Điểm nhìn nghệ thuật

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật nguyễn khải trong tiểu thuyết sau 1980 (Trang 88 - 97)

3.1.2.1. KHÁI NIỆM ĐIỂM NHÌN NGHỆ THUẬT

Theo quan điểm của Umberto Eco, có ba yếu tố cấu thành tác phẩm văn xuôi: hư cấu nói chung và tiểu thuyết nói riêng là truyện (story), kết cấu (plot) và diễn ngôn (dicourse). Kết cấu là toàn bộ tổ chức của tác phẩm, là phương tiện quan trọng của khái niệm nghệ thuật. Kết cấu có nhiều chức năng như bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm, cấu trúc hệ thống tính cách, tổ chức điểm nhìn nghệ thuật của tác giả. Điểm nhìn nghệ thuật là một khái niệm được đề cập khá sớm, đặc biệt là ở Anh và Mĩ.

Theo M.H.Abrahams (Từ điển thuật ngữ văn học Mĩ) điểm nhìn là chỉ ra: “ Những cách thức mà một câu chuyện được kể đến – một hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự

kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm hư cấu” [ 15].

Pospelov khẳng định vai trò quan trọng của điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương qua giữa các nhân vật với chủ đề trần thuật, hay nói cách khác, điểm nhìn của người

trần thuật đối với những gì anh ta miêu tả” [67 ].

Phùng Văn Tửu quan niệm: “ Điểm nhìn được xác định trong hệ đa không gian, thời gian, tâm lí tạo thành góc nhìn. Điểm nhìn là kĩ thuật chọn chỗ đứng để nhìn và kể”

Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, điểm nhìn nghệ thuật: “Vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của chủ thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật.Giá trị nghệ thuật một phần không nhỏ là do nó đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống.

Sự đổi thay của nghệ thuật bắt đầu từ đổi thay của điểm nhìn” [ 15].

Cũng theo Từ điển văn học các nhà nghiên cứu khẳng định có thể phân chia thành: điểm nhìn không gian và thời gian, nhìn xa, gần, trên, dưới, lệch thẳng… là điểm nhìn không gian. Điểm nhìn từ hiện tại, quá khứ hay tương lai là điểm nhìn thời gian. Có điểm nhìn tâm lí, có điểm nhìn quang học … Hoặc có nhiều nhà nghiên cứu chia ra thành: điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong, điểm nhìn đằng sau, hay điểm nhìn tác giả, điểm nhìn nhân vật.

3.1.2.2. ĐIỂM NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI SAU 1980

3.1.2.2.1. ĐIỂM NHÌN THỜI GIAN

Trong trào lưu đổi mới văn học sau 1980, Nguyễn Khải là một trong những nhà văn sớm nhận thức về sự sáng tạo nghệ thuật. Nguyễn Khải không ngừng tìm tòi sáng tạo kĩ thuật viết tiểu thuyết. Chính vì vậy nghệ thuật trần thuật được Nguyễn khải đổi mới mang tính hiện đại. Sự thay đổi được qua tâm từ điểm nhìn nghệ thuật. Sáng tác trước năm 1980, của Nguyễn Khải, điểm nhìn nghệ thuật thường dừng lại ở điểm nhìn không gian, điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn hệ tư tưởng. Bước vào giai đoạn thứ hai, tiểu thuyết Nguyện Khải đa dạng về điểm nhìn.

Điểm nhìn thời gian “là điểm nhìn từ hiện tại, quá khứ hay tương lai” [15;154 ]. Tiểu thuyết Nguyễn khải sau 1980 rất thích ưa chuộng điểm nhìn này. Đó là khi chiến tranh đã kết thúc, hòa bình lặp lại, con người có điều kiện nhìn lại quá khứ một cách khách quan, chân thực nhất. Đặc điểm là sau đổi mới khi văn học đã được “cởi trói”, các nhà văn được thả sức sáng tạo trong thế giới nghệ thuật. Nguyễn Khải là một trong những nhà văn tiên phong. Tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980 với điểm nhìn thời gian

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong trục thời gian thường là hiện tại – quá khứ hoàn thành, quá khứ và hiện tại tiếp diễn.

