Thực trạng lập, phân bổ dự toán chi tại Cục Trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục trẻ em, bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 55 - 58)

2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại Cục Trẻ em gia

2.2.1. Thực trạng lập, phân bổ dự toán chi tại Cục Trẻ em

2.2.1.1. Quy trình lập dự tốn chi

Bước một, hướng dẫn và yêu cầu lập dự toán:

Trước ngày 16/7 hàng năm, Vụ Kế hoạch – Tài chính thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội gửi văn bản hướng dẫn và yêu cầu lập dự toán NSNN. Các cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện dự tốn 6 tháng đầu năm và hướng dẫn, giao dự toán, triển khai lập dự toán cho năm kế hoạch. Trên cơ sở đó, bộ phận kế hoạch – tổng hợp có văn bản yêu cầu các phịng chun mơn lập dự tốn chi ngân sách nhà nước.

Bước hai, lập và tổng hợp dự tốn chi:

Các phịng chuyên môn tiến hành lập dự toán chi NSNN. Dự toán chi NSNN được lập vào năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, các năm tiếp theo sẽ dựa theo năm trước liền kề, các khoản chi được bổ sung hay giảm bớt sẽ theo ý kiến, sự chỉ đạo của Cục trưởng Cục Trẻ em.

Sau khi lập dự tốn chi NSNN, các phịng chun mơn có trách nhiệm gửi Phịng KHTC xem xét trước ngày 16/8 năm kế hoạch. Trong tháng 8, phịng KHTC tổ chức thảo luận dự tốn chi đối với các phịng chun mơn để tổng hợp dự tốn chi trình Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Việc lập dự tốn chi sẽ được tính cụ thể một số khoản như sau:

Chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể:

Tổng chi quản lý nhà nước = Chi quản lý nhà nước + Chi khối Đảng, đoàn thể + Chi cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục + Chi các nhu cầu khác của các phịng chun mơn (tùy theo từng năm)

Chi quản lý nhà nước = Chi lương, phụ cấp đặc thù, các khoản đóng góp theo lương + Chi hoạt động Chi phí khơng tự chủ:

Căn cứ trên các nhiệm vụ phát sinh năm trước để xác định số kinh phí hoạt động thực hiện các chương trình, đề án thuộc lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em để xây dựng. Trường hợp có nhu cầu phát sinh so với các năm trước thì thuyết minh cụ thể tại Báo cáo thuyết minh dự toán.

Bước ba, quyết định và giao dự toán chi:

Căn cứ vào Quyết định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao dự toán chi thường xuyên NSNN năm kế hoạch cho Cục Trẻ em. Phịng KHTC có trách nhiệm giao, phân bổ dự tốn cho các Phịng chun mơn, đơn vị dự toán cấp dưới và gửi quyết định cho Vụ Kế hoạch – Tài chính để làm căn cứ kiểm soát chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước. Trước khi triển khai thực hiện, Cục trưởng Cục Trẻ em phải tiến hành phê duyệt dự toán chi tiết nguồn kinh phí tự chủ và không tự chủ được giao hoặc ủy quyền cho Giám đốc đơn vị sự nghiệp trực thuộc phê duyệt dự toán chi tiết đối với các nội dung chi của đơn vị mình.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu phân bổ dự toán chi hàng năm của Cục Trẻ em

Nguồn: [19], ]21], [22], [23], [29] ĐVT: phần trăm Chi quản lý hành chính Chi CTMT và đề án TE Chi sự nghiệp khác

Từ biểu đồ 2.1, Tác giả tổng hợp số liệu trung bình giai đoạn 2016-2020, cơ cấu dự tốn chi của Cục Trẻ em do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giai giai này tập trung chủ yếu của NSNN là thực hiện các nhiệm vụ, công tác bảo vệ trẻ em qua việc thực hiện các chương trình đề án được Chính phủ phê duyệt và Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội, trong đó : dự án phát triển bảo vệ công tác trẻ em và các chương trình đề án thực hiện các nhiệm vụ CSBV trẻ em chiếm hơn 80% tổng dự toán chi của ngân sách nhà nước hàng năm, chi quản lý hành chính (kinh phí tự chủ) chiếm khoảng 18,7% tổng dự tốn, phần cịn lại chi các nhiệm vụ về sự nghiệp y tế - gia đình, chi đảm bảo trật tự an tồn giao thơng chiếm khoảng 1% tổng dự toán NSNN hàng năm giao cho Cục Trẻ em.

Biểu đồ 2.2. Tổng dự toán chi NSNN hàng năm của Cục

ĐVT: triệu đồng 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 2016 2017 2018 2019 2020 KP tự chủ Kinh phí CTMT KP chi khác Nguồn: [25], [26], [27], [28], [29]

Năm 2017 dự tốn chi kinh phí khơng tự chủ đã tăng lên 24.366 triệu đồng, chiếm 79,1% dự toán được giao (gồm thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực trẻ em và chi chương trình mục tiêu quốc gia dự án hệ thống bảo vệ trẻ em). Năm 2018 dự toán chi không tự chủ đã tăng lên 7.450 triệu đồng, chiếm 82% tổng dự toán chi ngân sách nhà nước giao. Năm 2019 chênh lệch không đáng kể so với năm 2018, chiếm 86% tổng dự toán được giao. Năm 2020, dự tốn chi kinh phí khơng tự chủ tăng 2.707 triệu đồng so với năm 2019, chiếm

83% dự toán chi ngân sách nhà nước giao. Dự toán các khoản chi kinh phí khơng tự chủ chiếm tỷ trọng lớn do giai đoạn 2016-2020 nhà nước đã ban hành Quyết định số 565/QĐ-TTg ngày TTg ngày 25/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020, trong đó có dự án Phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em. Vì vậy, kinh phí khơng tự chủ tăng lên để thực hiện nhiệm vụ của Chương trình Phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em.

Ngoài ra, trong cơ cấu phân bổ dự toán hàng năm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có thực hiện phân bổ NSNN một số hoạt động chi sự nghiệp khác như y tế - gia đình, an tồn giao thơng trật tự xã hội, mua sắm tài sản cố định với tỷ trọng nhỏ, khơng đáng kể so với dự tốn chi NSNN giao thực hiện các nhiệm vụ về chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục trẻ em, bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)