Tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980 năm trong dòng chảy của văn học Đổi mới đổi mới cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Đề tài chiến tranh dần thay thế bằng đề tài “thế sự - đời tư”, chất sử thi nhạt dần, tiểu thuyết áp sát vào đời sống. Các nhà văn được “cởi trói” họ cởi mở hơn và tự do khẳng định cái tôi, và những suy nghĩ, triết lí, quan niệm … chất kí sự và hồi kí tăng dần trong tiểu thuyết. Chính vì vậy người trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980 có sự sáng tạo, cách tân quan trọng trong ngôn ngữ kể chuyện, nhằm thể hiện triết lí, tư tưởng, quan niệm của nhà văn một cách thích đáng.
Ngôn ngữ độc thoại trong Thời gian của ngƣời, Một cõi nhân gian bé tí, Thƣợng đế thì cƣời chiếm đa số trong ngôn ngữ nói năng của nhân vật. Qua khảo sát ba cuốn tiểu thuyết này chúng tôi thấy ngôn ngữ độc thoại tồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tại ở hai dạng chính: Lời độc thoại của người kể chuyện (tác giả) và lời độc thoại của nhân vật (thường là độc thoại nội tâm)
Ngôn ngữ độc thoại của người kể chuyện thường gắn với điểm nhìn của tác giả, mang tính phân tích cao và giàu chất triết lí. Tiểu thuyết Nguyễn Khải là tiểu thuyết “phát hiện vấn đề’, nhà văn thể hiện rõ triết lí của mình trước các vấn đề đó, chính vì vậy ngôn ngữ độc thoại có sức mạnh lớn mang tính
“công phá” lớn trước “cái hôm nay” của cuộc sống.
Thời gian của ngƣời là một cuộc độc thoại lớn của Nguyễn Khải về những người lính mà gần cả cuộc đời cống hiến cho cách mạng, cho dân tộc. Trong tiềm thức của cuộc đời họ những năm đau thương, khổ cực lại là những ngày tháng đẹp nhất, họ tự hào về thời gian của đời người là sự cống hiến cho dân tộc. Nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” đã xây dựng câu chuyện trong lời kể và cách thức kể để nhân vật gặp gỡ, đối thoại, suy nghĩ, hành động. Ngôn ngữ độc thoại được Nguyễn Khải sử dụng thường là những lời triết lí của người kể chuyện rất tinh tế. “Người ta thường hay bàn cái phần đầu của cuộc cách mạng , cái phần vui vẻ, dễ chịu, cái phần hội hè, còn phần sau thì thường xem nhẹ hoặc coi như không có. Kì thực nó mới là phần cốt lõi của mọi sự thay đổi, cái phần đòi hỏi phải kiên định, phải dũng cảm, phải tỉnh táo, phải đoàn kết hơn cả bao giờ. Nhưng một sự thật khác hơn nữa, cách mạng dù khó khăn đến đâu cũng được tiếp tục phát triển hoặc nhanh hoặc chậm, theo cái mạch đã mở, cái hướng đã chọn, những mục tiêu đã nhắm, trời có long, đất có lở cũng không thể đi chệch được. Và những giai cấp lịch sử lên án, đã thất bại, đã phải rút lui sẽ không có cách gì để trở lại, hoặc có trở lại cũng nhọ nhem, gắng
gượng nhất thời để rồi bị tiêu hủy triệt để hơn mà thôi …”[14].
Ngôn ngữ độc thoại của người kể chuyện thường là những lời nhận xét đánh giá về nhân vật với ngôn ngữ trang trọng, ngợi ca lí tưởng của nhân vật với Quân: “Anh có thể tước bỏ nhiều phần máu thịt của mình, kể cả vợ con,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngoại trừ lòng yêu nước và cái lí tưởng cách mạng anh đã lựa
chọn…”[46,121], linh mục Vĩnh “Anh thuộc tạng người có khuynh hướng
bẩm sinh thích dâng hiến , thích hi sinh cho đồng loại, say đắm trong viễn cảnh một dân tộc đã hòa đồng, một nhân loại đã hòa đồng, con người chỉ có
một lo lắng duy nhất xứng đáng với nó là vươn tới tận Thiện tận Mĩ [46;38].