Thời gian của ngƣời được mở đầu trong thời gian hiện tại, hiện tại trong cuộc sống trong hòa bình. Người kể chuyện giới thiệu về ba người quen biết: Quân, Ba Huệ, Vĩnh, họ cùng nhau đi nghỉ ở một nông trường cao su. Nông trường cao su Dầu Tiếng bây giờ xưa là một chiến trường, mảnh đất đỏ này là những kỉ niệm, “những vần hào quang trong thời gian của đời người”

và nay họ trở về với chiến trường xưa. Từ hiện tại, những kỉ niệm về quá khứ một thời đau thương nhưng oanh liệt và về theo dòng kể chuyện của mỗi nhân vật. Ba Huệ trước kia là một người phụ nữ đẹp “ Chị Ba có nhan sắc lại có uy

quyền” [46,25 ]. Chị từng là trung đội trưởng, rồi đại đội trưởng, tiểu đoàn

trưởng. Một người lính biệt động Bến Cát gan dạ, dũng cảm. Trong lần hẹn gặp ông trùm Năng, chị bị địch phục kích, bị thương nặng “Đưa tay sờ lên bụng, bùng nhùng một bọc ruột còn dính vào nhau trong một lớp màng. Chị luồn tay nhét từ từ bọc ruột vào trong, dùng khăn rằn nhờ anh em buộc lại,

rồi ói khan, rồi buồn ngủ, chứ không thấy đau đớn” [46,31

Người tình báo Quân đến Dầu Tiếng với bao cảm xúc về một quá khứ tươi nguyên trong tâm trạng. Hoạt động trong lòng địch, phải đối mặt với cái giả, cái thật, cái sống, cái chết và diễn biến cuộc chiến, Quân không bị vật chất lôi kéo bởi trong anh chỉ có một lí tưởng cao cả nhất là lòng yêu nước và kí tưởng cách mạng anh đã lựa chọn và nguyện hiến dâng cả cuộc đời cho lí tưởng đó. Năm 1961 Quân đã vạch trần tên mật thám Arthur núp dưới danh nghĩa một nhà kinh danh nghĩa một nhà kinh doanh người Úc nhưng thực chất là CIA. Cuộc đấu trí của Quân với kẻ thù đến nghẹt thở và anh đã hoàn thành nhiệm vụ, Arthur đã bị du kích Việt cộng tóm gọn ở Bến Cát. Quân hoạt động ngầm và anh biết được tất cả mọi trò của quân địch. Anh được giao tiếp và quan hệ với nhiều nhân vật cấp cao của chính quyền Ngụy Sài Gòn nên Quân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nắm rất chắc những thông tin, biến động trong giới chức Ngụy lúc đó như: Cuộc họp tháng 11.1963 khi Mac Namara sang Sài Gòn, chính quyền Mĩ cầm chịch để lất đổ Ngô Đình Diệm. Người kể chuyện với điểm nhìn thời gian đã khái quát về một “đế chế” Ngô Đình Diệm. Người đầu tiên tiếp xúc với Diệm là tiến sĩ chính trị học Wesly Fishel của trường đại học Mi chi gan là một nhân viên tình báo Mĩ. Giới chức Mĩ tìm được Diệm như “tìm được loài chim quý” để chống Cộng. Một gia đình trị liều lĩnh và ngu ngốc. Ngô Đình Thục giám mục phật giáo. người quyền lực thứ hai sau Diệm là Ngô Đình Nhu

ông ta ôm một cái mộng là giáo chủ một học thuyết, thủ lãnh một chánh

đảng, một bộ óc điện tử, cái gì cũng biết, việc gì cũng rõ, tự mình đứng vượt

lên tất cả ngạo nghễ nhìn xuống kẻ khác như một đại bàng nhìn chim sẻ…” [

46,81], và Ngô Đình Cẩn. Gia đình Ngô đã là tay sai của Mĩ và chính Mĩ là người lật đổ. Sự thất bại kết thúc bằng tiếng than của Cẩn “Thôi thế là hết

thật rồi”, sự thất bại của “Quả Ác”. Cuộc đời hoạt động tình báo của Quân

được tái hiện qua các sự kiện, những cuộc gặp gỡ với những nhân vật nổi tiếng của chính quyền Ngụy Sài Gòn, những đánh giá phân tích tình hình… được người kể chuyện với điểm nhìn thời gian đã khắc họa rõ nét bức chân dung về người tình báo anh hùng này.

