Quản lý tài chính tại Cục Trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục trẻ em, bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 45 - 55)

2.1. Khái quát về Cục Trẻ em

2.1.4. Quản lý tài chính tại Cục Trẻ em

2.1.4.1. Nguồn thu

Ngân sách của Cục Trẻ em sẽ được giao từ ngân sách Trung ương. Bộ LĐTBXH sẽ giao dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Từ đó, ngân sách Bộ LĐTBXH sẽ phân phối xuống cho Cục Trẻ em. Ngân sách Cục Trẻ em sẽ có nhiệm vụ phân phối cho các Phịng, các đơn vị trực thuộc của Cục Trẻ em. Cụ thể bao gồm: Phịng Chăm sóc trẻ em, Phịng Bảo vệ trẻ em, Phòng Phát triển và tham gia của trẻ em; Phịng Kế hoạch – Tài chính, Văn phịng, Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông (đơn vị sự nghiệp).

Hình 2.1. Hệ thống ngân sách Cục Trẻ em

Nguồn: Vụ Kế hoạch – Tài chính thuộc Bộ LĐTBXH

2.1.4.2. Nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước

Cục Trẻ em là cơ quan hành chính nhà nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước có tài khoản và con dấu riêng.

Thứ nhất, chi kinh phí tự chủ là các khoản chi nhằm duy trì bộ máy

hoạt động của Cục Trẻ em và thực hiện các nhiệm vụ được giao khác. Bao gồm các khoản chi:

- Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định.

- Các khoản chi nghiệp vụ chun mơn: thanh tốn dịch vụ công cộng, vật tư văn phịng, thơng tin, tun truyền, liên lạc, hội nghị, cơng tác phí trong nước, chi cho các đồn đi cơng tác nước ngồi và đón các đồn khách nước ngồi vào Việt Nam (phần bố trí trong định mức chi thường xuyên), chi phí

Ngân sách Bộ LĐTBXH

Ngân sách Cục Trẻ em

Ngân sách tại Văn phòng Cục Trẻ em

Ngân sách Trung tâm tư vấn và dịch vụ truyền thông

Các Phịng chun mơn của Cục Trẻ em (gồm: Chăm sóc trẻ em, Phịng Bảo vệ trẻ em, Phòng Phát triển và tham gia của trẻ em,

thuê mướn, chi nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành, mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.

- Chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức

Thứ hai, chi đảm bảo xã hội (hay được gọi là kinh phí khơng tự chủ được giao để thực hiện một số nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực trẻ em):

Bao gồm các khoản chi:

a) Chi mua sắm, chi sửa chữa lớn tài sản cố định;

b) Chi đóng niên liễm, vốn đối ứng các dự án theo hiệp định với các tổ chức quốc tế;

c) Chi thực hiện các nhiệm vụ có tính chất đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

d) Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; đ) Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế (nếu có);

e) Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức nhà nước; g) Kinh phí nghiên cứu khoa học;

h) Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

i) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khơng thường xuyên khác.

Khoản chi này được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện một số nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền giao

Thứ ba, chi khác: Bao gồm các khoản chi khác theo quy định pháp luật. 2.1.4.3. Bộ máy nhân sự và quản lý tài chính của Cục Trẻ em:

Cục Trẻ em hoạt động thuộc lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em. Với các nhiệm vụ chủ yếu: tổng hợp, xây dựng kế hoạch phát triển KTXH; quản lý tài chính ngân sách đối với hoạt động, sự nghiệp của lĩnh vực trẻ em.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý phòng Kế hoạch – Tài chính

Nguồn: [19], [31]

Phịng KHTC: là Phòng thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao về công tác kế hoạch, thống kê tổng hợp và tài chính, thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

- Tổng hợp, trình Bộ xây dưng các Chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển KTXH quốc gia; nội dung kế hoạch dự toán NSNN cho các mục tiêu, nhiệm vụ cơng tác chương trình đề án về lĩnh vực trẻ em.

- Tham mưu cho Lãnh đạo Cục Trẻ em thực hiện việc xây dựng dự toán ngân sách, phân bổ dự toán NSNN, phê duyệt kế hoạch chi tiết, điều chỉnh kế hoạch cho các phịng chun mơn của Cục Trẻ em.

- Đầu mối tổng hợp các báo cáo về tình hình trẻ em, kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ lĩnh vực trẻ em; cơ sở dữ liệu về trẻ em, tổng hợp số liệu thống kê trong lĩnh vực trẻ em.

- Thực hiện tổng hợp các báo cáo về thu, chi và báo cáo tổng hợp về công tác chuyên môn của Cục Trẻ em thực hiện và các báo cáo tổng hợp khác

Phó trưởng phịng phụ trách cơng tác kế hoạch Kế toán trưởng Cán bộ nghiệp vụ 02 Kế toán chi ngân sách Kế toán chi nguồn viện trợ Thủ Quỹ Trưởng phịng Kế hoạch – Tài chính

Cơng tác Kế hoạch, tổng hợp, thống kê

có liên quan,…

- Lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết tốn năm theo quy định.

