Ban hành văn bản về phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 32 - 34)

- Kiểm toán nhà nước: có trách nhiệm kiểm tốn nhằm phịng ngừa,

1.2.3.1. Ban hành văn bản về phòng, chống tham nhũng

Ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác PCTN, bao gồm: - Ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, triển khai các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về PCTN.

- Ban hành các văn bản về chủ trƣơng và chỉ đạo thực hiện các nội dung cơng tác phịng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng.

Thể chế nói chung và thể chế về PCTN nói riêng cùng với chuẩn mực đạo đức trên các lĩnh vực là yếu tố cơ bản, có tác dụng ngăn chặn từ gốc hành vi tham nhũng. Cần phải tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, bổ sung, sửa đổi, hồn thiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc để đảm bảo cơng tác PCTN có hiệu lực, hiệu quả, nhất là xây dựng các quy chế nội bộ, các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức áp dụng đối với cán bộ, đảng viên, ngƣời đứng đầu; xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế xã hội và thể chế về PCTN theo Cƣơng lĩnh xây dựng dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên CNXH,

Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng chính sách, pháp luật sẽ hạn chế đƣợc các tác động tiêu cực, ngăn chặn nguy cơ nảy sinh tham nhũng từ khi xây dựng chính sách.

Hiến pháp năm 2013 và nhiều Bộ luật, Đạo luật, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ và các quy định chi tiết để thi hành của các bộ, ngành Trung ƣơng đƣợc ban hành đã tạo hành lang pháp lý quan trọng về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN. Những hạn chế, bất cập trong các quy định hiện hành về quản lý kinh tế - xã hội tạo kẽ hở cho tham nhũng đang tiếp tục đƣợc sửa đổi, bổ sung, khắc phục. Hệ thống các quy định của Đảng, Nhà nƣớc về PCTN hiện nay cơ bản đáp ứng cơ sở chính trị, pháp lý cho công tác PCTN.

Nhiệm vụ tham mƣu ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về PCTN chủ yếu do Thanh tra Chính phủ thực hiện với những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

- Trình Chính phủ dự thảo văn bản trong thẩm quyền về PCTN theo chƣơng trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Thanh tra Chính phủ đã đƣợc phê duyệt và các Dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác theo sự phân cơng của Chính phủ.

- Trình Thủ tƣớng Chính phủ chiến lƣợc, chƣơng trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm về PCTN; các dự thảo Quyết định, Chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Thủ tƣớng Chính phủ.

- Ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về PCTN.

Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Luật; hàng năm Thanh tra Chính phủ hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra năm, Uỷ ban nhân dân các tỉnh ban hành các văn bản pháp luật, kế hoạch công tác PCTN hàng năm và các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về

công tác PCTN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)