Trục thời gian hiện tại – quá khứ còn được nhà văn khai thác khi xây dựng nhân vật Vĩnh. Cha Vĩnh, một linh mục yêu nước hiến dâng niềm tin chúa cho cách mạng. Cuộc gặp gỡ giữa Cha Vĩnh với Ba Huệ, Cha Vĩnh với Quân, rồi cuộc đấu tranh của Cha Vĩnh “cuộc đấu tranh sáng suốt nhất” [ 46,99] là ngăn chặn Nguyễn Văn Thuận từ Nha Trang vào nhận trọng trách tại tổng giáo phật Sài Gòn. Cha Vĩnh đã ngăn chặn một hiểm họa “đưa giáo

phật Việt Nam vào cái thế chống lại chính dân tộc mình”[40,100], cuộc đấu

tranh thắng lợi mở ra “một trang sử mới” về một hòa hợp, tự nguyện, tích cực giữa giáo hội Việt Nam và nhà nước cách mạng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thời gian của ngƣời kết thúc trong thời gian hiện tại tiếp diễn: Quân, Vĩnh, Ba Huệ, Hai Riềng… tham dự buổi liên hoan ở nông trường. Họ vẫn còn những thắc mắc cần tiếp tục lí giải trong tương lai. Nhưng họ đều tự hào về thời gian cống hiến của cuộc đời mình. Mỗi con người trong cuộc đời có những khỏng thời gian sáng chói, hãy giữ gìn nó và hãy làm tiếp những việc phải làm cho tương lai “quá khứ là người khác chuẩn bị cho mình, tương lai là mình chuẩn bị cho người khác”.

Điểm nhìn thời gian mang tính tuyến tính không còn trong tiểu thuyết

Một cõi nhân gian bé tí nữa, điểm nhìn thời gian trong tiểu thuyết này là sự tiếp nối không dừng, không đứt quãng, mà luôn tiếp diễn. Đó là thời gian hiện tại – quá khứ, quá khứ tiếp diễn, hiện tại tiếp diễn. Điểm nhìn thời gian được Nguyễn Khải miêu tả theo đúng trình tự thời gian, đặc biệt là sự vật hiện tượng trong dòng chảy của thời gian bởi “Hôm nay đã phôi thai từ hôm qua

và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ…” [1 ]. Thời gian hiện tại là

cuộc gặp gỡ trên chiếc xe về Vĩnh Lợi, Chính làm quen với ông Vũ người cùng làng. Cuộc đoàn tụ của gia đình mọ Vũ ở sân ủy ban ca trước sự giám sát của chính quyền. Cuộc đoàn tụ của mọ Vũ với đứa con gái đã ngoài 70 tuổi cùng đám cháu chắt là cuộc đoàn tụ của những người ruột thịt nhưng lại xa lạ. Tất cả với mọ Vũ đề lạ lẫm “Người bị quản chế đưa mắt nhìn lơ láo khắp lượt, toàn người lạ, đến con cháu cũng lạ, cuống nhau chôn ở đay mà lúc về toàn người lạ, lạ đất, lạ người … Sống ngay trên đất nước mình mà vẫn

nghĩ là sống nhờ” [ 46,367]. Sự lạnh nhạt thờ ơ của đám cháu chắt là nỗi đau

của quá khứ để lại rơi rớt đến tận bây giờ. Quá khứ xưa dần hiện về theo điểm nhìn thời gian. Mọ Vũ từng học Tứ thư, Ngũ kinh lều chõng đi thi, sau lại học chữ quốc ngữ, chữ Pháp, có bằng tiểu học rồi lại tiếp tục học trung học sư phạm Hà Nội, rồi sau đi dạy học. Mọ Vũ bắt đầu làm chính trị từ ấy, lấy chủ nghĩa Tam dân làm cương lĩnh chĩnh trị cho đảng mình. Khởi nghĩa Yên Bái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thất bại, mọ vũ chạy sang Tàu rồi vào Sài Gòn làm chủ tịch Quốc dân đảng, được cấp giấy phép hoạt động sau ngày đảo chính Diệm. Một thời mọ Vũ với ý chí tung hoành dọc ngang, mang lí tưởng cống hiến. Nhưng thời thế như

một “ma trận” rượt đuổi mọ Vũ lúc chạy sang Tàu, khi vô Sài Gòn và khi

không chạy nữa là “cái chết của một chính đảng”, mọ Vũ bị bắt giam, bị quả chế. Cuộc gặp gỡ giữa mọ Vũ và giáo Đạt vẫn là sự chất vấn quá khứ của một đảng phái, chất vấn sự thất bại của một đảng chính trị. Xét đến cùng, mọ Vũ đến cuối đời vẫn không hiểu được sự thất bại đó, không tìm ra lí do mà mình phải “chạy” suốt một cuộc đời.

