2.3. Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại Cục
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Một là, các mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách trong lĩnh vực công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em vẫn chưa bám sát vào tình hình thực tế mà chỉ dựa trên các chỉ tiêu đầu vào.
Ví dụ chi xây dựng chương trình phịng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2021-2025 trong năm ngân sách 2020, dự toán lập thực hiện hội thảo lấy ý kiến góp ý về chương trình là 83,92 triệu đồng nhưng thực tế lại không thể triển khai thực hiện nội dung này dẫn đến hủy dự toán NSNN. Việc chỉ căn cứ tiêu chuẩn định mức theo đầu vào chưa bám sát thực tế phát sinh là một trong những lý do ảnh hưởng việc quản lý chi NSNN hiệu quả.
Một số văn bản chi về chế độ tiêu chuẩn định mức của các sản phẩm khoa học còn chưa đầy đủ và rõ ràng như việc định mức ngày công chuyên gia xây dựng và nghiên cứu các báo cáo, chun đề về cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em chưa quy định số lượng ngày cơng tối đa cần hồn thành sản phẩm dẫn đến khó khăn trong việc xác định định mức và khối lượng hoàn thành sản phẩm. Cụ thể như: Việc xây dựng nghiên cứu 03 chuyên đề về số liệu thứ cấp, phân tích thơng tin, dữ liệu liên quan đến các chỉ tiêu, chỉ số về chăm só trẻ em khuyết tật và bộ tài liệu hướng dẫn bộ chỉ tiêu chăm sóc trẻ em khuyết tật được lập dự tốn là 0,29 x1.490.000 đồng/ngày x 22 ngày cơng = 28.518.000 đồng.
Trong đó việc định mức xác định số ngày cơng hồn thành hay là tiêu chuẩn xác định mức độ hoàn thành sản phẩm tại các văn bản hướng dẫn chưa
đầy đủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến xây dựng, phân bổ dự toán chưa bám sát theo thực tế và kết quả.
Các chức năng, nhiệm vụ chưa đồng nhất, có khi thừa, có khi thiếu. Do quá trình phân bổ các chương trình, đề án về cơng tác bảo vệ chăm sóc trẻ em là kế hoạch trung hạn 05 năm đã được phê duyệt, một số hoạt động cấp bách hỗ trợ đáp ứng nhu cầu quản lý thực tế lại khó bổ sung do kế hoạch được xây dựng cho cả giai đoạn chứ không phải theo từng năm cụ thể.
Hai là, chấp hành dự tốn chi NSNN cịn vướng mắc về cơ sở pháp lý
và việc quản lý chi thiếu chặt chẽ
Luật NSNN 2015 có hiệu lực từ 01/01/2017 nhưng các nghị định, văn bản hướng dẫn còn chậm dẫn tới các đơn vị gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý chi thường xuyên, áp dụng luật tại các cơ quan, đơn vị hạn chế.
Một số nội dung tại các Phòng, đơn vị trực thuộc còn chưa nâng cao ý thức tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách, còn tư tưởng vận dụng tùy tiện, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý các khoản chi ngân sách. Bộ LĐTBXH đang quản lý NSNN theo đầu vào mà chưa tính đến kết quả đầu ra, nói cách khác là hiệu quả KTXH của các khoản chi tiêu ngân sách chưa cao.
Ví dụ nhiều khoản chi kiểm tra, giám sát, hội nghị, văn phòng phẩm chưa thể hiện sự chi tiết, cịn lãng phí. Do mang tính đặc thù cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Một là, trình độ xây dựng dự tốn cịn một số tồn tại như khơng đảm
bảo quy định cả về căn cứ, nội dung, phương pháp, trình tự, hệ thống mẫu biểu, thời gian, phổ biến là lập cho có. Thực tế lập và thảo luận dự tốn cịn mang nặng tính hình thức thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từ trên xuống. Lập, phân bổ dự toán ngân sách còn chậm về thời gian theo quy định,
thường là không đủ thời gian chuẩn bị do thời gian phải họp dự toán với cơ quan chủ quản.
Sự hạn chế trong quản lý chi tiêu ngân sách dẫn đến việc giao dự toán hàng năm chưa bám sát thực tế nhu cầu của đơn vị. Thời gian xây dựng dự tốn cịn ngắn, gây khó khăn trong việc lập, chấp hành dự toán chi NSNN. Việc giao, điều chỉnh phê duyệt dự toán nội dung kinh phí chương trình mục tiêu ln phải đợi sự đồng ý phê duyệt từ cấp trên, dẫn đến chậm trễ.
Hai là, quyết toán chi NSNN đối với đơn vị trực thuộc còn chậm trễ do
cán bộ còn chủ quan, bị động; tinh thần trách nhiệm chưa cao, chưa đủ khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu đặt ra hiện nay; nể nang hình thức chưa thực hiện nghiêm túc.
Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước chưa được quan tâm đúng mức. Công tác lập, phân bổ và quyết tốn được xem trọng, chưa có ý thức quản lý, sử dụng tiết kiệm ngân sách dẫn đến việc quyết tốn gặp nhiều khó khăn. Xét duyệt báo cáo chưa đi sâu phân tích, đánh giá số liệu quyết tốn đó để đưa ra những vấn đề điều chỉnh việc xây dựng định mức phân bổ.
Ba là, kế toán, thanh tra, kiểm tra giám sát chưa được quan tâm đúng
mức, khi phát hiện những sai sót việc làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân và xử lý chưa nghiêm. Giám sát, theo dõi, đánh giá hiệu quả còn bị xem nhẹ. Nhiều khi còn nể nang, ngại va chạm, chưa xử lý kiên quyết đối với cá nhân, đơn vị sử dụng sai mục đích ngân sách. Thẩm quyền, căn cứ tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất chưa được quy định cụ thể, còn nhiều vướng mắc trong tổ chức thực hiện.