- Thực hiện nghiệp vụ xét duyệt quyết toán đối với đơn vị trực thuộc cấp 2 là Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông.

- Phụ trách Phịng chun mơn về nghiệp vụ quản lý ngân sách, tài chính - Thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn đối với quản lý nguồn vốn viện trợ nước ngoài, thực hiện ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước, quyết toán theo đúng cam kết với nhà tài trợ và quy định hiện hành của Việt Nam

Cục Trẻ em có bộ máy kế tốn ngân sách. Những cán bộ làm kế toán phải được đào tạo đúng chun mơn và bố trí theo đúng chức danh tiêu chuẩn quy định của nhà nước và được đảm bảo quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ. Khi thay đổi hoặc điều chuyển cán bộ kế toán phải thực hiện bàn giao giữa cán bộ kế toán cũ với cán bộ kế toán mới, cán bộ kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về cơng việc của mình đã làm kể từ ngày bàn giao về trước, cán bộ kế tốn mới phải chịu trách nhiệm về cơng việc của mình kể từ ngày nhận bàn giao.

Thực hiện quản lý, lập, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước thuộc chức năng, nhiệm vụ của thuộc Phòng KHTC.

Phòng KHTC sử đụng con dấu tài khoản của Cục Trẻ em, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực tài chính của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bộ phận Kế toán – tài chính gồm: 01 kế tốn trưởng; 04 kế tốn viên; 01 thủ quỹ.

Có thể nói rằng, Phịng KHTC là một bộ phận quan trọng để tham mưu cho Lãnh đạo Cục Trẻ em trong quá trình quản lý ngân sách của đơn vị, đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí ngân sách nhà nước.

Dựa trên điều kiện KTXH kết hợp với các quy định hiện hành của nhà nước, Cục Trẻ em đã tập trung chỉ đạo, điều hành mọi mặt trong quản lý ngân

sách của đơn vị đảm bảo đúng chính sách, chế độ và luật NSNN.

2.1.4.4. Các văn bản pháp lý về quản lý chi NSNN tại Cục Trẻ em

Cơ sở, tiêu chuẩn định mức để xác định lập dự toán chi hàng năm được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 266/2016/UBTVQH14 ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 của Ủy ban thường vụ quốc hội…

Các Nghị định của Chính phủ như: Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 của Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí thường xun…

Các Thơng tư hướng dẫn của Bộ Tài chính: Thơng tư số 40/2017/TT- BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ cơng tác phí, chế độ hội nghị; Thông tư số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết tốn kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết tốn kinh phí dành cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Thông tư 98/2017/TT-BTC ngày 29/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020…

Chi quản lý nhà nước (Kinh phí tự chủ):

+ Các đơn vị quản lý nhà nước được phân bổ:

- Khối Bộ và các cơ quan trung ương khác có từ 100 biên chế trở xuống: 54 triệu đồng/biên chế/năm.

+ Đơn vị sự nghiệp trực thuộc được phân bổ (đơn vị nhà nước đảm bảo 100% chi thường xuyên):

+ Ngoài định mức trên, đối với các nhiệm vụ phát sinh khác, căn cứ vào khả năng ngân sách bố trí hỗ trợ kinh phí cho Cục Trẻ em theo quy định.

Bảng 2.1. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với các cơ quan hành chính cho các bộ, cơ quan trung ương

ĐVT: Triệu đồng/biên chế/năm (12 tháng)

STT Khối cơ quan và khung biên chế Định mức

1 Khối cơ quan: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan thi hành án dân sự, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ

55

2 Khối Bộ và các cơ quan Trung ước khác 54

- Từ 100 biên chế trở xuống 54

- Từ biên chế 101 đến 500 50

- Từ biên chế 501 đến 1000 48

- Từ biên chế 1001 trở lên 45

Nguồn: [29] Chi đảm bảo xã hội (kinh phí khơng tự chủ):

Định mức đảm bảo thực hiện chính sách bảo trợ trẻ em, Luật trẻ em, Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016- 2020, trong đó có dự án Phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em, chi thực hiện các chương trình, đề án do Thủ tướng chính phủ về cơng tác bảo vệ trẻ em như đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tại cộng đồng giai đoạn 2018-2025 theo Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 29/10/2018, Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2019-2025 tại Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17/10/2012, Đề án Phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời tại giai đình và cộng đồng giai đoạn 2018-2025 tại Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 29/10/2018, Chương trình phịng, chống tai nạn thương tích trẻ em theo Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05/02/2016, Chương trình hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 22/4/2014, đề án thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em theo Quyết định số 1235/QĐ-TTg ngày 03/8/2015, Chương trình phịng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em theo Quyết định số 1023/QĐ-TTg ngày 07/6/2016; Triển khai kế hoạch phối hợp

liên ngành về công tác trẻ em theo Quyết định số 856/QĐ-TTg ngày 15/6/2017 và các nhiệm vụ đảm bảo xã hội khác theo quy định.

