Ngôn ngữ đối thoại nội tâm

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật nguyễn khải trong tiểu thuyết sau 1980 (Trang 97 - 100)

Trong tiểu thuyết Nguyễn Khải có nhiều đối thoại, nhiều nhất là đối thoại bên trong, đối thoại nội tâm. Nguyễn Khải ít chú ý đến tính cách nhân vật thông qua hành động mà ông sử dụng ngôn ngữ đối thoại như một phương tiện giúp nhân vật trể hiện rõ tính cách, đặc biệt là những quan niệm, triết lí về tư tưởng, con người, cuộc sống, các vấn đề chính trị xã hội.

Thời gian của ngƣời là cuộc đối thoại mang tính thời đại. Cuộc đối thoại của những con người có một quá khứ đẹp đẽ với thực tế cách mạng: Quân, chị Ba Huệ, ông Hai Riềng, linh mục Vĩnh. Họ là cái sợi dây nối quá khứ lịch sử với thời hiện đại và tương lai của dân tộc. Trong cuộc gặp gỡ đối thoại ấy mọi người đều nói. Họ triết lí trong cái chiều sâu của lịch sử, triết lí về đạo đức, nhân sinh, về ý nghĩa của thời gian với sự sống con người. Ngôn ngữ chung ở Thời gian của ngƣời là lời đối thoại của các nhân vật thường kéo dài có khi triền miên. Trong đối thoại các nhân vật ít sử dụng yếu tố đưa đẩy, mà chủ yếu là lời kể chuyện theo giọng tâm sự. Quân kể cho mọi người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghe về hai lần gặp gỡ linh mục Vĩnh, lời kể của Quân là sự khắc họa bức chân dung của một linh mục yêu nước, niềm tin mãnh liệt nhất cao hơn chúa là tôn giáo dân tộc. Cuộc đối thoại giữa Quân và Vĩnh là cuộc đối thoại giữa cách mạng và tôn giáo, giữa bóng tối và ánh sáng, giữa thiện và ác.

Anh Quân hỏi lại: Vậy một mẫu người hung ác có khả năng gieo mầm

bệnh vào tương lai không? Chắc chắn là có. Bên cạnh Chúa có Quỷ, bên cạnh Phật có Ma. Ma cũng dự phần bất tử để làm mặt đối lập, để thế giới này tiếp tục vận động và tồn tại. Cái thiện chưa thể tiêu diệt hoàn toàn vĩnh viễn được cái ác nó luôn luôn chỉ hơn cái ác nửa vòng bánh xe thôi. Thế giới vẫn tồn tại và phát triển, con người mỗi ngày tự do hơn, hạnh phúc hơn là nhờ nửa vòng bánh xe lấn lên ấy…

Anh Vĩnh nói, quyền lực của cái Ác bây giờ cũng ghê gớm lắm, có khả năng hủy hoại hành tinh trong vài ngày. Nhưng may mắn thay cái thiện đã có trong tay một quyền lực vật chất rất mạnh đủ sức để ngăn chặn và tiêu diệt nó tận gốc…

Quân vừa đùa vừa nói thêm: “vẫn hơn nhau nửa vòng bánh xe

thôi…” [46,113].

Một cuộc đối thoại khác:

“Quân hướng về phía anh Vĩnh nói tiếng:

- Theo tôi, các tôn giáo phải tự được giải phóng ra khỏi ám ảnh về quyền lực thì mới tồn tại được, kể cả quyền lực về tinh thần. Phải là lĩnh vực bình đẳng nhất, tự do nhất, dân chủ nhất, người ta chỉ đến với tôn giáo bằng tình yêu, bằng trái tim, bằng những suy ngẫm cao cả về cuộc sống của bản thân trở nên siêu Việt. Đừng đem chủ nghĩa cộng sản ra mà hù dọa các tín đồ, vì kẻ thù chính của tôn giáo là mặt đối nghịch với nó, là quyền lực. Quyền lực sẽ chia xẻ họ ra căm giận và thù hằn giữa các hệ phái, là mầm mống hủy diệt nếu những người lãnh đạo các tôn giáo không kịp thời ngăn chặn…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Anh Vĩnh ngắt lời:

- Chủ nghĩa xã hội có khả năng ngăn chặn chiến tranh không?

