Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục trẻ em, bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 75 - 78)

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại Cục

2.3.2. Những hạn chế

Một là, một số chế độ tiêu chuẩn định mức chi chưa rõ ràng

Nhiều nội dung chi chưa xác định rõ trên định mức phân bổ như các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, số ngày công quy định hoàn thành khối lượng chuyên đề sản phẩm, định mức ngày công cụ thể đối với các báo cáo chuyên đề. Xuất phát từ thực tế do khả năng của ngân sách chưa thể cân đối được khi xây dựng định mức. Các định mức phân bổ chưa thể hiện

được mục tiêu, nhiệm vụ chủ trương, chính sách của từng lĩnh vực chi ngân sách.

Thực tế các chương trình, đề án về công tác bảo vệ trẻ em theo định hướng của Chính phủ phê duyệt chỉ áp dụng theo cơ chế quản lý kết quả nhiệm vụ đến năm 2020 của dự án đạt được mà chưa cụ thể các chế độ, tiêu chuẩn, định mức của các chương trình đề án có áp dụng mức chi đặc thù so với các quy định hiện hành.

Nhiều khi nguồn kinh phí phân bổ và nguồn kinh phí thực tế thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khơng đồng nhất, có lúc thừa, có lúc thiếu kinh phí. Các mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách hàng năm định mức phân bổ chưa thể hiện được rõ ràng theo kết quả nhiêm vụ đầu ra.

Hai là, lập và phân bổ dự tốn chi cịn chưa sát thực tế

Việc lập dự toán chi NSNN năm chưa bám sát thực tế tình hình KTXH và tính thời điểm của tình hình xã hội. Quy trình lập dự tốn chi thường xun theo quy định của luật NSNN rất phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện qua nhiều bước, tốn kém rất nhiều thời gian và công sức của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Việc lập dự toán hiện nay thực hiện theo chế độ tiêu chuẩn định mức thay vì lập dự toán trên cơ sở kết quả đầu ra hoạt động hàng năm phải đạt được. Ví dụ: đối với các chương trình, đề án thực hiện theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình mục tiêu dự án phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em thực hiện nhiệm vụ phương hướng theo kết quả đầu ra nhưng thực hiện lập dự toán theo phương pháp truyền thống căn cứ trên số lượng NSNN được cấp để xây dựng dự toán chi tiết tại Cục. Điều nay dẫn đến tình trạng, lập dự tốn sẽ khơng bám sát các nhiệm vụ mà thực hiện các nhiệm vụ dễ trước để tăng tiến độ giải ngân dự toán.

Phương án phân bổ dự tốn tại các Phịng và đơn vị cấp dưới hoàn toàn phụ thuộc vào phân cấp ngân sách, các định mức phân bổ ngân sách của cấp trên nên thường cứng nhắc, bị động, một số lĩnh vực mang tính chất bình quân, dễ xảy ra khả năng có nơi thừa nơi thiếu, phân bổ nguồn lực tài chính chưa thực sự hợp lý.

Ba là, chấp hành dự toán chi chưa thật hợp lý

Việc giao dự tốn cho phịng và đơn vị cấp dưới sử dụng ngân sách chưa sát với thực tế nhu cầu của đơn vị dự tốn nên trong q trình chấp hành dự tốn chi cịn phải bổ sung, điều chỉnh dự toán, thể hiện sự hạn chế trong quản lý chi tiêu ngân sách. Một số khoản chi chưa thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Ví dụ khoản chi mua sắm sửa chữa tài sản năm 2017 đơn vị thống kế số lượng tài sản cần mua sắm theo phương thức mua sắm tập trung cấp Bộ đối với một số tài sản khơng thực hiện chi, hủy dự tốn 200 triệu đồng. Nguyên nhân là do quá trình triển khai phương thức mua sắm tập trung cấp Bộ đơn vị tổng hợp chậm muộn quá thời hạn bổ sung theo quy định,…

Việc phân bổ ngân sách cho các đơn vị sử dụng còn chậm so với thời gian quy định của Luật NSNN. Tình trạng lãng phí trong chi NSNN cịn lớn và tương đối phổ biến, số hủy dự toán tương đối nhiều.

Chưa tính tốn, xác định được hiệu quả chi ngân sách. Hiện nay chúng ta đang quản lý NSNN theo đầu vào mà chưa tính đến kết quả đầu ra, nói cách khác là hiệu quả KTXH của các khoản chi tiêu ngân sách chưa được quan tâm đầy đủ. Việc quản lý chi tiêu chủ yếu dựa vào hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ có sẵn, kết quả là khơng thể đánh giá được hiệu quả của mỗi đồng kinh phí thường xuyên đã sử dụng.

Bốn là, quyết toán, kiểm tra, thanh tra và giám sát còn một số bất cập

Báo cáo quyết toán của một số đơn vị chưa đảm bảo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu, khi nộp vẫn còn phải sửa chữa, điều chỉnh gây tình trạng chậm quyết tốn. Cụ thể ở đơn vị dự toán cấp dưới và các Ban quản lý dự án quyết toán chậm hơn so với quy định, ảnh hướng đến toàn bộ quyết toán Cục Trẻ em. Nguyên nhân là do một số kế toán của đơn vị trực thuộc chưa vững về chun mơn, nhiều khi hạch tốn cịn sai sót khiến đơn vị phải sửa chữa nhiều lần, tốn nhiều thời gian dẫn đến quá trình tổng hợp báo cáo quyết tốn.

Hàng năm Phịng TCKT của Cục Trẻ em thẩm tra quyết toán tại Trung tâm tư vấn và Dịch vụ truyền thông. Khối lượng công việc rất lớn nhưng cán bộ phụ trách cịn ít, q trình thực hiện quyết tốn dài, việc quyết tốn chưa kỹ, cịn mang tính hình thức và cịn có thái độ nể nang trong cơng tác xét duyệt quyết tốn đối với đơn vị cấp dưới.

Chất lượng lập báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách cấp dưới chưa thật sự cao. Chất lượng thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chưa cao, đơi khi cịn mang tính hình thức, chưa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định mà thường chỉ rút kinh nghiệm.

Kế toán, thanh tra, kiểm tra chưa mang lại hiệu quả cao, còn ngại đụng chạm, thiếu kiên quyết xử lý đối với các đơn vị có sai phạm về hành chính. Chưa có sự phối hợp với thanh tra phân tích hiệu quả sử dụng kinh phí thường

xuyên để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách.

Đôi khi có một số sai phạm của đơn vị cấp dưới thì cịn có nể nang, ngại đụng chạm nên thay vì chỉ rõ ra các cá nhân có sai phạm, thì thường chỉ chung lỗi ở tập thể, dẫn đến hình thức kỷ luật chưa có tính răn đe.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại cục trẻ em, bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)