Chi cho sự nghiệp y tế - dân số - gia đình (Chi khơng tự chủ - từ năm 2016-2019):

Đối với nội dung về sự nghiệp y tế - dân số - gia đình chi giám sát thực hiện theo chế độ, tiêu chuẩn định mức công tác phí theo Thơng tư số 40/2017 của Bộ Tài chính cụ thể như sau:

Bảng 2.2 Chế độ công tác phí đi cơng tác tại các quận, thành phố trực thuộc Trung ương và thành phố đô thị loại I

ĐVT: đồng

Chế độ Tiêu chuẩn Định mức chi

Phụ cấp lưu trú Công chức được cử đi cơng tác có thời gian lưu trú tại nơi đến

200.000 đồng/ngày Tiền th phịng

theo hóa đơn thực tế

Bộ trưởng và chức danh tương đương (tiêu chuẩn 01

người/phòng)

2.500.000 đồng/ngày

Thứ trưởng và chức danh lãnh đạo có hệ số từ 1,25 đến 1,3 (tiêu chuẩn 01 người/phòng)

2.000.000 đồng/ngày

Các đối tượng còn lại (tiêu chuẩn 02 người/ phòng)

1.000.000 đồng/ngày

Nguồn: [10] 2.1.4.5. Kết quả hoạt động tài chính của Cục Trẻ em (giai đoạn 2016-2020)

Giai đoạn 2016-2020, kết quả hoạt động tài chính của Cục Trẻ em đạt kết quả tương đối tốt, thu chi từ NSNN thực hiện bám sát theo nội dung dự toán NSNN nước giao, bên cạnh hoạt động tài chính từ nguồn vốn NSNN, Cục Trẻ em cịn có hoạt động tài chính từ nguồn vốn viện trợ, hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của đơn vị cấp 3 trực thuộc Cục Trẻ em (Trung tâm tư vấn và dịch vụ truyền thông) và một số hoạt động tài chính khác. Nhìn chung, từ năm 2016-2020, tổng số chi NSNN không vượt quá tổng dự toán được giao, đảm bảo thực hiện chi NSNN theo dự toán đã được cấp phát.

Bảng 2.3: Báo cáo kết quả hoạt động của Cục Trẻ em giai đoạn 2016-2020

Nguồn [25],[26],[27],[28],[29]. ĐVT:đồng

Chỉ

tiêu Nội dung

số NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 NĂM 2019 NĂM 2020

A B C 1 2 3 4 5

I Hoạt động hành chính, sự nghiệp

1 Doanh thu (01=02+03+04) 1 25.193.099.666 25.193.099.666 39.748.703.456 75.023.875.040 65.777.537.278

a. Từ NSNN cấp 2 19.623.062.119 19.623.062.119 37.631.735.214 36.862.456.045 37.436.373.359

b. Từ nguồn viện trợ, vay nợ nước

ngoài 3 5.570.037.547 5.570.037.547 2.116.968.242 38.161.418.995 28.341.163.919

c. Từ nguồn phí được khấu trừ, để lại 4

2 Chi phí (05=06+07+08) 5 25.193.099.666 25.193.099.666 38.956.677.346 75.023.875.040 65.760.126.614

a. Chi phí hoạt động 6 19.623.062.119 19.623.062.119 36.839.709.104 36.862.456.045 37.418.962.695

b. Chi phí từ nguồn viện trợ, vay nợ

nước ngồi 7 5.570.037.547 5.570.037.547 2.116.968.242 38.161.418.995 28.341.163.919

c. Chi phí hoạt động thu phí 8

3 Thặng dư/thâm hụt (09= 01-05) 9 0 0 792.026.110 0 17.410.664

II Hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ

1 Doanh thu 10 2.694.061.000 2.694.061.000 2.228.024.200 3.405.287.500 2.750.834.244

2 Chi phí 11 2.595.714.754 2.464.220.863 2.140.304.505 3.279.291.862 2.682.811.149

Chỉ

tiêu Nội dung

số NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 NĂM 2019 NĂM 2020

A B C 1 2 3 4 5

III Hoạt động tài chính

1 Doanh thu 20 2 Chi phí 21 3 Thặng dư/thâm hụt (22=20-21) 22 0 0 0 0 0 III Hoạt động khác 1 Thu nhập khác 30 33.752.204 4.007.600 14.713.000 95.627 2 Chi phí khác 31 14.700.000 3 Thặng dư/thâm hụt (32=30-31) 32 0 33.752.204 4.007.600 13.000 95.627 VI Chi phí thuế TNDN 19.669.249 21.095.127 17.543.939 25.199.128 13.604.619

V Các khoản phải nộp ngân sách nhà

nước (nếu có) 0 0 0 0 0

VI Thặng dư/thâm hụt trong năm

(50=09+12+22+32-40-41) 50 78.676.997 242.497.214 866.209.466 100.809.510 71.924.767

1 Sử dụng kinh phí tiết kiệm của đơn vị

hành chính 51 708.700.000 17.410.664

2 Phân phối cho các quỹ 52 47.206.198 195.291.016 125.431.564 60.477.906 50.061.750

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục trẻ em, bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)