Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục trẻ em, bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 84 - 87)

nước tại Cục Trẻ em

3.1.1. Bối cảnh và định hướng phát triển về ngành, lĩnh vực trẻ em của Cục Trẻ em đến năm 2025 tầm nhìn 2030 của Cục Trẻ em đến năm 2025 tầm nhìn 2030

Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (CRC) năm 1990, Việt Nam đã đạt được những thành tựu và những tiến bộ nhanh chóng về mặt phát triển con người và tăng trưởng kinh tế trong suốt gần ba thập kỷ qua. Cùng với những cuộc cải cách kinh tế năm 1986, hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam từ một trong quốc gia có thu nhấp thấp vươn lên thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp – chuyển đổi thành một nền kinh tế có sức thu hút ở châu Á. Tỷ lệ nghèo giảm, tỷ lệ trẻ sơ sinh dưới 5 tuổi được tiêm chủng ngày càng cao, càng có nhiều trẻ em được đến trường.

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, trẻ em Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như vấn đề lao động trẻ em, đuối nước trẻ em, xâm hại trẻ em trên cả mơi trường mạng…Có thể nói rằng, việc đầu tư cho trẻ em là loại hình đầu tư có hiệu quả nhất mà chính phủ có thể thực hiện để đảm bảo tương lại tăng trưởng kinh tế. Do đó, Việt Nam cần ưu tiên đầu tư vào trẻ em thông qua các chiến lược, kế hoạch quốc gia về lĩnh vực trẻ em giai đoạn 2021-2030. Đặc biệt trước bối cảnh đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới trong giai đoạn 2020-2021, thế giới nói chung đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trong do dịch bệnh mang lại, Việt Nam nói riêng cũng đang trong quá trình khắc phục hậu quả nặng nề do dịch bệnh Covid-19, trong đó có lĩnh vực trẻ em cần được khắc phục và giải quyết.

Trên cơ sở đó, Đảng và nhà nước đã đưa vào Nghị quyết, các chương trình chiến lược quốc gia với mục tiêu phát triển, bảo vệ chăm sóc trẻ em với các quan điểm cụ thể: (i) Tạo môi trường luật pháp đầy đủ, thân thiện với trẻ em và tạo môi trường xã hội an toàn, phù hợp với trẻ em; trước hết là tập trung xây dựng xã phường đạt tiêu chuẩn xã phường phù hợp với trẻ em, để mọi trẻ em đều được bảo vệ, chăm sóc và thực hiện các quyền của trẻ em; (ii) Xã hội hố cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em để huy động mọi nguồn lực xã hội có thể cho trẻ em, trên cơ sở Nhà nước phải giữ vai trị chủ đạo; (iii) Từng bước chun nghiệp hố mạng lưới tổ chức và đội ngũ cán bộ công tác xã hội làm việc với trẻ em; (iv) Phát huy vai trò của trẻ em trong việc thực hiện các quyền của trẻ em và làm tròn bổn phận của trẻ em theo quy định của pháp luật.

3.1.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước Trung ương Trung ương

Thứ nhất, quản lý chi ngân sách phải đảm bảo nguồn kinh phí Trung ương thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch của Chính phủ theo giai đoạn. Tiếp tục thực hiện tinh giảm biên chế, thu gọn bộ máy và giao khốn kinh phí quản lý hành chính cho các đơn vị trong việc tổ chức sắp xếp, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; tiến tới kiểm soát kết quả đầu ra với số lượng, khối lượng cơng việc hồn thành; phát huy tình cơng khai, minh bạch trong sử dụng NSNN; hiện đại hóa cơng nghệ giám sát và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý NSNN.

Thứ hai, thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện hiệu quả sử dụng NSNN. Tập trung phân bổ ngân sách với các nội dung ưu tiên theo định hướng của nhà nước, khắc phục những bất cập, tồn tại trong việc sử dụng ngân sách để tránh phân chia NSNN dàn trải, không gắn với kết quả đầu ra của các hoạt động

tạo ra các hoạt động khuyến khích việc tiết kiệm, sử dụng hiệu quả NSNN nhằm nâng cao hiệu trách nhiệm của đơn vị sử dụng NSNN…

Thứ ba, tiếp tục triển khai lộ trình giao quyền tự chủ về tổ chức, biên

chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ nay được thay thế bằng Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021. Rà soát các điều kiện để giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ tư, các đơn vị, cơ quan thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính, tăng cường kiểm tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng NSNN, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí. Siết chặt kỷ luật tài khố, ngân sách; quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN theo đúng dự toán được giao, giải ngân vốn trong phạm vi kế hoạch, hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán, các trường hợp ứng thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN. Triệt để tiết kiệm các khoản chi liên quan đến mua sắm phương tiện, trang thiết bị đắt tiền; giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, đi cơng tác nước ngoài.

Thứ năm, từng bước hiện đại hóa quản lý ngân sách và kế toán nhà nước bằng hệ thống thơng quản lý thơng tin tích hợp, cơng nghệ thơng tin có ý nghĩa quan trọng trong việc trong việc tác động và hỗ trợ có hiệu quả q trình thực hiện các quy trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSNN, cho phép thực hiện một cách đầy đủ và kịp thời về tình hình chấp hành ngân sách ở các cấp, tạo thuận lợi cho việc cung cấp thông tin nâng cao hiệu quả quản lý, lập, chấp hành và quyết toán chi thường xuyên NSNN.

3.1.3. Định hướng hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại Cục Trẻ em Cục Trẻ em

Thứ nhất, quản lý chi ngân sách đảm bảo đúng đối tượng, nhiệm vụ được giao đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức của nhà nước và thực hiện tiết

kiệm, hiệu quả NSNN; xử lý nghiêm những hành vi gây thất thốt lãng phí NSNN tại đơn vị.

Thứ hai, thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện chi NSNN theo kết quả

đầu ra, gắn với các tác động đến chính sách an sinh, xã hội đối với lĩnh vực bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục trẻ em, bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)