Trước kẻ thù và những âm mưu chính trị, những chính khách của chính quyền Ngô Đình Diệm dần lộ rõ bản chất ham quyền lực và mắc bệnh hoang tưởng về một “đế chế” được dựng lên bằng việc làm tay sai cho một kẻ khác (Mĩ). Sự thất bại của chính quyền Ngô Đình Diệm kết thúc bằng một lời than tuyệt vọng của Ngô Đình Diệm với đứa cháu: “Thôi thế là hết thật rồi, thuận ơi”
[46,82], chấm dứt một ảo tưởng của những kẻ “nuôi giấc mộng” thực hiện một học thuyết chính trị và một thiết chế tôn giáo “thế mới biết cái bệnh vay mượn, áp đặt, giả tạo có thể tồn tại bất chấp các điều kiện chính trị, bất chấp xu hướng lịch sử đến là khó trị. Nó đã tạo ra biết bao nhiêu tội nhân và nạn nhân, nhưng đã có mấy ai nhìn cho kĩ để cảnh báo đâu. Kẻ có nhiều cuồng vọng bị sập bẫy đã đành, mà cũng đáng, ngay cả người đã nguyện diệt bằng hết tham vọng như các nhà tu hành chẳng hạn, cũng say sưa lao đầu vào
guồng máy bất nhân mới thật lạ chứ …” [46,82]. Lời độc thoại của người trần
thuật có khi còn là cầu nối gắn kết các nhân vật và tình huống truyện nằm trong mạch kết cấu của tiểu thuyết. Độc thoại như một biện pháp nghệ thuật vừa thể hiện quan điểm của người kể chuyện vừa định hướng cho người đọc suy nghĩ và chứng minh cho luận điểm mà nhà văn đưa ra. Ở Thời gian của ngƣời vấn đề được mọi người quan tâm là mối quan hệ giữa con người và thời gian. Con người là sinh vật kì diệu có khả năng để lại dấu ấn của nó trong lịch sử.
Một cõi nhân gian bé tí lời độc thoại của người kể khá hóm hỉnh. Ngôn ngữ độc thoại giàu hình ảnh mang tính suy luận cao trong cái “nhìn lại” của một thời quá khứ lầm lạc. Những con người như mọ Vũ đã là con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
người của lịch sử, họ đã là những “xác chết” và cần phải đối xử với họ thật công băng, dứt khoát, “phải biết chôn đi cái xác chết để có thể làm việc của
ngày mai một cách nhẹ nhàng [46,118]. Một cõi nhân gian bé tí ngôn ngữ
độc thoại của người kể chuyện nằm trên một hệ quy chiếu thống nhất từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến tương lai. Thống nhất cùng thể hiện tư tưởng của nhà văn trước sự soi xét của hiện tại với những cong người lầm lỗi trong quá khứ và bức tranh cuộc sống hiện tại.
Thƣợng đế thì cƣời là một tiểu thuyết tự thuật, nhà văn đã hóa thân vào nhân vật “hắn”, kể về cuộc đời thực của nhà văn. Lời kể chuyện cũng chính là lời tự bạch của nhà văn cho nên tiểu thuyết này là lời độc thoại đậm tính chất hồi tưởng. Bao trùm tiểu thuyết là lời kể của người trần thuật (nhà văn, nhân vật “hắn”), về cuộc đời và sự nghiệp. Ngôn ngữ độc thoại của người kể chuyện kéo dài từ đầu đến kết thúc tác phẩm. “Hắn” nghĩ về cuộc đời mình, 70 tuổi vợ hắn lại không tin hắn nữa, hắn tìm ra căn nguyên trong
sự “khủng hoảng” của cuộc sống vợ chồng. Không phải sự “khủng hoảng”
đó là do sự bất đồng về quan điểm hay tiền bạc: “vợ chồng hắn về già không phải lo tiền bạc, không lo con cái, thế là sướng lắm, mà lại hóa ra có nhiều
phiền muộn, vì giữa họ chưa tìm ra được cách sống hợp lí của tuổi già.
[46,33] . Từ đấy hắn thực sự suy nghĩ về cuộc đời mình. Lời tự bạch, lời kể của hắn về dòng họ, về tuổi thơ ám ảnh được hiện lên chân thực. Cái ám ảnh “hắn” từ ngày xưa khi bị vu cho là ăn cắp và cảm giác mong manh phạm tội sẽ là chất liệu để Một cõi nhân gian bé tí hình thành, cuộc gặp gỡ với Dương ở nông trường Điện Biên cho ra đời Mùa lạc, chuyến về thăm gia đình ở Sài Gòn là tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm, lên Vĩnh Phú rất lâu ở một hợp tác xã để viết Tầm nhìn xa, đến vùng công giáo Nam Định, Ninh Bình Xung đột ra đời, vào Vĩnh Linh, ra Cồn Cỏ viết Họ sống và chiến đấu, Ra đảo, vào chiến trường miền Nam viết tiểu thuyết Chiến sĩ, miền Nam giải phóng xuống miền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tây Nam Bộ viết Vòng sóng đến vô cùng, Điều tra về cái chết, tới miền Đông Nam bộ ở nông trường cao su, sống với công nhân và linh mục viết
Thời gian của ngƣời….
Ngôn ngữ độc thoại kết hợp với tự sự giàu chất hồi kí đã làm cho
Thƣợng đế thì cƣời làm sáng lên một hình ảnh nhà văn Nguyễn Khải chân thực đến mức vừa gần gũi vừa gân guốc, vừa thiêng liêng, vừa đời thường. Một hành trình đi tìm lại quá khứ của cuộc đời mình, một hành trình tìm lại và đánh giá thẳng thắn hoàn cảnh và “tính cách” của mỗi “đứa con tinh
thần” mà mình “thai nghén” sinh ra. Thượng đế thì vẫn nhìn và cười với con
người, con người vẫn suy nghĩ và hoạt động. Nhưng cái quan trọng vượt lên tất cả là lòng tin, sự cống hiến cho một niềm tin và cho dân tộc, cho những giá trị nhân văn và giá trị thẩm mĩ của văn chương.
