Tôn giáo với chính trị

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật nguyễn khải trong tiểu thuyết sau 1980 (Trang 55 - 58)

Nguyễn Khải là một nhà văn viết đều tay cả trong hai giai đoạn trước 1978 và sau 1978. Cả trong hai giai đoạn chủ đề tôn giáo và chính trị luôn là chủ đề lớn được Nguyễn Khải quan tâm và thể hiện trong các sáng tác. Chủ đề tôn giáo và chính trị là hai phạm trù thuộc lĩnh vực tư tưởng của con người. Tôn giáo và chính trị là hai phạm trù tư tưởng đối lập nhau trong sự tồn tại của nó. Tôn giáo luôn mâu thuẫn với chính trị, đó là vấn đề mang tính lịch sử. Thế nhưng trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải, người đọc được nhận ra hai phạm trù tôn giáo và chính trị được nhà văn thể hiện trong sự nhất quán, chặt chẽ. Đó là sự vượt lên trên hai phạm trù tưởng hướng đến cái cao cả cao đẹp hơn là hướng tới con người. Nguyễn Khải đưa ra cả hai phạm trù tư tưởng này đều có điểm trung là hướng tới con người trong sự toàn mĩ và hướng tới thứ tôn giáo cao đẹp, đó là tôn giáo XHCN.

Trong các sáng tác trước 1980, chủ đề tôn giáo và chính trị được Nguyễn Khải thể hiện trong hàng loạt các truyện ngắn và tiểu thuyết. Trong cuốn Xung đột đó là cuộc đấu trí, là sự tranh luận gay gắt, căng thẳng giữa hai phe phản động và XHCN, giữa tôn giáo với chính trị. Nhàn, Môn, Thụy… những cán bộ vào sinh ra tử trong kháng chiến và bây giờ lại dũng cảm trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

viện bảo vệ chính quyền nhân dân mới được thành lập ở vùng công giáo vốn dĩ quá nhiều phức tạp. Môn là điển hình cho lớp cán bộ mới, một người nhạy bén và quả quyết dám đối mặt với tất cả các thế lực thù địch. Anh là mẫu người “không thích những công việc vụn vặt, tầm thường, bao giờ cũng đảm đương những công việc khó khăn nhất, phức tạp nhất người khác không làm nổi” [36]. Cha Vĩnh (một cha đạo chống phá cách mạng), là quý một địa chủ cũ tham gia ban chấp hành nhà xứ với những thủ đoạn chống phá cách mạng, chống phá nhà nước XHCN. Đó là vấn đề giữa tôn giáo và chính trị một vấn đề “chưa đủ để có một kết luận dứt khoát”, trong Xung đột. Nguyễn Khải đã hướng ngòi bút của mình đến những giá trị cao hơn tôn giáo và chính trị đó là con người và vì con người. Chính vì vậy chủ đề tôn giáo và chính trị luôn mang đậm giá trị nhân văn trong các trang viết của ông.

Giai đoạn sáng tác sau 1980 vấn đề chính trị và tôn giáo là chủ đề lớn được các nhà văn quan tâm. Nguyễn Khải hướng các sáng tác của mình đến quá trình diễn biến tư tưởng nhằm đi tới những khái quát lớn về tôn giáo và dân tộc, tôn giáo với XHCN, tôn giáo với quá trình vận động và tồn tại của chính nó. Nguyễn Khải cho người đọc nhận thấy bản chất của tôn giáo là một hình thái ý thức thuộc kiến thức thượng tầng, bản thân tôn giáo cũng như các lĩnh vực khác luôn vận động, đổi mới để phù hợp với sự phát triển mau lẹ, phong phú của đời sống con người nếu không muôn bị gạt ra bên ngoài cuộc sống. Chẳng hạn như giáo luật có phù hợp hay đã lỗi thời? Tôn giáo có gắn với dân tộc và nhân dân hay đi ngược lại lợi ích của họ? Những vấn đề ấy chi phối tư tưởng của Cha Vĩnh trong Thời gian của ngƣời, của

cha Thư trong Cha và con và…… cần tìm ra giải pháp cho những câu hỏi

đó là đi với giáo hữu, tuân theo ý muôn của họ sẽ hòa hợp được tất cả vì

“Chúa ở cùng, ở trong những con người trung thực chất phác, những người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thời gian của ngƣời là sự đấu tranh trong tư tưởng của con người để lựa chọn sự hòa hợp thông nhất cho mục đích chung thiêng liêng và cao cả. Cha Vĩnh là một cha sứ đã từng tốt nghiệp với luận án “Mối qua hệ giữa