- Không chỉ ngăn chặn mà còn tiêu diệt mọi nguồn gốc của chiến tranh, Quân nói: Vì mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản là xóa bỏ mọi quyền lực, kể cả

chính nó trên cơ sở những thay đổi triệt để và cơ cấu kinh tế xã hội …” [46,114].

Trong Thời gian của ngƣời các nhân vật đối thoại chứ không tranh luận, là cuộc đối thoại trong ngôn ngữ chung vừa trong trạng thái hưng khởi, vừa trí tuệ sắc sảo, vừa dạt dào cảm xúc và chất chứa suy nghĩ của nhân vật.

Một cõi nhân gian bé tí là cuộc đối thoại của những con người trong quá khứ lầm lạc mang tính lịch sử với những con người trong cuộc sống hiện tại. Trong tiểu thuyết này Nguyễn Khải sử dụng lớp ngôn ngữ mang phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, các cuộc đối thoại dân dã hàng ngày với lớp từ bình dân. Đối thoại vừa thúc đẩy tiến trình kể chuyện vừa là điểm chuyển đổi trong điểm nhìn trần thuật. Ông Vũ một con người của lịch sử với bao hoài bão, ý chí tung hoành nhưng sự lựa chọn thực hiện lí tưởng đó lại lầm lạc. Ông là người lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân đảng, từng là chủ tịch của Việt Nam Quốc dân đảng thời Mĩ - Ngụy. Mọ Vũ bị chính quyền cách mạng bắt giam và cuối đời đưa về quản thúc tại quê nhà. Bây giờ mọ Vũ đã hơn 90 tuổi, một ông già sống dựa vào đứa con gái 70 tuổi hai người già hầu hại lẫn nhau. Cái chí hướng lầm lỗi của mọ Vũ đã trở thành oan nghiệt cho các thế hệ con cháu sau này phải mang cái lí lịch gia đình có người phản động. Hải cháu ngoại kiên quyết không cho mẹ chăm sóc ông, không muốn hầu hạ hai người già. Cuộc đối thoại giữa Hải với mẹ và mọ Vũ là cuộc đối thoại gay gắt nảy lửa giữa hai thế hệ

“Thấy Hải nó bảo: “Tại sao tôi phải chịu trách nhiệm về khuynh hướng chính trị của mọ, từ nhỏ tới lớn tôi đã gặp mọ bao giờ, mọ làm những gì tôi cũng chỉ nghe kể lại chứ làm sao tôi biết. Tôi không biết một tí gì sất, lại bắt tôi phải chịu trách nhiệm về những cái tôi không được biết? Vô lí! …

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Vậy chúng mày hãy giết tao đi cho nhẹ nợ. Tao gây ra mọi tội lỗi, giết tao đi! Tao già rồi có chết cũng đáng.

- Chúng tôi giết ông? Thế thì cả nhà này phải ngồi tù, chưa biết đến năm nào mới được ra. Ông sống đã làm khổ con khổ cháu, ông chết đi còn làm khổ hơn. Là họ sẽ vu cho chúng tôi giết ông để bịt đầu mối. Thằng phản động trẻ giết thằng phản động già để lão ấy khỏi phun ra những điều bí mật. Là chuyện chính

trị chứ không phải chuyện trong gia đình. Nguy hiểm lắm! …”[46,426]

Đan xen trong cuộc đối thoại đó là cuộc đối thoại của nhà văn với cuộc sống và hiện tại và những mặt trái của nó. Cuộc thẩm vấn của Chính với bị cáo phạm tội trong vụ buôn lậu trầm hương và vụ tham nhũng đã giúp nhà văn đưa ra triết lí về bản lĩnh sống của con người trong cuộc sống. Một cõi nhân gian bé tí là sự xẻ chia với những con người quá khứ với sự lầm lạc và những nhận thức về sự đổi thay của con người trong cuộc sống hiện tại. Mỗi con người đều có khả năng phạm tội nếu bản lĩnh ý chí không vững vàng trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật nguyễn khải trong tiểu thuyết sau 1980 (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)