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980 là sự thống nhất có khi trùng khít giữa ngôn ngữ độc thoại nội tâm nhân vật và ngôn ngữ tác giả. Độc thoại nội tâm là “lời phát ngôn của nhân vật với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc
suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [ 15,245 ]. Nhân vật
trong tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980 thường là những nhân vật nhận thức, nhân vật tư tưởng. Nhà văn đối diện với hiện thực cuộc sống và phát ngôn qua nhân vật quan điểm nhận thức của mình trước cuộc sống. Chính vì vậy lời độc thoại nội tâm là lời đúc kết những vấn đề trong cuộc sống của nhà văn như L.Tônxtôi từng nói:“Độc thoại bên trong phơi bày quá trình vận động tự thân trực tiếp của tư duy và công việc phức tạp của tình cảm” .
Ngôn ngữ nội tâm trong tiểu thuyết Nguyễn Khải là dạng ngôn ngữ đặc biệt- ngôn ngữ miêu tả ý thức tư tưởng. Dường như Nguyễn Khải muốn vươn tới dạng “tiểu thuyết đa thanh” như quan niệm của M.Bathtin: Vươn tới“ tiểu thuyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tự đánh giá về mình và với hiện thực, bằng cách kết hợp giữa đối thoại và độc thoại. Nguyễn Khải đã khắc phục được tính đơn âm trong tiểu thuyết truyền thống, khơi nguồn một hệ tư duy mới trong kĩ thuật viết tiểu thuyết.
M.Bathtin cho rằng: “Những tiếng nói và ngôn ngữ khác nhau được đưa vào trong tiểu thuyết và ở đó chúng được tổ chức thành một hệ thống nghệ thuật hoàn chỉnh. Đó là đặc trưng của thể loại tiểu thuyết. Sự phát triển của tiểu thuyết là quá trình khơi sâu của tính đối thoại, mở rộng nó làm nó
ngày càng thêm tinh tế…”[3]
Trong Thời gian của ngƣời các nhân vật thường nói rất nhiều để bày tỏ mình. Cuộc độc thoại thường rất dài vừa nói để đối thoại vừa thể hiện tâm trạng và tư tưởng của mình. Những cuộc độc thoại của Quân thường kéo dài vài trang sách, đó là những thông tin, sự kiện, con số cho cả một chính quyền. Những âm mưu, thủ đoạn của chính quyền Mĩ – Ngụy. Lời độc thoại đã làm nổi bật lên chân dung những nhân vật hàng đầu của chế độ Mĩ – Ngụy như: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu… và sự thất bại của chúng:
“Thế mới biết cái bệnh hoang tưởng về quyền lực, vay mượn, áp đặt, giả tạo,
có thể tồn tại bất chấp xu thế lịch sử, đến là khó trị” [46,182].
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong Một cõi nhân gian bé tí thường là ngôn ngữ nhân vật. Nhân vật đấu tranh trong nội tâm và lí giải mâu thuẫn giữa cái quá khứ và hiện tại, giữa thế hệ trước và thế hệ hiện tại, giữa người hôm nay và cuộc sống hôm nay. Nhân vật Chính bối rối trước cuộc việc tổ chức cuộc sống gia đình và cuộc sống hiện tại, anh mải phân vân với cái triết lí sống của đứa con “sống hoàn toàn cho cái hôm nay, cho cái bây giờ, mà
vẫn không sống nổi, chỉ vật lộn với cái tối thiểu mà không nổi” [46,326 ]. Và
thực tế Chính đã chứng kiến những vụ án khi thẩm vấn các tội phạm làm anh đau đáu trước sự đổi thay của cuộc sống. Mọ Vũ mang tâm trạng của con người bế tắc sống dở, chết dở. Hải, Châu là những con người hôm nay đang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kiếm tiền làm giàu. Tất cả mỗi nhân vật đều có một sự day dứt trong tâm trạng.
Thƣợng đế thì cƣời là một cuộc đối thoại về cái tôi kéo dài từ đầu đến kết thúc tác phẩm. Ngôn ngữ độc thoại chiếm ưu thế tuyệt đối. “Hắn” (nhà văn) độc thoại về cuộc sống trong quá khứ và hiện tại, về chiến tranh, con người trong chiến tranh, lí tưởng và thực dụng trong bản ngã mỗi con người. “Cái hôm nay” đã soi sáng cho “cái đã qua”. Người hôm nay được nhìn lại “hôm qua” với bao tâm sự, bao điều muốn nói. Thời gian không quay lại, con người phải hành động để một ngày mai sau nhìn lại “hôm nay”. Nguyễn Khải đã “đổ mình” ra chân thực với người đọc.