6 .Phươ ng pháp lu ận và ph ươ ng pháp nghiên ứu
7. Kết ấu lu ăn
1.4. Luật pháp chính sách liên quan tới trẻ khuyết tật trí tuệ
Trên thế giới: Theo Công ước Quốc tế về các Quyền của Người Khuyết
tật, được xây dựng dựa trên khuân khổ Tun ngơn Quốc tế Nhân Quyền có hiệu lực từ ngày 3 tháng 5 năm 2008 và lần đầu tiên. Đây là hiệp ước đầu tiên mang lại vị thế và quyền hợp pháp nhìn nhận tình trạng khuyết tật như là một vấn đề về quyền con người. Điều 19 của công ước này đã nêu rõ quyền sống độc lập của người khuyết tật và yêu cầu cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trẻ khuyết tật trí tuệ: “Các quốc gia thành viên Cơng ước này cơng nhận quyền
bình đẳng của mọi người khuyết tật được sống trong cộng đồng theo sự lựa chọn bình đẳng như những người khác, tiến hành mọi biện pháp hiệu quả và thích hợp để tạo điều kiện cho người khuyết tật hưởng trọn vẹn quyền này, giúp họ gia nhập và tham gia hoàn toàn vào cộng đồng, bao gồm việc bảo đảm rằng:
Người khuyết tật có cơ hội chọn khu vực cư trú và nơi họ sống, người họ sống cùng, trên cơ sở bình đẳng với những người khác và không bị bắt buộc phải sống trong một điều kiện cụ thể nào;
Người khuyết tật có được tiếp cận với một tập hợp dịch vụ tại nhà, tại khu vực cư trú hoặc các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng khác, trong đó có sự hỗ trợ cá nhân cần thiết để họ sống và gia nhập cộng đồng, và ngăn chặn sự cách ly và tách biệt khỏi cộng đồng;
Các dịch vụ và cơ sở vật chất cộng đồng dành cho quảng đại công chúng phải dành cho người khuyết tật trên cơ sở bình đẳng, và phải đáp ứng các nhu cầu của họ” [6]
Tại Việt Nam quyền được sống độc lập và hòa nhập cộng đồng cũng được nêu rõ tại phần b, khoản 1 điều 4 trong Luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010. Như vậy có thể nói Việt Nam cũng đã nhận ra việc sống độc lập đối với người khuyết tật có ý nghĩ rất to lớn.
Bên cạnh những chính sách tác động trực tiếp tới việc sống độc lập của người khuyết tật Đảng và nhà nước cũng ban hành một số chính sách khác tạo điều kiện thuận lợi để trẻ khuyết tật trí tuệ có thể có mơi trường thuận lợi hơn để sống độc lập:
Tại nghị định 28 của chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật của người khuyết tật trong điều 5 cũng có đề cập tới chính sách xã hội hóa trợ giúp đối với người khuyết tật đã nêu: “Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ
sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật được hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, mơi trường” [11], nghị định khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư các cơ
sở cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật. Điều này tạo điều kiện cho mơ hình hoạt động hỗ trợ trẻ khuyết tật trí tuệ được phát triển hơn.
Tại Nghị định 67/2007 chính sách về trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cũng có quy định tại khoản 4, điều 4, chương II về trợ giúp cho người khuyết tật. trẻ khuyết tật trí tuệ được quy định chế độ trợ cấp đối với bản thân mình từ đó
phần nào có thể giúp họ được độc lập hơn trong cuộc sống.
Có thể nói quyền được sống độc lập của trẻ khuyết tật trí tuệ đã được quy định từ lâu, Đảng và nhà nước đã và đang đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho trẻ khuyết tật trí tuệ một cách hiệu quả và tốt nhất. Những chính sách tác động tới trẻ khuyết tật trí tuệ khơng hề nhỏ, tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật trí tuệ ngày càng được độc lập hơn trong suy nghĩ cũng như cuộc sống của chính bản thân họ, từ đó đó giúp họ vươn lên hòa nhập cộng đồng và ổn định cuộc sống.