Nước Trời và cuộc sống trần thế” thuộc giáo phật Paris theo dòng Sulpice.

Khi trở về nước cha Vĩnh phải đối diện với hiện thực đất nước trong chiến tranh. Những vấn đề mâu thuẫn giữa tôn giáo và nhân dân, cuộc sống, dân tộc giằng xé tư tưởng. Mang trong mình tư tưởng của giáo hội, chảy trong mình dòng máu của dân tộc Cha Vĩnh đã lựa chọn con đường đấu tranh cống hiến cho sự hòa hợp của tôn giáo và dân tộc. Chiến tuyến của Cha Vĩnh là chiến tuyến tư tưởng đấu tranh vừa bảo vệ giá trị đích thực của tôn giáo và giải phóng dân tộc “Tôi cũng là linh mục nhận phép bát- têm hai lần, như trong câu chuyện nào đó anh viết. Lần thứ nhất tại nhà thờ để được làm con dân của chúa. Lần thứ hai trong rừng cao su để được làm đứa con của dân tộc,

của nhân loại” [66]. Cha Vĩnh cả cuộc đời đã “nguyện hiến dâng những gì

thuộc về tôi cho hội thánh rồi” và cao hơn vẫn là sự hiến dâng cho dân tộc.

Mang trong mình một niềm tin ở Chúa một niềm tin dâng hiến “Thích dâng hiến, thích hi sinh cho đồng loại, say đắm trong viễn cảnh một dân tộc hòa đồng, một nhân loại hòa đồng, con người chỉ có một lo lắng duy nhất xứng

đáng với nó là vươn tới sự tận Thiện, tận Mĩ” [66]. Cha Vĩnh đã thấy được

những âm mưu chính trị mượn cớ tôn giáo làm bàn đạp cho quyền lực. Cha đã anh dũng đấu tranh bảo vệ giá trị đích thực của tôn giáo. Cha Vĩnh đã chặn đứng âm mưu của Ngô Đình Cẩn và linh mục Thuận, ngăn chặn linh mục Thuận từ Nha Trang vào nhận trọng trách tại tổng giáo phật Sài Gòn liền sau ngày miền Nam được giải phóng. Sự thất bại của bọn phản động kéo dài theo câu nói của Ngô Dình Cẩn “Thế là hết thật rồi, Thuận ơi”. Cha Vĩnh và bạn bè ông đã phá tan âm mưu chính trị trong dòng họ Ngô, phá vỡ chế độ gia đình trị cường quyền và thần quyền.

Chiến tranh kết thúc, hòa bình lặp lại Cha Vĩnh vẫn thực hiện ý nguyện dâng hiến cho con người, cho chế độ mới. Cha Vĩnh vẫn thường xuyên chăm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lo cho giáo hội, cho giáo sứ các nơi, cổ vũ tinh thần xây dựng CNXH. Bởi đó là sự lựa chọn đúng hướng trong con đường đi của mình. Với Cha Vĩnh tôn giáo dân tộc đã vượt lên tất cả mọi thứ tôn giáo của con người “Một trang sử mới mở ra về một hòa hợp tự nguyện tích cực giữa giáo hội Việt Nam và nhà

nước cách mạng”, tôn giáo XHCN đã trở thành thứ tôn giáo cao đẹp nhất

trong Cha Vĩnh, Ba Huệ, Quân, ông Hia Riềng… đó là thời gian quý giá nhất.

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật nguyễn khải trong tiểu thuyết sau 1980 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)