOI ở mảng

Giải trí giảm sâu vào tuần nghỉ Tết, còn tổng lượt cài đặt lại đạt mức cao nhất tuần đầu tiên sau Tết.

Hình 5.8: Mức độ chuyển đổi thông qua remarketing các ứng dụng theo mảng giai đoạn Trước - Trong - Sau Tết

Nguồn: Internet

● CPI mảng Mua sắm giảm 30 40% trong tháng 2:- Nhìn chung chi phí mỗi lượt cài đặt (cost per install, CPI) giảm nhẹ trong dịp Tết, thể hiện rõ nhất trong mảng Mua sắm (giảm 30-40%) và Giải trí (giảm 20-30%).

Hình 5.9: Chi phí cài đặt các ứng dụng theo mảng giai đoạn (T1-

T3/2021)

Nguồn: Internet

● Doanh thu mua hàng trong ứng dụng game tăng mạnh nhất trong các ngày Tết: Có thể do các quy định hạn chế nghiêm ngặt, các game thủ có cơ hội chơi

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược mobile marketing và xu hướng mobile marketing (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)