Thời gian quá khứ tiếp diễn đến hiện tại, hiện tại đang tiếp diễn với sự đổi thay chóng mặt ở một ngôi làng vùng trung du. Chính đã chứng kiến cách làm ăn mới, tư duy mới của những con người nơi đây. Cách làm ăn liều lĩnh trốn thuế của Hải, của Châu, rồi tệ nạn đánh bạc của Châu, Chính hình dung ra sự đổi thay manh nha tiềm ẩn của một sự phạm tội. Vì vậy những cuộc thẩm vấn tội phạm như “vụ trầm hương” và vụ án kinh tế khi thẩm vấn Mã Hà… Quá khứ, hiện tại đan xen trong Chính, anh hình dung ra mọi sự việc đều tiềm ẩn một sự phạm tội nào đó. Mỗi con người có một cõi không gian của mình rất bé, bé tí và mỏng manh hãy giữ gìn cõi nhân gian ấy thật trong sạch. Đây có lẽ là thông điệp của Nguyễn Khải qua tiểu thuyết này.

Trong Thƣợng đế thì cƣời đó là điểm nhìn lịch sử, biên niên sử từ quá khứ đến hiện tại. Điểm nhìn đan xen trong cuộc sống gia đình của “hắn” và sự nghiệp sáng tác văn chương cùng con đường chính trị của “hắn”. Người kể chuyện chỉ có một nhưng điểm nhìn thì đa dạng tạo nên sự đa dạng phong phú như một cuốn hồi kí mà người kể chuyện có thể dặt điểm nhìn ở nhiều góc độ. Cuộc đời của “hắn” dần hiện lên từ dòng họ Nguyễn với gia phủ lâu đời, đến tuổi thơ luôn dằn vặt đầy đau khổ và bất hạnh. Cách mạng đã đem đến cho “hắn” tất cả, cuộc sống gia đình, sự nghiệp và danh vọng. Nhưng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đan xen vào đó là nỗi đau trong cuộc sống gia đình, nỗi đau mất con và nỗi đau đớn của người vợ luôn lo lắng chồng bỏ rơi. Trong mỗi góc nhìn người kể chuyện đều bộc lộ chân thực lòng mình dãi bày thẳng thắn quan điểm, triết lí sống, triết lí về cuộc đời và chính trị xã hội. Với điểm nhìn thời gian về sự nghiệp sáng tác. Mỗi một truyện ngắn, một tiểu thuyết với những con người thật việc thật, chất liệu cuộc sống thật là một góc nhìn thật. Một quan điểm rõ ràng của người kể chuyện, không tâng bốc cũng không mặc cảm, không trì triết nhưng cũng không quy chụp. Thƣợng đế thì cƣời là sự dãi lòng đến chân thực đến mộc mạc , thô rát có lúc đến thô thiển. Nhưng đó là một sự sáng tạo trong lối kể chuyện, sự đột phá trong kĩ thuật xây dựng tiểu thuyết và hơn nữa là một tấm lòng nhân văn của nhà văn muốn gửi tới bạn đọc.

3.1.2.2.2. ĐIỂM NHÌN KHÔNG GIAN

Thời gian của ngƣời, Một cõi nhân gian bé tí, Thƣợng đế thì cƣời có một điểm nhìn quan trọng nữa để người kể chuyện đứng ở đó tâm sự các biến cố đó là điểm nhìn không gian. Điểm nhìn không gian đã trở thành kĩ thuật đặc biệt của nhà văn. Nguyễn Khải không đặt nhân vật của chính mình trong một điểm nhìn duy nhất mà đặt trong điểm nhìn không gian với nhiều góc nhìn của người kể chuyện từ gần, xa, trên dưới, lệch thẳng. Nguyễn Khải là nhà văn luôn “phát hiện vấn đề”, mỗi vấn đề đặt ra phải được đặt ra trong một sự quy chiếu của nhiều chiều, nhiều góc độ, nhiều thời điểm để đánh giá , nhìn nhận. Mỗi “vấn đề” nhà văn đặt ra như một thứ “vàng thử lửa” phải được khách quan thừa nhận. Vì vậy tiểu thuyết Nguyễn Khải là một sự đa dạng trong điểm nhìn là tiểu thuyết luận đề mang tính triết lí.

Thời gian của ngƣời là một sự đan xen của nhiều điểm nhìn khi người kể chuyện khắc họa một sự kiện hay đánh giá “thử lửa” của một nhân vật. Sự kết hợp của điểm nhìn không gian trong nhiều góc độ, thời điểm hoàn cảnh khác nhau giúp người kể khắc họa nhân vật và triết lí của nhà văn. Nhân vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được người kể chuyện đặt ở nhiều điểm thời gian và không gian. Quân là cuộc sống “hai mặt” trong vái một nhà báo, nhưng thực chất là một tình báo hoạt động ngầm. Từ điểm nhìn bên ngoài những hoạt động của Quân hiện lên trong mối qua hệ chằng chịt trong chính quyền của giới chức Mĩ – Ngụy sài

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật nguyễn khải trong tiểu thuyết sau 1980 (Trang 88 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)