Đối với công tác kiểm tra của cơ quan cấp trên đối với việc xét duyệt quyết tốn chi NSNN cịn chậm muộn do đội ngũ cán bộ từ đơn vị dự toán
cấp 1 đến đơn vị còn nhiều tầng nấc, kiến thức về chế độ tiêu chuẩn định mức còn chưa đầy đủ nên việc kiểm tra chưa đưa ra nhiều các biện pháp xử lý nâng cao hiệu quả chi NSNN, nhiều biện pháp kiến nghị cịn mang tính vĩ mơ chưa cụ thể trong từng nội dung cần điều chỉnh.
Bốn là, công tác tổ chức cán bộ phòng KHTC còn bất cập
Việc kiện tồn bộ máy lãnh đạo Phịng KHTC còn mất nhiều thời gian do chưa tìm được người phù hợp sau khi có cán bộ về hưu dẫn đến cơng tác lập dự toán, phân bổ dự tốn bị đình trệ, chậm phê duyệt dự tốn chi tiết và thực hiện triển khai đáp ứng kế hoạch.
Về tổ chức bộ máy của Phòng KHTC, là bộ phận tham mưu giúp việc cho Lãnh đạo Cục Trẻ em về công tác quản lý và sử dụng NSNN và tổng hợp các kế hoạch của đơn vị. Năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý NSNN chưa đồng đều, kế toán của đơn vị trực thuộc hạch toán tiểu mục của NSNN sai sót dẫn đến báo cáo còn chậm trễ. Một số cán bộ làm công tác lập, phân bổ dự tốn cịn nắm chưa sâu chế độ tiêu chuẩn định mức theo quy định dẫn đến lúng túng trong công tác tham mưu về nội dung chi quản lý NSNN.
Đối với trình độ cán bộ của đơn vị cấp dưới cịn nhiều thiếu sót dẫn đến còn chỉnh sửa báo cáo nhiều lần gây ra chậm trễ cơng tác xét duyệt quyết tốn và tổng hợp báo cáo cho cơ quan cấp trên.
Sự phối hợp giữa bộ phận Kế hoạch và bộ phân Tài chính – Kế tốn cịn chưa nhịp nhàng, một số nội dung lập kế hoạch dự toán chi tiết nhưng không thực hiện chi mà dẫn đến huỷ dự toán NSNN.
Năm là, quản lý NSNN vẫn theo yếu tố đầu vào, chưa căn cứ vào kết
Dự toán ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ của các chương trình, đề án quản lý theo kết quả đầu ra nhưng thực tế đang quản lý NSNN theo yếu tố đầu vào.
Việc quản lý NSNN theo kết quả đầu ra chưa có bộ tiêu chuẩn hay khung logic để đánh giá kết quả sản phẩm của các nhiệm vụ từ đó xác định hiệu quả chi ngân sách nhà nước tác động đến kinh tế - xã hội, các chính sách an sinh xã hội để lựa chọn những phương pháp phù hợp.
Theo Luật Ngân sách năm 2015, ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ theo kết quả đầu ra. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang quản lý NSNN theo đầu vào mà chưa tính đến kết quả đầu ra, nói cách khác là hiệu quả KTXH của các khoản chi tiêu ngân sách chưa được quan tâm đầy đủ. Việc quản lý chi tiêu chủ yếu dựa vào hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ có sẵn, kết quả là khơng thể đánh giá được hiệu quả của mỗi đồng kinh phí thường xuyên đã sử dụng.
Việc đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước chưa gắn với hiệu quả thực tế kết quả nhiệm vụ mà chỉ đánh giá hiệu quả trên kết quả định lượng số NSNN giải ngân, chưa xác định hiệu quả chi NSNN thực hiện những kết quả và tác động của chúng đến các chính sách an sinh xã hội, cơng tác bảo vệ trẻ em.
Đặc biệt đối với các chương trình, đề án (nguồn kinh phí khơng tự chủ) thực hiện các nhiệm vụ nhà nước hiện nay khi thực hiện lập, xây dựng dự toán hàng năm chưa xác định cụ thể kết quả năm ngân sách cần đạt được gắn với hiệu quả sử dụng ngân sách. Cục Trẻ em phân bổ dự tốn trên cơ sở số dự tốn được giao cịn dàn trải, nhiều nội dung và chưa tập trung vào những mục tiêu cấp thiết của xã hội.
Tiểu kết Chương 2
Với mục tiêu cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất hoàn thiện quản lý chi NSNN tại Cục Trẻ em, Chương 2 đã khái quát về Cục Trẻ em và tập trung phân tích thực trạng thực hiện quản lý chi NSNN tại Cục. Chương này đã đánh giá được những kết quả đạt được trong công tác quản lý chi NSNN và chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chi NSNN tại Cục Trẻ em.
Nhìn chung, cơng tác quản lý chi NSNN tại Cục Trẻ em thực hiện được mục tiêu, định hướng về lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em góp phần hồn thiện cơng tác chăm sóc bảo vệ trẻ em từ Trung ương đến địa phương, góp phần hồn thiện chỉ tiêu các chương trình đề án về cơng tác bảo vệ chăm sóc trẻ em và an sinh xã hội của ngành LĐTBXH.
Tuy nhiên công tác quản lý lập, chấp hành dự tốn chi NSNN hiện nay cịn thực hiện theo phương pháp truyền thống, quản lý NSNN theo kết quả đầu vào thay vì áp dụng phương pháp quản lý NSNN theo kết quả đầu ra.
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CỤC TRẺ EM