Thực trạng quyết toán chi ngân sách tại Cục Trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục trẻ em, bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 64 - 68)

2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại Cục Trẻ em gia

2.2.3. Thực trạng quyết toán chi ngân sách tại Cục Trẻ em

Quyết toán chi ngân sách tại Cục Trẻ em được thực hiện theo Luật NSNN 2015; Thông tư 342/2016/ TT-BTC; Nghị định 163/2016/NĐ-CP; Thông tư số 99/2018/TT-BTC; Thông tư số 137/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ Tài chính quy định về xét duyệt, thẩm định và thơng báo quyết tốn năm đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Kết thúc năm ngân sách, KBNN Hà Nội đều yêu cầu Cục Trẻ em sử dụng NSNN trên địa bàn rà soát, phối hợp đối chiếu số liệu các khoản chi thường xuyên trong năm.

Quyết toán chi NSNN Cục Trẻ em tuân thủ theo quy trình quyết toán NSNN bao gồm các bước cụ thể như sau:

Bước một, lập báo cáo quyết toán chi NSNN.

Các đơn vị trong Cục Trẻ em sử dụng ngân sách, kế tốn có trách nhiệm thực hiện lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết tốn NSNN phải được lập theo đúng quy định hiện hành và tuân thủ đúng thời gian quy định. Bao gồm: Văn phòng Cục Trẻ em, Trung tâm tư vấn và Dịch vụ truyền thông, các Ban quản lý các dự án thuộc Cục Trẻ em.

Bước hai, xét duyệt, thẩm định báo cáo quyết toán đối với đơn vị dự toán

cấp 2 là Trung tâm tư vấn và Dịch vụ truyền thông.

Bộ phận Kế tốn – Tài chính của Cục Trẻ em có trách nhiệm xét duyệt báo cáo quyết toán của các đơn vị. Kết thúc việc xét duyệt, gửi thơng báo duyệt quyết tốn cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Xét duyệt quyết toán năm sẽ được thực hiện với các nội dung như sau:

- Kiểm tra danh mục báo cáo quyết toán năm và danh mục báo cáo tài chính theo thơng tư 137/2017/TT-BTC.

- Kiểm tra các khoản thu, chi phát sinh tại đơn vị.

- Kiểm tra việc hạch toán thu chi theo đúng mục lục NSSN và niên độ ngân sách.

- Kiểm tra tính hợp pháp của từng khoản chi, bảo đảm khoản chi phải có trong dự toán ngân sách cấp thành phố được giao, đúng tiêu chuẩn, định mức.

- Kiểm tra việc mua sắm, quản lý và xử lý tài sản.

- Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua kiểm tra, kiểm tốn, thanh tra, xét duyệt hoặc thẩm định quyết toán.

Bước ba, tổng hợp báo cáo quyết toán NSNN và nộp đơn vị dự toán

chi cấp một để xét duyệt theo quy định.

Bảng 2.5 So sánh số thực hiện chi và dự toán chi NSNN

ĐVT: đồng

STT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Dư đầu kỳ 583.265.505 4.559.773.913 7.903.009.025 348.468.946 200.484.572 Dự toán giao trong năm 24.401.000.000 30.840.300.000 38.929.000.000 36.604.936.000 41.100.000.000 Số kinh phí quyết tốn 19.623.062.119 25.169.381.253 40.610.507.763 33.753.809.810 35.102.916.655 Số KP huỷ 801429473 2.247.683.635 5.573.032.316 2.849.110.231 5.667.372.147 Số kinh phí chuyển năm sau 4.559.773.913 7.903.009.025 348.468.946 200.484.572 330.195.770 Nguồn: [26]

Tổng dự toán chi NSNN được giao và tổng chi ngân sách không đồng đều qua các năm. Tuy nhiên giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 hiệu quả chi ngân sách còn chưa cao.

Năm 2016, chi ngân sách nhà nước đạt 78,5 % số dự toán giao trong năm 2016, hủy dự toán 3,2 %. Năm 2017, dự toán ngân sách nhà nước cấp đạt 126% so với năm 2016, thực hiện chi ngân sách nhà nước đạt 71,2 %, hủy dự toán nhiều hơn so với năm 2016 là 6,47%. Năm 2018, dự toán ngân sách nhà nước tăng 125,4% so với năm 2017; chi ngân sách nhà nước đạt 87,3% so với dự toán được giao trong năm, hủy dự toán 12%. Năm 2019, ngân sách nhà nước cấp 36,5 tỷ đồng (bằng 94,4% so với năm 2018), chi ngân sách đạt 91,7% so với dự toán được giao, hủy dự toán 7,7%. Năm 2020, dự toán ngân sách nhà nước tăng 112,2% so với năm 2019, chi ngân sách nhà nước đạt 85,4%; hủy dự tốn 13,8%. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, ngân sách nhà nước ngày càng eo hẹp, việc huỷ dự toán, dư dự toán chi NSNN lớn chưa giải

ngân kịp thời đối với các chương trình, đề án về lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em chưa thực sự hiệu quả. Cục Trẻ em đã cố gắng hồn thành các nhiệm vụ được giao chun mơn của ngành, lĩnh vực để hồn thiện cơng tác chăm sóc bảo vệ trẻ em, giảm thiểu lao động thương tích trẻ em, thực hiện hồn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực trẻ em đã được nhà nước quan tâm và ưu tiên thơng qua việc cấp dự tốn hàng năm dành mức ưu tiên cao so với các lĩnh vực khác nhưng vẫn tồn tại huỷ dự toán lớn trong khâu triển khai thực hiện các đề án, nhiệm vụ vận hành quản lý xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương còn gặp nhiều rào cản, khó khăn trong cơ chế phối hợp liên ngành nên cịn để xảy ra tình trạng hủy dự tốn một vài năm ở mức khá cao.

Tổng quyết toán các năm 2016, 2017, 2018, 2019 đều tăng; đến năm 2020 có giảm so với năm trước. Nhìn chung về cơ cấu chi NSNN, ta có thể thấy Cục Trẻ em tập trung chi cho: quản lý hành chính, đảm bảo xã hội về sự nghiệp bảo vệ chăm sóc trẻ em và chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em. Chi đảm bảo xã hội luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước, cụ thể: năm 2016 tổng số chi NSNN là 19.623.062.119 đồng, trong đó chi đảm bảo xã hội chiếm 68% tổng số chi NSNN; năm 2017 tổng số chi NSNN là 25.169.381.208 đồng, trong đó chi đảm bảo xã hội sự nghiệp bảo vệ trẻ em chiếm 75% tổng chi NSNN; năm 2018 tổng số chi NSNN là 40.610.507.763 đồng, trong đó chi đảm bảo xã hội sự nghiệp bảo vệ trẻ em chiếm 82% tổng chi NSNN; năm 2019 tổng chi NSNN là 33.753.809.810 đồng, trong đó chi đảm bảo xã hội sự nghiệp bảo vệ trẻ em chiếm 82% tổng chi NSNN; năm 2020 tổng chi NSNN là 35.102.916.655 đồng, trong đó chi đảm bảo xã hội sự nghiệp bảo vệ trẻ em chiếm 80% tổng chi NSNN. Việc tập trung ngân sách nhà nước thực hiện các hoạt động để thực hiện các chương trình, đề án về cơng tác chăm sóc bảo vệ trẻ em cho thấy sự chú trọng của Bộ LĐTBXH cũng như mục tiêu của đất

nước, phát triển và bảo vệ trẻ em. Nhìn chung, quyết tốn ngân sách nhà nước của Cục Trẻ em được thực hiện theo đúng quy định, định mức chi của Trung ương, phù hợp với định hướng phát triển KTXH, mục tiêu của Đảng và nhà nướcc và đảm bảo trình tự trong các khâu theo quy định của pháp luật.

Quyết toán chi ngân sách đã đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo kế toán, quyết toán NSNN theo luật định. Hết kỳ kế toán (tháng, quý, năm) các đơn vị dự tốn đã thực hiện việc khóa sổ kế tốn theo chế độ quy định. Quyết toán chi ngân sách đã đảm bảo các nguyên tắc theo luật định, đảm bảo số liệu báo cáo quyết tốn phải chính xác, trung thực, đầy đủ và kịp thời. Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách đã theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được giao và chi tiết theo mục lục NSNN. Cần khắc phục được sự khác biệt giữa số liệu quyết toán thực tế chi tại đơn vị và số thực rút tại kho bạc, dẫn đến việc phản ánh chưa chính xác bản báo cáo quyết toán chi NSNN. Chế độ báo cáo kế toán của các đơn vị dự tốn cấp 3 nhìn chung cịn chậm nhiều so với quy định. Kiểm tra kế toán chưa được thực hiện thường xuyên, tổ chức xét duyệt quyết tốn và ra thơng báo duyệt quyết tốn cịn chậm, do đó tình trạng tổng hợp vào quyết tốn NSNN của cơ quan chủ quan phải trên cơ sở số liệu báo cáo của kho bạc, chưa quyết toán NSNN theo số thực quyết toán của các đơn vị dự toán, điều này ảnh hưởng đến độ chính xác của quyết tốn NSNN của Bộ.

Đối với việc sử dụng kinh phí tiết kiệm từ nguồn tự chủ của Cục Trẻ em, trong giai đoạn 2016-2020, Cục Trẻ em chỉ thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức một lần duy nhất vào năm 2018 với tổng số chi thu nhập tăng thêm là 200 triệu đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục trẻ em, bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)